Trồng rau thủy canh bán sang Hàn Quốc với giá 50.000 đồng/kg
Trong khi thị trường rau thủy canh trong nước đang ở giai đoạn bão hòa, thì Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc (xã Lát, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) chọn hướng đi xuất khẩu sang Hàn Quốc, đã mở ra hướng phát triển tốt cho loại sản phẩm này.
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, diện tích trồng rau thủy canh trên địa bàn tỉnh có thời điểm đã lên tới trên 20 ha, được trồng chủ yếu tại Đà Lạt và các huyện lân cận. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cơn sốt trồng rau thủy canh tại đây đã bắt đầu hạ nhiệt do khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm thủy canh đang rộng đường để xuất khẩu. Ảnh: H.Yên
Để đầu tư trồng rau thủy canh thương mại đòi hỏi sự đầu tư ban đầu khá tốn kém, không dưới 600 triệu đồng/1.000 m2, bao gồm nhà kính, hệ thống dẫn nước, dàn đỡ, giá thể, máy bơm, hạt giống… trong đó có nhiều thiết bị phải nhập từ Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia. Với chi phí đầu tư ban đầu cao, giá thành sản xuất 1 kg rau ăn lá thủy canh đã lên đến gần 25.000 đồng, trong khi giá thành sản xuất dường như không đổi, đã khiến cho người trồng rau thủy canh gặp khó.
Hiện nay, kênh phân phối rau thủy canh còn khá hạn chế, hiện mới tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức giao hàng tận nơi. Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc chia sẻ, để tìm kiếm và mở rộng thị trường, ngay từ những ngày đầu trồng rau thủy canh anh đã nghĩ tới việc xuất khẩu loại mặt hàng này.
Chính vì vậy, ngoài việc cung ứng sản phẩm của mình trong nước, anh Dũng tích cực tìm kiếm thị trường nước ngoài. Qua tìm hiểu, anh biết mùa Đông trên xứ Hàn thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết lạnh giá có thể xuống thấp đến âm nhiều độ, nhiều vùng nông nghiệp thường bất lợi cho việc sản xuất các loại rau xanh. Trong khi thời điểm này ở Đà Lạt và các vùng phụ cận với thời tiết dịu mát, ít mưa, nên thuận lợi để mở rộng diện tích trồng rau nhà kính đạt năng suất và chất lượng cao.
Nắm bắt cơ hội cầu vượt cung ở xứ Hàn, Công ty Trường Phúc đã chủ động kết nối đối tác, xuất khẩu các loại rau xà lách thủy canh Đà Lạt. Tháng 3/2018, Công ty đã thực hiện chuyến hàng 4,5 tấn xà lách đầu tiên đến thị trường Hàn Quốc.
“Để đi vào ký kết chính thức hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các loại xà lách cao cấp, phía Hàn Quốc đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật qua khảo sát trang trại Trường Phúc, lấy mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm rau thử nghiệm đưa về các trung tâm khoa học của 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc để phân tích các tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Sau khi có kết quả an toàn, Trường Phúc mới tiến hành các công đoạn từ xuống giống sản xuất cho đến khi thu hoạch, sơ chế, đóng gói đều được sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của phía đối tác Hàn Quốc…”, anh Dũng cho hay.
Video đang HOT
Hiện nay, sản lượng sản xuất rau thủy canh của công ty là 300 tấn/năm, trong đó 80% sản phẩm tiêu thụ trong nước, còn lại là xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với giá bán khoảng 55.000 đồng/kg. Anh Dũng cũng cho biết, nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn, trong khi quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ. Chính vì vậy, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhiều hộ sản xuất theo chuỗi liên kết mới đủ khối lượng hàng cung ứng theo hợp đồng.
Mặt khác, công nghệ xử lý sau thu hoạch của Lâm Đồng vẫn chưa phát triển, trong khi rau thủy canh thường chỉ đạt chất lượng tốt nhất trong bốn ngày sau cắt gốc, phải để cho rau ở trạng thái ngủ đông, khi tới tay người tiêu dùng sản phẩm phải đảm bảo độ tươi ngon.
Để làm được điều này, các công ty xuất khẩu rau phải đầu tư hệ thống máy lạnh công nghệ mới, nhằm rút ngắn thời gian từ 20 giờ đồng hồ sơ chế trong kho lạnh hiện nay xuống còn khoảng 2 giờ, từ đó giúp doanh nghiệp và hộ nông dân giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm các loại rau của Lâm Đồng trên thị trường quốc tế.
Ngoài thị trường Hàn Quốc, thì các đối tác từ Singapore, Nhật Bản cũng đã tiếp xúc, đặt vấn đề thu mua các loại xà lách thủy canh của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc, dự kiến nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn sẽ được triển khai trong thời gian đến.
Theo Hoàng Yên (Báo Lâm Đồng)
An Giang: Trồng rau thủy canh, mỗi ngày bán cả tạ, thu 8-10 triệu
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 180 - 250kg rau thủy canh. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 - 10 triệu đồng.
