Trồng rừng bồi hoàn ở Quảng Nam: Lấy 10, trồng lại 1!
Mặc dù các dự án thủy điện (TĐ) dày đặc ở Quảng Nam lấy mất cả chục ngàn hécta đất rừng, nhưng việc trồng rừng thay thế thì chẳng thấm vào đâu. Hầu hết các chủ đầu tư TĐ đều lần lữa, không thực hiện trồng rừng thay thế hoặc dây dưa không chịu chi trả kinh phí để các địa phương, đơn vị tổ chức trồng rừng thay thế.
Người dân tái định cư TĐ Sông Tranh 2 trở thành “lâm tặc” để kiếm sống vì không đất sản xuất. Ảnh: T.T.Thư
Mới trồng 300ha rừng thay thế
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích đất rừng dự kiến thu hồi để đầu tư các công trình TĐ là 11.384ha, trong đó diện tích đã thu hồi đến nay là 7.047,68ha. So với tổng diện tích đất rừng và đất khác của các huyện miền núi đã thu hồi để triển khai các dự án kinh tế – xã hội, thì diện tích dự kiến thu hồi để thực hiện các công trình TĐ chiếm đến 34,6%.
Cụ thể, 10 công trình TĐ theo quy hoạch bậc thang sông Vu Gia-Thu Bồn chiếm 8.717ha, 34 công trình TĐ vừa và nhỏ chiếm 2.666ha. Cạnh đó, hơn 282ha rừng phải nhường chỗ cho hành lang đường điện các dự án TĐ. Thêm nữa, 14 chủ đầu tư các dự án TĐ đang trình UBND tỉnh phê duyệt cấp thêm 2.156,45ha đất rừng sử dụng cho mục đích thủy điện.
Video đang HOT
Chủ trương chung của tỉnh là yêu cầu các chủ đầu tư phải trồng lại diện tích rừng tương đương với diện tích rừng và đất rừng mà dự án chiếm dụng. Đến nay, mới chỉ có một số ít các chủ đầu tư TĐ được UBND tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm: A Vương, Sông Côn 2, Sông Bung 4, Tà Vi, Sông Bung 5, Đăk Mi 4, Tr’Hy.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư TĐ cũng chỉ mới trồng và khoanh nuôi tái sinh được tổng cộng gần 300ha rừng. Một con số quá nhỏ nhoi so với diện tích đất rừng bị mất, phải được chủ đầu tư TĐ trồng rừng thay thế. Hầu hết các chủ đầu tư TĐ đều lần lữa, không lập phương án trồng rừng thay thế, hoặc có phương án rồi nhưng không trồng, cũng không chuyển kinh phí cho các địa phương đơn vị tổ chức trồng. Cụ thể, như Cty CP TĐ Geruco Sông Côn 2, mặc dù đã có phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt từ đầu năm 2011, nhưng mãi đến nay vẫn không chịu chi trả kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng để BQL rừng phòng hộ Sông Côn thực hiện trồng thay thế 70ha rừng.
Thuỷ điện mở đường cho lâm tặc
Thực tế cho thấy, các chủ đầu tư TĐ chỉ chăm chăm vào việc xây dựng công trình và thu lợi nhuận, mà vô trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế, chưa kể đến những hệ lụy gây ra trong công tác tái định cư, bồi hoàn đất sản xuất cho dân… Chưa nói đến việc, tính đa dạng sinh học trong rừng trồng không cao, khi trồng thông thường chỉ trồng 1 loại cây, không tạo thành các quần thể sinh thái, chưa thể là nơi ở lý tưởng cho các loài động vật di cư. Do vậy, dù các chủ đầu tư có trồng rừng thay thế theo kiểu “một đổi một” thì vẫn không thể giữ được giá trị rừng, vẫn không thể nào “thay thế” được.
