Trồng rừng ngập mặn ngăn biển xâm nhập, bảo vệ đê xung yếu
Nhằm hạn chế tình trạng nước biển xâm nhập, bảo vệ các tuyến đê xung yếu về mùa mưa bão, tỉnh Quảng Trị đã triển khai trồng nhiều diện tích rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển.
Ngày 19/2, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Chia sẻ dân sự toàn cầu (GCS), Công ty TNHH Dữ liệu Doanh nghiệp Hàn Quốc triển khai Dự án xây dựng mô hình rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị.
Dự án rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị được triển khai thực hiện tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, với quy mô 1ha do Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn Quảng Trị làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Dữ liệu doanh nghiệp Hàn Quốc tài trợ.
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (thứ 2, bên trái) trồng cây rừng ngập mặn
Quảng Trị nằm trong số các địa phương thường chịu ảnh hưởng rất lớn của hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là thiên tai như bão, lụt, hạn hán… ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất và tính thất thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến đổi khi hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ lên các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị. Theo báo cáo năm 2016, tổng thiệt hại do thiên tai, môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Chính vì thế, việc ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có những chủ trương, chính sách kịp thời để thực hiện nhiệm vụ này và đạt được những kết quả nhất định. Địa phương đã ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách cho các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu, huy động vốn vay ưu đãi và khai thác các nguồn hỗ trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu…
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA hiện là đơn vị hỗ trợ tỉnh Quảng Trị thực hiện Chương trình “Hạnh phúc Quảng Trị”, trong đó hợp phần môi trường đã triển khai trồng 60 ha rừng trên cát ven biển tỉnh Quảng Trị để ứng phó với biển đổi khí hậu. Đồng thời, thông qua Tổ chức Dân sự toàn cầu (GCS) đã kêu gọi Công ty TNHH Dữ liệu doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ tỉnh thực hiện Dự án xây dựng mô hình rừng ngập mặn tại khu vực sông Thạch Hãn, xã Triệu Phước, Triệu Phong.
Video đang HOT
Khi diện tích cây rừng ngập mặn lên xanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tuyến đê biển xung yếu, ngăn chặn nước biển xâm nhập
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết: Việc trồng thành công 1 ha diện tích rừng ngập mặn đảm bảo tỷ lệ sống của rừng trên 85% sẽ tạo đai rừng ngập mặn bảo vệ đê sông, ổn định bãi, giảm thiểu thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn, tạo hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện sinh kế, mở ra một hướng mới về phát triển kinh tế theo hướng bền vững với môi trường và phát huy vai trò “tường xanh” ngăn chặn thảm họa cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
Tiến Nhất
Theo Dantri
Gấp rút hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường cho ngư dân
Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tại cuộc họp về tình hình chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Ông Chính yêu cầu các địa phương, các sở, ngành liên quan sớm xử lý số hải sản niêm phong, nếu đảm bảo chất lượng thì cho sử dụng. Còn số hải sản được xác định do nhiễm độc đã tiêu hủy, các cơ quan tiến hành bồi thường cho nhân dân trước Tết theo quy định của Chính phủ.
Theo báo cáo của Sở NN-PT&NT tỉnh Quảng Trị, thực hiện Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Chính phủ về việc chi trả bồi thường cho các hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
Các địa phương triển khai chi trả tiền đền bù cho ngư dân
Trong đợt 1, tỉnh Quảng Trị được Trung ương phân bổ 500 tỉ đồng, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh Quảng Trị đã cấp kinh phí cho các địa phương gồm: huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng với tổng số tiền 223,6 tỷ đồng. Từ số tiền trên, các địa phương đã tiến hành thẩm định, rà soát và hỗ trợ cho các đối tượng chủ tàu, thuyền; lao động trên tàu, các hộ nuôi trồng thủy sản. Các địa phương đã chi trả được 206,5 tỷ đồng, chưa chi trả hơn 17 tỷ đồng, do một số lao động đã đi nước ngoài, các lao động kê khai trùng với các địa phương khác hoặc chưa thống nhất mức giá đền bù...
Theo thống kê của cơ quan chức trách, hiện tỉnh Quảng Trị còn tồn kho khoảng 1.543 tấn hải sản. Trong đó, các cơ quan đã tiến hành tiêu hủy gần 54 tấn hàng thủy sản (huyện Vĩnh Linh là 30,5 tấn và huyện Gio Linh hơn 23,2 tấn).
Số lượng hàng thủy sản tồn kho chưa tiêu hủy được là 1,470 tấn (Vĩnh Linh 1.319 tấn, Gio Linh 127 tấn, Triệu Phong 8,6 tấn, Hải Lăng 15,6 tấn). Đây chủ yếu là hàng hải sản bị biến đổi màu sắc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hải sản hư hỏng, suy giảm chất lượng, bốc mùi... Hầu hết các sản phẩm thủy sản tồn kho nói trên được các cơ sở thu mua thừ tháng 3-8/2016.
Sự cố môi trường khiến sản phẩm thủy sản bị sụt giá trong thời gian dài
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương phải tiếp tục rà soát lại các đối tượng còn chưa đồng tình phương án bồi thường để điều chỉnh bổ sung. Thống kê nhóm đối tượng mới: dịch vụ, du lịch, thương mại, lao động không thường xuyên nhưng là lao động chính, đa số là đối tượng nghèo để đền bù. Phê duyệt, áp giá bổ sung để sớm để chi trả kinh phí cho nhân dân trước Tết nguyên đán.
Ông Chính yêu cầu các huyện triển khai ngay việc chi trả để toàn bộ số tiền phê duyệt đợt này được chi trả cho người dân trước Tết Nguyên đán
Ông Chính nhấn mạnh, cần sớm xử lí số hải sản niêm phong, đã tiêu hủy, giao Sở Công thương phối hợp với Sở NN-PTNT khẩn trương thực hiện. Đối với hải sản đã niêm phong có thống kê thì tháo niêm phong để sử dụng nếu đảm bảo chất lượng. Với hàng không bảo đảm do nhiễm độc, đã tiêu hủy, các cơ quan tiến hành bồi thường theo quy định Chính phủ trước Tết.
"Các huyện phải triển khai ngay, để toàn bộ số tiền phê duyệt đợt này được chi trả cho người dân trước Tết Nguyên đán. Do đó cần làm sớm để đưa về cho người dân chi tiêu trong Tết Nguyên đán, và động viên người dân sử dụng khoản tiền này để đầu tư, chuyển đổi sinh kế", ông Chính nói.
Hiện tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở NN-PT&NT tích cực xây dựng đề án chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm, ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho ngư dân vùng biển.
Qua đó, tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ NN-PT&NT quy định rõ đối tượng được kê khai, đền bù thiệt hại: kinh doanh dịch vụ, du lịch, thương mại ven biển. Bổ sung thêm đối tượng là người lao động phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Kiến nghị Chính phủ áp mức định đền bù, hỗ trợ cho nhóm tàu trên 90CV và lao động trên tàu ngang với nhóm tàu từ 50-90CV. Trên thực tế, nhóm này vẫn duy trì việc khai thác, song giá hải sản rất thấp, lợi nhuận thu được không đủ bù đắp chi phí hoạt động.
Đăng Đức
Theo Dantri
Tỉnh Quảng Trị đã chi trả hơn 220 tỷ đồng hỗ trợ vụ Formosa Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị mới tạm cấp hơn 220 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chi trả bồi thường cho các chủ tàu, thuyền và lao động biển bị ảnh hưởng do sự cố môi trường. Báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết,...