Trồng rau trong nhà giàn, đất ít mà thu tiền nhiều
Chỉ có 1.000 m2 đất nhưng nhờ luân canh và xen canh trồng nhiều loại rau: Bắp cải, cà chua, su hào , đỗ… mà mỗi năm ông Nguyễn Văn Hạnh, sinh năm 1967 (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) thu lãi hơn 100 triệu đồng. Cách làm giàu của ông khiến nhiều người phải nể phục, vì đất ít mà tiền thu được nhiều tiền.
Trò chuyện với phóng viên, ông Hạnh bảo: Trước đây, chính tôi cũng không nghĩ rằng khu vườn rau nhỏ nhắn, vỏn vẹn có 1.000 m2 đất này lại mang lại hiệu quả kinh tế đến vậy.
Khu vườn cà chua xanh tốt của ông Hạnh ước tính vụ này cũng phải lãi vài chục triệu
Nói về cơ duyên với nghề trồng rau, ông Hạnh chia sẻ: Hơn 20 năm trước, tôi rời quê hương Hà Tây (nay là Hà Nội) lên vùng đất Mộc Châu cuốc đất, làm thuê, làm mướn đủ nghề để kiếm sống. Rồi tôi lấy vợ, Mộc Châu trở thành quê hương thứ hai. Dành dụm được ít tiền, tôi liền mua lại ít đất nương của bà con trong vùng, cải tạo thành đất trồng ngô, trồng đỗ tương. Nhưng đất đã ít, năng suất lại thấp nên thu nhập không bõ bèn gì. Hầu như mọi chi phí sinh hoạt gia đình và nuôi con cái ăn học, vợ chồng tôi đều kiếm thêm từ việc đi lao động thuê ở ngoài.
Video đang HOT
Khu vườn rau nhỏ gọn của ông Hạnh được đầu tư hệ thống mái che, giàn, có thể trồng rau trong cả 4 mùa
Thấy ở Mộc Châu nhiều gia đình trồng rau bán có thu nhập ổn định, năm 2009, ông Hạnh cũng làm theo. Mới đầu , do chưa có kinh nghiệm và lo đầu ra nên ông trồng từng ít một. Sau rồi quen các mối hàng, ông trồng rau gối vụ liền tù tì quanh năm. Sẵn nguồn nước từ con suối nhỏ chảy qua vườn nên việc trồng rau rất thuận lợi. Hết trồng cà chua, trồng su hào, bắp cải lại chuyển sang trồng đỗ… Cứ thế, mùa nào rau tại vườn ông cũng xanh tốt. Cả năm 2 vợ chồng lao động tất bật trong khu vườn 1.000 m2 này mà vẫn không hết việc.
Tuy nhiên ở cái vùng đất này, mùa đông thường có sương muối, mùa hè thường có mưa đá, rau thường bị chết lạnh, mưa đá dập nát… Năm 2014, ông Hạnh quyết định dùng số tiền tích góp và vay thêm ngân hàng, đầu tư hơn 200 triệu làm giàn, mái che, phủ kín trên diện tích 1.000 m2 rau. Từ đó đến nay, năm nào ông Hạnh cũng thắng lớn, mỗi năm thu gần chục tấn rau các loại.
Chỉ với 1.000 m2 đất trồng rau nhưng mỗi năm ông Hạnh thu lãi trên 100 triệu đồng
Ông Hạnh tâm sự: Trồng rau trong nhà giàn không khó, có thể trồng luân phiên các loại rau quanh năm, như: Cà chua, su hào, đỗ, bắp cải… Cứ thế xoay vòng liên tục, không được trồng một thứ rau quá lâu, nếu không sẽ làm hỏng đất.
Cách làm này, vụ nào cũng thu được vài tấn rau màu các loại. Phần lớn rau trong vườn của ông Hạnh bán luôn tại vườn cho các thương lái. Mỗi năm gia đình ông Hạnh thu lãi hơn 100 triệu đồng từ trồng rau.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi gà thả vườn, lãi hơn 180 triệu/năm
Từ vài trăm con gà ta thuần nuôi thả vườn, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Văn Dũng đã nâng số lượng lên tới hàng ngàn con, đạt mức lãi bình quân hàng năm 180 triệu đồng...