Trong cuộc họp mới đây của tỉnh để rà soát, loại bỏ TĐ, lãnh đạo các huyện Nam Trà My, Đông Giang, Nam Giang… đều phản ánh tình trạng chủ đầu tư TĐ không cấp đất sản xuất cho dân tái định cư, khiến họ phải phá hàng trăm hécta rừng lấy đất sản xuất, hoặc TĐ thi công mở đường cho lâm tặc phá rừng, khai thác vàng…
Như TĐ Sông Tranh 2 đầy tai tiếng tại huyện Bắc Trà My, chủ đầu tư còn đưa hơn 400 hộ dân tại xã Trà Bui bị ảnh hưởng bởi dự án vào tái định cư ngay trong khu vực rừng nguyên sinh phòng hộ tại thôn 4, xã Trà Bui, mà không cấp đất sản xuất, khiến trong 5 năm qua đã có trên 105 lượt hộ dân ở đây phải chặt phá 70ha rừng già, phòng hộ để làm rẫy, gây tổn thất 400m3 gỗ, phần lớn số hộ trên đều bị xử lý cảnh cáo, buộc trồng lại rừng, có 2 trường hợp bị khởi tố, phạt tù.
Bộ NNPTNT cho biết: Khi chưa có phương án trồng rừng thay thế thì chưa chấp thuận đầu tư dự án TĐ. Các dự án đầu tư TĐ đều phải bố trí vốn để trồng rừng, nếu không tự quản lý được thì ủy thác cho Quỹ Bảo vệ phát triển rừng của tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Việt Nam thực hiện. Yêu cầu trồng rừng thay thế diện tích rừng đã mất thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, và phải tuân theo nguyên tắc rừng bị mất bao nhiêu thì phải trồng bù lại bấy nhiêu…
Theo laodong
Động đất ở Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Còn dưới nhiều mức giới hạn an toàn của đập
Sáng 30.10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) đã trả lời báo chí một số vấn đề về dự án thủy điện Sông Tranh 2 và việc tác động của công trình thủy điện đến môi trường. Theo Phó Thủ tướng thì Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ những công trình không đảm bảo môi trường và có tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Thưa Phó Thủ tướng, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 vẫn khiến người dân Quảng Nam và nhiều ĐBQH chưa yên tâm. Xin Phó Thủ tướng nói rõ hơn về nội dung này.
- Với sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ đã giao cho các bộ, hội đồng giám sát quốc gia và cả tư vấn quốc tế đánh giá thực trạng như thế nào để xử lý. Qua quá trình giám sát, đánh giá, nổi lên 2 việc.
Thứ nhất là hiện tượng thấm nước, đến nay đã xử lý được 99,9%. Vấn đề thứ 2 là ổn định thân đập. Việc này đã thuê tư vấn quốc tế đánh giá. Các kết luận đều khẳng định tiêu chuẩn về thiết kế bảo đảm, các số liệu về ổn định đập đều vượt chỉ tiêu cho phép, kể cả về số liệu động đất. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã công bố đầy đủ việc này.
Tuy nhiên, thời gian qua liên tục xảy ra động đất ở khu vực Sông Tranh 2, qua nghiên cứu đã khẳng định động đất là động đất kích thích. Chính phủ đã quyết định không tích nước để theo dõi xem phản ứng của động đất kích thích với sự xuất hiện của hồ chứa thế nào.
Thiết bị chuyên dùng được đặt tại trạm quan trắc thuộc Ban điều hành thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chính phủ cũng đã giao cho Viện Vật lý địa cầu lắp các trạm địa chấn với đủ các thiết bị quan trắc để theo dõi, đồng thời cũng giao viện này tiếp tục mời chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát đánh giá những đứt gãy, nền địa chất. Có ý kiến cũng cho rằng công trình đã hoàn thiện mà không đưa vào sử dụng thì sẽ lãng phí, nhưng chúng ta vẫn xác định phải đặt sự an toàn lên trên hết. Nếu loại bỏ hết các nghi vấn thì sẽ đưa vào hoạt động cho dù đến nay các kết quả giám định đều khẳng định là tốt, nhưng động đất vẫn đang xảy ra, thế thì vẫn cần tiếp tục theo dõi và chưa đưa vào hoạt động.
