Trồng rau phải như nông trại 8 Khỏe, có 2000m2 thu 350 triệu/tháng
2.000m2 rau trồng theo phương pháp hữu cơ tại trang trại 8 Khỏe (TP HCM) đạt doanh thu 350 triệu đồng mỗi tháng.
Các mô hình sản xuất rau sạch hiện nay đang được trồng ở vùng ven thành phố HCM. Ảnh: Bizmedia.
Hiện, TP HCM có khoảng 7.000ha rau sạch canh tác theo mô hình công nghệ cao, tập trung ở vùng ven thành phố, huyện Hóc Môn, Củ Chi và quận 9. Các sản phẩm rau sạch này được cung ứng cho người tiêu dùng trên các địa bàn thành phố, Vũng Tàu, Biên Hòa…
Trang trại rau sạch 8 Khỏe (quận 9, TP HCM) là một trong những cơ sở trồng rau sạch theo công nghệ cao theo phương pháp hữu cơ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ khâu tuyển lựa hạt giống tới chăm sóc và thu hoạch. Nước tưới là nguồn nước sạch, đảm bảo.
Tại đây, công nhân trồng rau chỉ dùng các biện pháp kỹ thuật thủ công để loại trừ sâu bệnh, bẫy bắt côn trùng chứ không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu hóa chất nào, đảm bảo an toàn cho vườn rau. Do vậy, rau thành phẩm tuy không bắt mắt như các loại rau có sự can thiệp của thuốc trừ sâu, hóa chất kích thích nhưng chất lượng lại tươi ngon, đảm bảo.
Chia sẻ cơ duyên trồng trang trại rau sạch, anh Phạm Công Chính luôn mong muốn giúp mọi người khỏe cả thể chất lẫn tinh thần nhờ có rau sạch, an toàn. Với phương châm “Ngon chưa đủ, phải sạch mới ăn”, anh dành nhiều tâm huyết phát triển trang trại.
Video đang HOT
Rau được trồng theo hướng hữu cơ tại trang trại 8 Khỏe. Ảnh: Bizmedia.
Sau khi trồng rau sạch thành công, anh lại bắt đầu tìm đầu ra cho sản phẩm. Thời gian đầu, anh vừa trồng vừa tặng người thân, bạn bè, dần tìm mối khách quen. Sau đó, người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng rau và mua ngày càng nhiều.
Nông trang 8 Khỏe đi vào hoạt động từ tháng 10/2015, canh tác nhiều loại rau như xà lách, rau muống, đậu rồng, khổ qua rừng, dưa leo, rau mồng tơi… Bên cạnh phương pháp Hydroponics theo kiểu Hà Lan, dùng dinh dưỡng pha chế cung cấp cho rau trong nhà kính 1.000m2, anh Chính còn nghiên cứu thử nghiệm phương pháp Aquaponic, vừa nuôi cá, vừa trồng rau trên mô hình nhỏ khoảng 300m2. Gần đây, anh bắt đầu trồng rau theo hướng organic trên diện tích 2.000m2.
Hiện, rau của cơ sở chủ yếu nhập bán khách lẻ, đặt hàng online hoặc qua hotline. Khách hàng phần lớn là doanh nhân trẻ, nhân viên văn phòng, bạn bè, người thân. Trung bình mỗi tháng, các sản phẩm rau sạch của trang trại có thể cho thu nhập khoảng 350 triệu đồng.
Hơn 50 cơ sở muốn mở chi nhánh thương hiệu 8 Khỏe, nhập rau củ của trang trại nhưng anh nhận thấy chưa sản xuất đủ lượng hàng nên chưa tiến hành mở rộng. Trong tương lai, anh sẽ kêu gọi đầu tư thêm về mô hình rau sạch này để cung cấp rau sạch cho nhiều người tiêu dùng.
Theo Vũ Đậu (VNE)
Chuyên gia "soi" rau sạch, rau bẩn
Thế nào là sạch? Rau an toàn? Rau hữu cơ? Cách phân biệt rau an toàn và rau hữu cơ ra sao? Tại sao các loại rau sạch lại có giá thành cao hơn nhiều so với rau thông thường?
Rau sạch muốn rẻ nhưng cực khó
Theo Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến - Chủ chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm sạch Bác Tôm, hiện nay các bà nội trợ vẫn băn khoăn thế nào là rau sạch, rau an toàn và rau hữu cơ. Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Rau sạch là rau có nguồn gốc đất đai rõ ràng, có hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, sử dụng các loại phân bón được giao dịch chính thức. Sản phẩm được phun đúng quy định, cách ly đúng thời gian.
Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến - Chủ chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm sạch Bác Tôm.
Những rau này sẽ được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn". "Nói một cách nôm na, bón phân, chăm sóc cho cây cũng giống như cho nó ăn. Nếu dùng nhiều quá sẽ bị "bội thực", dư lượng đạm nhiều, cây không hấp thụ được sẽ sinh ra chất độc ảnh hưởng tới con người. Do phải hạn chế phân bón và cần thời gian cách ly nên năng suất sẽ thấp hơn, mất nhiều công sức để diệt sâu bọ. Đương nhiên giá thành sẽ cao hơn so với rau người ta sản xuất thông thường" - anh Chiến chia sẻ.
Rau hữu cơ là rau không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản. Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
Anh Chiến nêu ví dụ: "Ở nhiều cửa hàng bán rau sạch, nhưng khi rau bị héo, người ta dùng nước để tưới cho rau tươi. Nước đấy nhiều khi là nước máy, ngấm vào sản phẩm làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nước đó là cũng chưa qua kiểm nghiệm nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới độ sạch của sản phẩm. Như ở cửa hang Bác Tôm chúng tôi, chỉ phun nước ở bên ngoài, không phun trực tiếp, và cũng chỉ nhúng nước ở gốc".
"Đợt rồi, ca sĩ Mỹ Linh có chia sẻ: Muốn rẻ đừng hỏi thực phẩm là đúng thực tế. Do trồng tự nhiên nên năng suất của rau hữu cơ sẽ thấp hơn nhiều, chi phí cũng đội lên cao, giá rau hữu cơ luôn cao hơn gấp 2 lần so với bên ngoài".
Cách để phân biệt rau an toàn và rau hữu cơ
Để khẳng định chắc chắn nhất sản phẩm rau có an toàn hay không, người tiêu dùng nên xem xét kĩ về nguồn gốc xuất xứ. Như cửa hàng Bác Tôm thường đưa người mua về tham quan quy trình sản xuất ở các nông trại của mình. Còn về cảm quan, chỉ đúng 70 - 80% là rau hữu cơ khác biệt so với rau an toàn ở chỗ đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm). Lá có màu xanh đậm là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Rau hữu cơ cũng có thân cứng cáp, lá dày hơn, do qua trình tích nước ít hơn, bóp cũng ra rất nước. Rau hữu cơ chế biến tốt nhất là đem luộc. So với rau thông thường, thời gian luộc cũng lâu hơn do rau cứng hơn. Ngược lại rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau thông thường.
Theo Danviet
Nghịch lý rau sạch VietGAP không có đầu ra, dân vẫn phải ăn "bẩn" "Bản thân nông dân rất muốn sản xuất và kinh doanh nông sản sạch. Vấn đề còn vướng hiện nay là làm sao đưa được những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng!" - bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM khẳng định. Vì vậy, TP.HCM sẽ tạo điều kiện để phối hợp...