Trồng rừng để giữ mãi màu xanh Việt Nam
Dự án trồng rừng sản xuất tại thị xã Bắc Kạn vừa được khởi động với mục tiêu đến năm 2016 sẽ phủ xanh 490 ha rừng phòng hộ. Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh triển khai với sự tham gia hỗ trợ của Honda Việt Nam.
Dự án Trồng rừng Sản xuất tại thị xã Bắc Kạn là dự án do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bắc Kạn xây dựng dưới sự tư vấn kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), và sự hướng dẫn về chuyên môn của Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tổng thời gian của dự án là 8 năm, trong đó 4 năm đầu tiên (từ 2013 – 2016), dự án sẽ tiến hành trồng rừng phủ xanh 490 ha rừng phòng hộ tại 2 xã Nông Thượng, Xuất Hóa của thị xã Bắc Kạn.
Những năm tiếp theo, dự án sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc, tỉa thưa và bảo vệ cây trồng và việc khai thác sẽ bắt đầu từ năm 2020.
2 loài cây chính của dự án là cây mỡ và keo tai tượng, 2 loài cây được nghiên cứu là phù hợp với tính chất của đất ở Bắc Kạn, chịu được khí hậu nơi đây và mang lại lợi ích kinh tế cao. Trong đó cây mỡ là cây trồng chính – 380 ha và cây keo tai tượng là 110 ha. Trong khuôn khổ của dự án, sẽ có khoảng 350 hộ dân của 2 xã Nông Thượng, Xuất Hóa của thị xã Bắc Kạn tham gia trực tiếp vào dự án này bằng việc ký hợp đồng trồng rừng và tiến hành trồng, bảo vệ, chăm sóc và khai thác cây trồng.
Video đang HOT
Dự kiến, sau 8 năm triển khai, dự án sẽ thu được 73.500 m3 gỗ mang lại lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng. Điểm đặc biệt là các hộ dân tham gia dự án sẽ được hưởng lợi 100% từ việc bán sản phẩm gỗ sau khi thu hoạch. Như vậy, dự án không chỉ góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn trực tiếp nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Tham gia vào dự án, với tư cách là nhà tài trợ duy nhất, trong tổng số 17 tỷ đồng chi phí dự án, Công ty Honda Việt Nam sẽ hỗ trợ 4,9 tỷ đồng trong vòng 8 năm (từ 2013 – 2020) tập trung vào các hoạt động: 100% chi phí xây dựng dự án, đào tạo kỹ thuật trồng rừng mới cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và người dân địa phương, 100% chi phí mua giống cây trồng chất lượng cao, hỗ trợ trực tiếp cho người dân 15% tổng chi phí nhân công chăm sóc và 10% tổng chi phí phân bón cho toàn bộ dự án. Đây là hoạt động tiếp nối thành công của dự án “Trồng rừng theo Cơ chế Phát triển Sạch (AR – CDM) tại tỉnh Hòa Bình” triển khai trước đó.
Theo Dantri
Tạo thuận lợi cho người dân đăng ký cư trú
Ngày 8-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tổ về 2 dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật việc làm.
Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, nhiều ĐBQH tán thành phương án giao cho HĐND cấp tỉnh, thành phố quy định định mức diện tích nhà ở tối thiểu để được đăng ký thường trú ở nội thành thành phố lớn. Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) nói: "Tôi rất đồng ý với quy định này, bởi trên thực tế đã từng xảy ra trường hợp chủ nhà ở có diện tích 20m2 nhưng bảo lãnh cho tận 25 người nhập hộ khẩu".
Quan tâm tới việc kiểm soát đăng ký cư trú và tạm trú của người dân ở địa phương, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, do sơ hở về đăng ký cư trú ở một số tỉnh, thành phố lớn, nên việc quản lý người dân di cư từ nơi khác đến còn nhiều bất cập, khó kiểm soát. Việc sửa Luật là cần thiết để khắc phục những bất cập này. Nhấn mạnh tình trạng gia tăng số vụ bóc lột lao động, xâm hại trẻ em trong thời gian gần đây, đại biểu Ngô Thị Minh đề nghị, bổ sung điều khoản yêu cầu có văn bản chấp thuận của người giám hộ hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho trẻ em dưới 16 tuổi. Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) cho rằng, nội dung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm chưa thực sự rõ ràng và chưa bao quát hết các hành vi giả mạo khác cũng với mục đích đăng ký thường trú do đó, cần rà soát lại để đảm bảo tính khả thi và đầy đủ của dự Luật hoặc chỉ quy định về nguyên tắc mà không quy định kiểu liệt kê...
Cũng tán thành nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú, nhưng đại biểu Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) nhận xét, những nội dung được sửa đổi còn ít, chưa giải quyết hết được nhiều bức xúc của các địa phương trong quá trình quản lý dân cư. "Trách nhiệm xác nhận diện tích nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ để làm thủ tục cho đăng ký thường trú là của ai? Kinh phí ở đâu? Dự luật cần làm rõ điều này". Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) góp ý, để tránh sức ép về phân bố dân cư không đồng đều gây mất cân bằng an sinh xã hội, cần triển khai cùng lúc nhiều biện pháp, nhất là về kinh tế - xã hội, chứ không riêng gì vấn đề hộ khẩu.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cũng cho rằng, việc quản lý chặt chẽ cư trú ở các tỉnh, thành phố lớn là rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú nên quy định rõ, mỗi người chỉ được đăng ký 1 nơi cư trú. Nếu người nào thường xuyên phải di chuyển thì phải báo cáo với chính quyền địa phương nơi thường xuyên ở nhiều nhất. Theo đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn), công dân cần có đăng ký về chỗ ở hợp pháp và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tạo điều kiện, đảm bảo thuận lợi cho người dân khi đăng ký cư trú, tạm trú, tránh gây thêm nhiều thủ tục phiền hà, không cần thiết.
Khẳng định mục tiêu chính của quản lý tạm trú là để quản lý sự di trú của người dân, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) góp ý: "Vấn đề là phải quản được anh rời khỏi chỗ này thì anh đến chỗ nào, chứ không phải là sổ mới hay cũ. Tôi đề nghị quy định, khi chuyển tạm trú đến nơi khác, công dân phải nộp lại sổ tạm trú cũ để được cấp phiếu di chuyển đến nơi mới. Đến nơi mới thì xuất trình phiếu di chuyển mới được đăng ký tạm trú mới".
Cũng liên quan tới dự án luật này, các ĐBQH đề nghị cần làm rõ quy định về điều kiện nhập khẩu, đăng ký thường trú trong những trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp để tránh gây khó khăn trong quá trình thực hiện sau này.
Cho ý kiến vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, phải khắc phục tình trạng thi đua, khen thưởng kiểu "đến hẹn lại lên". Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP Hồ Chí Minh) tán thành: "Cần khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, nổi bật, ví dụ như tấm gương em Nguyễn Văn Nam (Nghệ An) vừa qua đã hy sinh bản thân để cứu sống 5 em nhỏ".
Theo ANTD
Nữ sếp lớn miệt thị công nhân trong bữa ăn nói gì? Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty may Hồ Gươm phản bác lại lý do biểu tình của công nhân do bị ăn cơm sống rằng "không sống lắm, chỉ hơi sượng thôi" và cho rằng "Ban lãnh đạo công ty ăn được tại sao họ lại không ăn". Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch kiêm Tổng Giám...