Trồng sâm trên độ cao 1.400m ở Lâm Đồng, vừa chất vừa năng suất
Mới đây, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc và Công ty CP Sâm Việt VGC đã tổ chức hội thảo quốc tế về “ Phát triển sâm Việt Nam công nghệ cao lần thứ nhất tại Lâm Đồng”.
Tại hội thảo này, các nhà khoa học cho rằng, sâm Việt Nam nếu trồng bằng hạt trên đất bằng với mái che nhân tạo và công nghệ mới tại độ cao 1.400m ở Lâm Đồng sẽ cho năng suất cao, hàm lượng saponin vượt trội so tiêu chí dược điển Việt Nam.
Theo TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều cây dược liệu quý, trong đó có sâm Việt Nam. Những năm qua, sâm Việt Nam là một trong những cây trồng được quan tâm tại địa phương và được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu nhân giống bằng in vitro, phân tích, xác định hàm lượng saponin…
Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố với quốc tế, khẳng định đây là cây sâm quý của Việt Nam và trên thế giới. Qua 5 năm thử nghiệm (2014 – 2019) cho thấy, việc trồng sâm Việt Nam tại Lâm Đồng là hoàn toàn khả thi. Cây sâm trồng từ hạt có tỷ lệ nảy mầm, ra hoa, năng suất cây trồng cao.
Việc trồng thành công sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam. Ảnh: V.L
Video đang HOT
GS – TS Nguyễn Minh Đức – Trưởng khoa Dược (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), một trong những nhà khoa học trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả trồng cây sâm tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ mới có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam.
“Lần đầu tiên, cây sâm được trồng đại trà trên cánh đồng phẳng với mái che nhân tạo. Cũng là lần đầu tiên cây sâm được di thực thành công đến Lâm Đồng là nơi có độ cao thấp hơn, khí hậu có nhiệt độ trung bình cao hơn và cách xa vùng sâm bản địa Ngọc Linh. Việc này mở ra triển vọng ở nhiều địa phương cho đất nước ta. Từ Lâm Đồng trở lên với độ cao và nhiệt độ như vậy thì đều có thể trồng sâm” – ông Đức nhận định.
TS Phạm S cũng cho biết, từ những kết quả đạt được, sắp tới, địa phương sẽ giao cho Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa quy trình canh tác theo hướng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng sẽ tiếp cận quy trình để từng bước chuyển giao phát triển sản xuất quy mô lớn trong thời gian tới tại tỉnh.
Được biết, sâm Việt Nam còn gọi là sâm Ngọc Linh, sâm K5… được phát hiện đầu tiên vào năm 1973, ở độ cao 1.800m tại vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Các công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực công bố đến nay đã chứng minh được sâm Việt Nam là loại sâm quý của Việt Nam và thế giới.
Theo Danviet
Lâm Đồng công bố dịch tả lợn Châu Phi, thực hiệp cấp bách 4 nội dung
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi trên toàn tỉnh và yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện cấp bách 4 nội dung.
Ngày 4/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.
Lâm Đồng là tỉnh phát hiện dịch tả lợn Châu Phi khá muộn, tuy nhiên cũng như các tỉnh khác, dịch lây lan rất nhanh qua các huyện trên địa bàn.
Tính đến nay, các vùng có dịch gồm các xã: Liên Hiệp, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà), xã Tân Lâm (huyện Di Linh), xã Lộc Nga (TP. Bảo Lộc, xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên). Vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 3 km bao quanh vùng có dịch và vùng đệm nằm trong phạm vi 10 km bao quanh vùng có dịch.
Dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rất nhanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tới chiều 4/7, theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, các địa phương có ổ dịch đều đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chốt chặn 24/24h, tuần tra tuyến đường ra vào ổ dịch.
Bên cạnh việc công bố dịch tả trên toàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương thực hiện cấp bách 4 nội dung:
1. Các địa phương phải chủ động huy động và bố trí mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp cấp bách bao vây vùng dịch trên địa bàn; nhanh chóng khống chế dập dịch, không để lây lan ra vùng lân cận; xử lý tiêu hủy triệt để đàn lợn mắc bệnh theo quy định.
Các địa phương cần chủ động huy động và bố trí mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp cấp bách bao vây vùng dịch trên địa bàn
2. Các địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh, có phương án xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra.
3. Sở NNPTNT nhanh chóng phối hợp với UBND các địa phương có dịch triển khai công tác chống dịch, tập trung mọi nguồn lực để dập dịch; khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NNPTNT hướng dẫn các địa phương có dịch triển khai chính sách, hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy theo quy định hiện hành.
Theo Danviet
Sau lũ, cam rụng đầy gốc, nông dân Bảo Lộc khóc ròng Trận lũ lịch sử tại xã Đại Lào (TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã đi qua cách đây 10 ngày nhưng người dân địa phương vẫn chưa hết bàng hoàng và xót xa trước những thiệt hại mà "mẹ thiên nhiên" để lại. Sau 10 ngày xảy ra trận lũ lịch sử tại xã Đại Lào, PV DANVIET.VN đã quay trở lại hiện...