Vừa triển khai cách đây vài tháng, nhưng mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh, thành viên Công ty Sài Gòn Farm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Mô hình mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo nguồn nông sản sạch cung ứng cho thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Canh tác nông sản sạch
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng rau thủy canh rộng 3.000m2, anh Nguyễn Văn Thanh cho biết, hiện anh đang canh tác 6 loại rau xà lách có nguồn gốc từ châu Âu như: Oakleaf, Lo Lo tím, Lo Lo xanh, Frisee, Batavia và Rex. Nguồn vốn đầu tư ban đầu từ 1 - 1,2 tỷ đồng/1.000m2.
Với 3.000m2 nhà màng trồng rau thủy canh công nghệ cao, mỗi ngày anh Nguyễn Văn Thanh, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mang về từ 8-10 triệu đồng doanh thu.
Nói về quy trình trồng rau thủy canh, anh Thanh cho biết, hạt giống sau khi gieo trồng ở ngoài khoảng 15 ngày se tach ra, cho vao nhưng ro băng nhưa va đưa lên gian trông. Theo anh Thanh, so với phương pháp trồng rau truyền thống, mô hình trồng rau thủy canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo đó, do số cây trên cùng một giá thể được cung cấp đủ dinh dưỡng như nhau nên phát triển đồng đều, rau lớn và đạt năng suất hơn. Ngoài ra, trồng bằng phương pháp thủy canh, cây được hấp thụ dinh dưỡng tốt nên phát triển hơn so với trồng ở đất, bởi các thành phần dinh dưỡng có đủ trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Vì vậy, trồng rau thủy canh giảm đáng kể chi phí công lao động do không phải thực hiện một số khâu, như: làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới... "Với diện tích 3.000m2, chúng tôi chỉ cần 1 lao động là có thể đáp ứng được nhu cầu" - anh Thanh chia sẻ.
Về điều kiện thời tiết, anh Thanh cho biết, nhiều loại xà lách thích hợp với khí hậu miền Tây nên sinh trưởng và phát triển tốt hơn những nơi khác. Cây lớn nhanh, cho năng suất cao, lợi nhuận mang lại đáng kể.
"Giống được lấy trực tiếp từ công ty nên tỷ lệ sống rất cao. Mỗi giống có thời gian sinh trưởng khoảng 28 - 35 ngày. Nhiều loại cây xà lách trồng ở đây cho năng suất cao hơn so với trồng ở những vùng khác, như giống xà lách Lo Lo tím, trồng ở đây cho màu sắc tím đẹp hơn so với trồng ở Đà Lạt" - anh Thanh cho hay.
Trồng rau thủy canh-Không lo đầu ra
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Thanh thu hoạch, đóng gói tại chỗ và xuất bán dao động từ 180 - 250kg. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 - 10 triệu đồng.
Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh còn góp phần giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động. Bình quân mỗi lao động thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng, qua đó góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm cho số lao động nhàn rỗi ổn định cuộc sống.
Mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ tại ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận,huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Hiện số lượng rau sạch của anh Nguyễn Văn Thanh chưa đủ để cung cấp cho thị trường. "Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng diện tích lên 8.000m2, đồng thời thí điểm một số loại cây trồng mới xem có phù hợp hay không. Ngoài ra, tôi dự định sẽ mở thêm nhà sơ chế, đóng hộp sản phẩm để làm đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường, cũng như tìm nhà phân phối mới để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đang gặp khó về nguồn vốn nên rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương" - anh Thanh chia sẻ.
Anh Thanh cho biết thêm, anh sẵn sàng chia sẻ và chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị ban đầu đối với những người muốn đầu tư trồng rau thủy canh. Đồng thời, Công ty Sài Gòn Farm sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con sau thu hoạch với giá cao, do đó nông dân sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Nhuận Nguyễn Quốc Hận đánh giá, mô hình trồng rau thủy canh của anh Thanh là mô hình đầu tiên của xã áp dụng phương pháp thủy canh, một trong những mô hình hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương và là hướng đi mới cho việc phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
"Tuy nhiên, để xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô lớn đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu khá lớn để xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống ống dẫn nước, cộng thêm tính đặc thù của mô hình đòi hỏi kỹ thuật, quy trình sản xuất khá cao nên khó khăn trong việc nhân rộng.", ông Nguyễn Quốc Hận.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
Bỏ lương nghìn đô, 9X về quê chỉ lo trồng rau bằng "nước" Từ bỏ công việc với mức lương 1.200 USD mỗi tháng ở Công ty Xuất khẩu hoa khô của Nhật Bản, Hồ Sỹ Thế Dũng, sinh năm 1991, ở tổ 10, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) quyết tâm về quê làm giàu từ mô hình sản xuất rau hữu cơ, rau thủy canh trên vùng đất mình sinh...