Trồng sâm Ngọc Linh bằng công nghệ 4.0
Hai sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã áp dụng công nghệ mới để sâm Ngọc Linh từ một dược liệu quý và hiếm sẽ không còn hiếm nữa.
Đó là nội dung đề án Dược liệu 4.0 (Trồng nhân sâm bằng phương pháp khí canh trên quy mô công nghiệp) của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tuấn, sinh viên công nghệ sinh học và Hoàng Diễm Hằng, sinh viên Khoa công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Dự án vừa đoạt giải nhất chung kết Giải thưởng tài năng Lương Văn Can năm 2019 với tổng giá trị 100 triệu đồng tiền mặt.
Bỗng dưng mê sâm Ngọc Linh
Sau khi chế tạo thành công máy trồng rau mầm bằng phương pháp khí canh vào tháng 3-2019, Tuấn trồng thử nghiệm cây sâm Hàn Quốc và đạt kết quả tốt. Từ đó anh bắt đầu tìm hiểu thêm với mong muốn ứng dụng công nghệ này trên cây sâm Ngọc Linh.
“Một tháng 30 ngày thì em mất 25 ngày để mày mò tìm thông tin về sâm Ngọc Linh. Càng tìm hiểu em thấy đó là loài cây tuyệt vời, không chỉ về giá trị kinh tế, lợi ích sức khỏe, tinh thần mà còn cả giá trị văn hóa. Từ đó em mong muốn làm gì đó thực sự thiết thực cho nông nghiệp Việt Nam” – Tuấn tâm sự.
Qua tìm hiểu, Tuấn biết sâm Ngọc Linh là loại dược liệu rất quý. Tuy nhiên, nguồn dược liệu quý này đang ngày càng khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức mà thiếu sự bảo tồn.
Đó là chưa kể do nhu cầu cao nên trên thị trường sâm thật, sâm giả lẫn lộn, khó phân biệt. Trong khi đó, việc nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta còn tự phát, quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào địa lý, thời tiết và mùa vụ. Việc chưa có định hướng phát triển bền vững cũng dẫn đến sản lượng, chất lượng, giá cả dược liệu không ổn định.
“Tại sao nhắc tới Hàn Quốc người ta nhớ đến nhân sâm Hàn Quốc mà nhắc tới Việt Nam không phải sâm Ngọc Linh? Em muốn tạo ra sâm Ngọc Linh thương phẩm, có giá trị dinh dưỡng ổn định mà không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết” – Tuấn nói.
Video đang HOT
Từ đó, cậu sinh viên táo bạo bắt đầu thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh theo phương pháp khí canh (dạng hơi sương) đầu tiên ở Việt Nam.
Nguyễn Hữu Tuấn và Hoàng Diễm Hằng nhận giải thưởng cao nhất tại chung kết Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2019.
Nghỉ ít hơn, giảm đi chơi để làm việc
Tuấn giải thích nếu áp dụng công nghệ khí canh vào trồng sâm sẽ thu được các dòng sản phẩm đa dạng như cây giống, củ, thân, lá, quả… Người trồng cây theo dõi 24/24 giờ các thông số về môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng, độ ẩm đất và nồng độ khí CO2. Từ đó điều chỉnh các thông số thích hợp giúp cây phát triển ổn định.
Ngoài ra, phương pháp này giúp cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh. Tỉ lệ đồng đều cao vì nhân giống theo phương pháp in vitro (nuôi cấy mô bằng tế bào thực vật), thu được rễ tơ nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng cây. Việc ứng dụng công nghệ cũng giúp người dùng truy được nguồn gốc hàng hóa, thời gian sinh trưởng phát triển của cây.
Tuấn tâm sự thực hiện dự án trên quy mô công nghiệp là ước mơ của anh nhưng nó không hề đơn giản vì cần nguồn kinh phí lớn, nghiên cứu lâu dài. Hiện Tuấn đang nghiên cứu nhân giống ban đầu theo quy mô nhỏ. “Vì có đam mê lớn với sâm Ngọc Linh nên khi tham gia cuộc thi em bỏ ra rất nhiều tâm sức. Việc học theo đó bị chậm nhiều so với các bạn, thi tiếng Anh hay tin học cũng bỏ lỡ. Bù vào đó dự án đoạt giải cao nhất và hiện đã có nhà đầu tư ban đầu nên em vui lắm” – Tuấn hồ hởi.