Trước khi có dự án này, khu vực này trong vòng 100 năm mới chỉ xảy ra 8 trận động đất, nhưng sau khi công trình hoàn thành và tích nước thì đã xảy ra tới trên 60 trận động đất lớn nhỏ, vậy có phải là do công tác khảo sát ban đầu chưa đánh giá được tác động của công trình?
- Trong tính toán không ai lường hết được, nhất là động đất kích thích. Người ta vẫn nói một hồ chứa khi tích nước sẽ gây động đất kích thích, nhưng có hồ chứa thì xảy ra hiện tượng này, có hồ thực tế không xảy ra. Việc đó phụ thuộc điều kiện địa chất khu vực có công trình xây dựng.
Về nguyên tắc, nếu đã động đất kích thích thì thường không vượt qua mức động đất chỉ đạo và có xu hướng tắt dần theo thời gian. Chúng ta có cả nghìn hồ mà không phải hồ nào cũng gây ra động đất kích thích. Chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm là nếu có động đất kích thích nó sẽ tắt dần theo thời gian, nên giờ cần phải theo dõi đánh giá. Nếu vượt giá trị cực đại thì phải xem xét hết sức nghiêm chỉnh và công trình không thể đưa vào vận hành được.
Khi chúng ta thiết kế thủy điện này đã tính toán rất nhiều số liệu về động đất, ngoài ra còn số liệu hết sức quan trọng đối với an toàn đập là gia tốc nền. Gia tốc nền ở đây theo thiết kế 150, nhưng khi thực hiện và được thử nghiệm lên đến 250. Còn vừa qua, trận động đất 4,6 độ richter là tương đương với gia tốc nền 108. Như vậy là còn dưới nhiều mức giới hạn đập có thể chịu đựng được. Chính vì thế động đất 4,6 độ richter vừa rồi thì khi kiểm tra cũng không thấy có dấu hiệu tác động gì đến đập.
Sau khi xảy ra sự cố ở Sông Tranh 2, một số ý kiến ở tỉnh Đồng Nai đã đề nghị nên dừng dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai vì tác động môi trường quá lớn, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc này?
- Đó là một ý kiến kiến nghị và đó cũng là một yếu tố đầu vào cho hội đồng thẩm định. Có rất nhiều yếu tố ở đây. UBND địa phương trên cơ sở quy hoạch nếu thấy các yếu tố tác động đến dự án thì hoàn toàn có quyền đề nghị dừng không làm công trình. Kể cả việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã qua, nhưng khi di dân không tìm được đất hay ổn định dân cư không bảo đảm hay đất sản xuất mất nhiều quá không bố trí bù lại được thì cũng có thể yêu cầu không thực hiện, dù hiệu quả có thể tốt, động đất không có, địa chất ổn định... Những yếu tố thấy không đảm bảo được thì địa phương có quyền đề nghị.
Đặt ra tình huống nếu công trình được đầu tư rồi nhưng khi vận hành lại gây ra tác động môi trường lớn, vậy liệu Chính phủ có kiên quyết loại bỏ hay không, thưa Phó Thủ tướng?
- Nếu công trình đã xây dựng rồi nhưng sau đó thấy tác động tới môi trường, đời sống xã hội của nó lớn thì trước hết cần xem xét xem có cách nào khắc phục được không. Nếu tất cả các biện pháp được xét đến đều không được thì buộc phải đình chỉ công trình, vì bảo vệ môi trường và đời sống người dân là số một. Chúng ta đã có nhiều công trình làm vậy rồi, đã hoàn thành, thậm chí đã hoạt động nhiều năm nhưng khi xây thì không có dân, sau đó dân mới đến sống xung quanh rồi gây ô nhiễm thì mình cũng phải di dời công trình ấy.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo laodong
Vận hành tích nước thủy điện Đak Rông 3 trái quy định Ngày 29.10, ông Cao Văn Kết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Trị - đã ký văn bản số 353 "về việc kiểm tra chất lượng công trình và quy trình vận hành tích nước tại Nhà máy thủy điện Đak Rông 3" - nơi vừa xảy ra sự cố vỡ đập ngày 7.10. Đập thủy điện Đak Rông 3 bị...