Lúc đầu, ông Nguyễn Văn Dũng (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La) khởi nghiệp nuôi gà thả vườn với vài trăm con gà mía. Đây là giống gà to, khỏe, thịt ngon nhưng do giống gà này không hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậucao nguyên Mộc Châu nên hay bệnh, kém phát triển. Ông Dũng trăn trở phải tìm giống gà nào đó nuôi phù hợp với khí hậu ở đây. Trong một lần ông Dũng về quê tỉnh Hưng Yên thăm họ hàng, thấy bà con ở nơi đây nuôi gà ta thả vườn rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông trở về Mộc Châu cải tạo lại chuồng trại chuyển sang nuôi hơn 1.000 con gà ta thả vườn, mà nói đúng ra là thả rông bởi đàn gà của ông ra đồi, đậu trên cây...Giống gà ta được ông cẩn thận tìm hiểu và đặt mua từ Sơn Tây nên rất tốt và khỏe mạnh.
Chuồng trại-nơi tối đến đàn gà ta tập trung vào ngủ được ông Dũng rãi lớp vỏ chấu nhằm giữ nhiệt, vừa đảm bảo cho gà không bị đau chân và phát triển tốt.
Ông Dũng chia sẻ: "Lúc đầu mới nuôi đàn gà ta, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc. Tôi tự mày mò nghiên cứu, lên mạng Internet, rồi tìm đọc các kỹ thuật chăm sóc, cách đề nâng cao sức đề kháng cho đàn gà. Chưa hết, tôi cũng đi tham quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi gà ở các huyện Phù Yên, Mai sơn rồi về áp dụng vào trang trại của mình. Giờ tôi đã yên tâm khi nâng số lượng đàn gà ta rồi...".
Đàn gà ta thả vườn đồi của gia đình ông Dũng đang chờ đến ngày xuất chuồng bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Thức ăn cho đàn gà ta được ông chia ra từng khẩu phần rất logic và khoa học. Khi gà 21 ngày tuổi ông Dũng cho gà ăn thức ăn hỗn hợp. Gà đến 30 ngày tuổi ông chuyển sang cho gà ăn ngô xay và gạo xay.Thỉnh thoảng ông bổ sung chút rau xanh để cung cấp vitamin và chất khoáng cho đàn gà. Ông Dũng sử dụng rất ít cám công nghiệp trong chăn nuôi. Chuồng gà, được ông rải lớp vỏ trấu phủ lên trên mặt đất để cho gà không bị đau chân, vừa bảo đảm cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại tiện lợi. Khi phân gà bám vào vỏ trấu lúc quét dọn đảm bảo sạch sẽ hơn. Phân gà dọn xong được ông Dũng tận dụng bón cho vườn rau, 1 số cây trồng quanh nhà...
Nhờ cách chăm sóc tốt, ít dùng đến thức ăn công nghiệp nên đàn gà của ông Dũng phát triển khỏe mạnh và không hay bị dịch bệnh
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết: Mỗi năm gia đình tôi nuôi được 3 lứa gà ta thả vườn, không phải đi bán lẻ, bán mớ mà thương vào tận trang trại thu mua. Có thời điểm, nhà tôi còn không đủ gà bán cho các thương lái, nhất là dịp lễ, Tết. Từ nuôi gà ta thả vườn, sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 180 triệu đồng/năm. Với tình hình giá gà ta đang lên, sắp tới, tôi sẽ tận dụng thêm mảnh vườn trồng bưởi Diễn sau nhà để thả thêm gà ta...
Theo Danviet
Nông thôn Đông Sang chưa bao giờ đẹp như thế này đây Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, xã Đông Sang (Mộc Châu - Sơn La) đã đạt 15/19 tiêu chí về NTM. Hiện Đông Sang đang tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí còn lại để cán đích NTM vào cuối năm 2018 theo đúng kế hoạch đề ra. Đông Sang...