“Năm nay em sẽ nghỉ tết ít hơn, ít đi chơi hơn, tiết kiệm tiền tập trung vào dự án. Em sẽ nghiên cứu thật kỹ làm sao đạt được hiệu quả cả về chất lượng lẫn số lượng để sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Em tin Hàn Quốc đã làm được điều đó với nhân sâm của họ thì thời gian tới em cũng sẽ làm được điều tương tự với sâm Ngọc Linh” – Tuấn quả quyết.
Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2019 thu hút 2.000 sinh viên đến từ 16 trường đại học trong và ngoài nước tham gia.
Đề án Dược liệu 4.0 (Trồng nhân sâm bằng phương pháp khí canh trên quy mô công nghiệp) giành giải nhất Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2019. Giải nhì thuộc về Thùng rác thông minh FOW của hai thí sinh Huỳnh Tấn Long và Nguyễn Bảo Châu (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM). Chế phẩm sinh học TDM EM Beta giúp sản xuất phân hữu cơ từ phế liệu trồng nấm của nhóm thí sinh Huỳnh Văn Sĩ, Phạm Tuấn Anh, Trương Diễm Linh (Trường ĐH Thủ Dầu Một) giành giải ba.
Hai giải khuyến khích thuộc về Đũa Việt của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Triac Farm – Hệ thống giám sát, điều khiển và cảnh báo vườn rau của Trường ĐH Thủ Dầu Một.
Theo PLo
Hội nghị quốc tế về mạng Công nghiệp và hệ thống thông minh
Ngày 19/8, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã khai mạc Hội nghị quốc tế EAI lần thứ 5 về mạng Công nghiệp và hệ thống thông minh (5thEAI International Conference on Industrial Networks and Intelligent Systems).
Các đại biểu quốc tế và Việt Nam tham dự Hội nghị INSICOM 2019
Hội nghị EAI lần thứ 5 tập trung vào các đề tài nghiên cứu như: trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, mạng công nghiệp và ứng dụng, ứng dụng và phương pháp tiếp cận tập trung vào người dùng cho mạng 5G...
Gần 50 nhà khoa học đến từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản... đã tham dự và trao đổi thông tin về công nghệ tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0, các giải pháp công nghệ kỹ thuật ứng dụng công nghệ cho thành phố thông minh.
G.S Dương Quang Trung - Đại học Belfast (Vương Quốc Anh) cho biết: Thực tế hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ số vào việc phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam.
Việc tổ chức những Hội thảo như vậy là dịp để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội nghiên cứu và áp dụng các thành quả nghiên cứu của mình vào thực tiễn phát triển đất nước trong thời đại 4.0.
Các đại biểu bên lề hội nghị
GS. TS. Nguyễn Hay - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Thời gian qua, nhà trường quan tâm và không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp và đã đạt nhiều thành tựu.
"Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã nhiều lần tổ chức các hội thảo về công nghệ số nhằm học hỏi, trao đổi, chia sẻ các ý tưởng. Qua các hoạt động trên, ngoài việc thúc đẩy tinh thần nghiên cứu khoa học nơi sinh viên, nhà trường còn mong muốn khuyến khích sinh viên tăng cường các kỹ năng khai thác công nghệ, trau dồi ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời đại công nghệ số.
Đặc biệt, qua hoạt động của hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia các em sinh viên sẽ có thêm cơ hội học hỏi, tự tin hội nhập với nguồn nhân lực chất lượng trong nước và khu vực"- GS Nguyễn Hay nói.
Theo Giáo Dục Thời Đại
Trồng sâm Ngọc Linh theo công nghệ mới hoàn toàn khả thi Áp dụng khoa học công nghệ vào trồng sâm Ngọc Linh dưới mái che ở Lâm Đồng bước đầu đã đem lại kết quả tốt - cây cho năng suất và chất lượng cao. Ngày 16/8, tại thành phố Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hiệp hội Sâm Hàn Quốc và Công ty cổ phần Sâm Việt tổ chức Hội...