Trọng tài có tiền khi rút thẻ ở Vietbank Cup
Vị vua áo đen lập tức có tiền đút túi khi phạt thẻ vàng hay thẻ đỏ với cầu thủ trên sân ở giải giao hữu tiền V-League tổ chức tại Gia Lai.
Trọng tài được nhận tiền khi rút thẻ phạt ở Vietbank Cup. Ảnh: ĐH.
Vietbank Cup có 7 đội tham dự gồm chủ nhà HAGL, Thanh Hóa, SLNA, Ninh Bình, Đồng Tâm, CLB Hà Nội và Khánh Hòa. Bầu Đức tuyên bố sẽ đứng ra lo hết chi phí tổ chức cho giải đấu. Tuy vậy, quy định phạt tiền cho thẻ phạt của cầu thủ lại gây khá nhiều tranh cãi. Theo quy định, đội nhận mỗi thẻ vàng bị phạt 500 nghìn đồng, thẻ đỏ trực tiếp phạt hai triệu đồng và thẻ đỏ do hai thẻ vàng phạt một triệu đồng.
Tuy nhiên, theo thành viên của một CLB dự giải, các trọng tài tỏ ra lạm dụng quyền rút thẻ của mình do quy định của BTC. Chính cách sử dụng thẻ phạt quá xông xênh khiến tâm lý cầu thủ bị ảnh hưởng.
Theo Giám đốc điều hành CLB HAGL đây là quy định để đối phó với tình trạng chơi bóng quá thô bạo của các đội dự giải. Thật vậy, chỉ là một giải giao hữu nhưng các cầu thủ thi đấu quyết liệt. Kể cả khi có quyết định phạt nói trên, các đội vẫn phải nộp tiền vài triệu tới gần 10 triệu đồng mỗi trận. Toàn bộ số tiền thu được từ các đội sẽ trực tiếp rơi vào túi các trọng tài bắt trận đấu đó.
“HAGL bỏ ra mấy tỷ đồng để tổ chức giải đấu nên mấy chục triệu này không có ý nghĩa gì. Số tiền này thuộc về các trọng tài”, ông Huỳnh Mau cho biết.
Các đội vô địch, á quân và xếp thứ ba ở Vietbank Cup sẽ nhận tiền thưởng là 500, 300 và 200 triệu đồng. Ngày 8/12, hai cặp bán kết sẽ diễn ra giữa Khánh Hòa – CLB Hà Nội, SLNA và Đồng Tâm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mua bán ở V.League: Có tiền là có tiên?
Trong bóng đá chuyên nghiệp tiền rất quan trọng, nhưng tiền chưa hẳn là tất cả, bởi có những vấn đề khác sẽ giúp bóng đá kiếm được... nhiều tiền hơn.
Người ta nói bóng đá chuyên nghiệp thường đi kèm với thực dụng, và sự thực dụng ấy được tiêu biểu bằng... tiền. Thậm chí một ông bầu đã lên báo để chỉ trích cầu thủ bây giờ thực dụng quá, sống chỉ biết có tiền chứ chẳng quan tâm đến vấn đề khác. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn như thế.
Ai cũng biết giá chuyển nhượng của các cầu thủ ngày càng leo thang vượt bậc, thậm chí gây ra những điều tiếng không tốt khi so sánh với những ngành nghề khác trong xã hội. Thế nhưng, người ta cũng hiểu bóng đá là một thú chơi nhiều rủi ro và đời cầu thủ lại rất ngắn ngủi, nên việc cầu thủ cố gắng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt trong thời gian còn thi đấu đỉnh cao âu cũng hợp lý và có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu vì thế mà trách các cầu thủ sống thực dụng và chỉ biết đến tiền e có phần quá lời. Vì với số đông cầu thủ, tiền chưa hẳn là tất cả với họ.
Còn nhớ hồi cuối mùa giải 2010, tiền đạo Quang Hải đã hết hợp đồng với CLB K.Khánh Hòa và vẫn mong muốn ở lại với đội bóng này, dù mức tiền lót tay mà đội bóng phố Biển đưa ra cho anh chỉ khoảng 5 tỷ đồng cho 3 mùa thi đấu. Thế nhưng sau đó, chính K.KH đã quay lưng với Quang Hải khi cứ khất lần thời gian tái ký hợp đồng khiến tiền đạo này đâm nản. Đúng lúc ấy, một số CLB khác đã nhảy vào chào mời Quang Hải về thi đấu. Và Hải đã chọn Navibank SG vì nhìn thấy đây là đội bóng có nhiều khát khao trong việc chinh phục ngôi cao, điều mà K.Khánh Hòa và một số CLB khác chưa chắc có được, chứ không hẳn là vì số tiền lót tay mà đội bóng Sài Gòn chào mời anh.
Thậm chí, Tài Em - một cầu thủ được xem là "biểu tượng" của bóng đá Long An - cũng đã rời CLB ĐT.LA để về với Navibank SG, vì ngoài tiền lót tay cao hơn, Tài Em ra đi cũng vì đã thấy ĐT.LA chẳng còn mấy khát vọng và cách làm bóng đá đã lạc hậu.
Kết quả, sự ra đi của 2 cái tên kể trên là hoàn toàn có lý khi 2 đội bóng cũ của họ 1 rớt hạng, 1 phải chạy trối chết để tìm đường trụ hạng, trong lúc CLB Navibank SG mà những cầu thủ này đang khoác áo dù cũng trầy trật ở V.League, nhưng chí ít cũng có 1 cái Cúp QG để an ủi. Đặc biệt là Quang Hải - anh vui lắm khi cuối cùng cũng có được 1 danh hiệu trong hệ thống thi đấu quốc gia làm "của để dành".
Ngoài những cái tên kể trên, hiện nay những cầu thủ có tên tuổi khi chọn lựa đội bóng mới để đầu quân thì tiêu chí hàng đầu chính là khát vọng chinh phục ngôi cao của đội bóng ấy đến đâu, chứ không phải là chọn nơi có tiền lót tay cao rồi sau đó thi đấu thế nào cũng được. Bởi khi ấy, ngoài việc ảnh hưởng đến tên tuổi, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương-thưởng theo từng trận đấu của họ, và đó mới là điều quan trọng "sống còn" nhất khiến tất cả phải cân-đong-đo-đếm cẩn trọng.
Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi những cái tên như B.BD, N.SG, HN.T&T, SHB.ĐN... khi bước vào thị trường chuyển nhượng luôn được các cầu thủ quan tâm chọn lựa hàng đầu, trong khi những đội bóng làng nhàng khác dù có tung tiền tỷ chào mời cũng chẳng mấy người quan tâm. Thậm chí, ngay cả ĐKVĐ như Sông Lam Nghệ An cũng chẳng dễ kiếm được người.
Chính vì thế, người ta bảo trong bóng đá chuyên nghiệp tiền rất quan trọng, nhưng tiền chưa hẳn là tất cả, bởi có những vấn đề khác sẽ giúp giới bóng đá kiếm được... nhiều tiền hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Điểm mặt' 4 kiểu nam giới hay 'ăn vụng' Cuộc sống, hoàn cảnh và cả bản năng sẽ khiến những mẫu người đàn ông này bước vào con đường phiêu lưu tình ái. Mẫu 1: Sướng từ bé Chàng của bạn hồi bé có hư không? Bố mẹ chàng có nuông chiều và luôn giúp đỡ chàng về chuyện tài chính? Hay chàng đã bao giờ mua quan bán chức, nhờ thi...