Trồng rau nhà kính – đầu tư 1, thu lợi 10
Từ năm 2003 đến nay Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xuân Hương, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng rau theo công nghệ cao, trong nhà kính, nhà có mái che. Qua 14 năm phát triển, HTX vẫn giữ vững thương hiệu là một trong những đơn vị tiêu biểu trồng rau ngon, sạch trên địa bàn.
Đột phá từ 3 luống rau nhà lưới
Năm 2003, HTX nông nghiệp Xuân Hương được chọn là nơi thí điểm ứng dụng về nông nghiệp công nghệ cao, với diện tích 1.000m2 nhà kính. Từ năm 2004, nhận thấy nhu cầu từ thị trường HTX đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất của xã viên sang sản xuất trong nhà kính, theo quy trình an toàn. Năm 2010, HTX bắt đầu trồng theo quy trình VietGAP. Sản phẩm của HTX được tiêu thụ rộng ở Metro, Big C, vài điểm chợ đầu mối và các tỉnh như Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quy Nhơn… Ở Hà Nội, cũng có 6 doanh nghiệp giới thiệu và bán rau của HTX nông nghiệp Xuân Hương.
HTX nông nghiệp Xuân Hương trồng các giống cây từ nước ngoài như cà chua tím. Ảnh: Văn Việt (Báo Lâm Đồng)
Về khâu giống, HTX nông nghiệp Xuân Hương sử dụng hoàn toàn giống nhập từ nước ngoài, hầu hết đều là giống ôn đới do Sở NNPTNT Lâm Đồng quản lý. “Chúng tôi ươm giống qua giá thể. Đất mùn, xơ dừa được đem xử lý, mới đem ươm hạt. Chỉ qua 1 tháng là đem mầm ra ruộng trồng được” – ông Quang cho hay.
Quy mô HTX Xuân Hương bây giờ với 7ha rau các loại theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó, gồm 5ha nhà kính sản xuất đa dạng giống rau chủ lực của Đà Lạt như xà lách, súp lơ, cần tây, ớt ngọt…; cách đây 2 năm, HTX mới nhân rộng một số chủng loại rau mới là dưa leo baby, cà chua đen, vàng, đỏ. 2ha đất ngoài trời trồng cà chua, khoai lang, đậu cove… ở vùng Liên Nghĩa, Đức Trọng. Tính đến những tháng cuối năm 2016, HTX Xuân Hương mang lại lợi nhuận cho hộ gia đình thành viên khoảng 300 triệu đồng/ha/năm đối với diện tích đất ngoài trời; 500 – 600 triệu đồng/ha/năm đối với diện tích nhà kính. Cá biệt có diện tích nhà kính trồng ớt ngọt, xà lách, cà chua giống mới…, thu lợi nhuận mỗi ha từ 1 tỷ đồng trở lên.
Video đang HOT
Nói về thành công này, ông Trần Đức Quang – Giám đốc HTX Xuân Hương cho hay: Mỗi năm HTX thu được từ 600 – 700 tấn rau. Diện tích rau trong nhà kính cho năng suất thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận cao. Chẳng hạn như với cây xà lách – cây trồng chủ lực của HTX, mỗi vụ chỉ thu được 1 tấn nhưng 1 năm làm được tới 8 vụ. Đầu tư sản xuất theo công nghệ cao, ban đầu có thể chi phí rất cao, chẳng hạn như mô hình nhà có mái che, đầu tư khung sắt, vật liệu ban đầu khoảng 1,6 tỷ nhưng có thể sử dụng được từ 5 – 6 năm. Đặc tính của hệ thống nhà kính có thể chống được tia cực tím, giảm bớt nhiệt độ trong những ngày nắng nóng. Hệ thống tưới của chúng tôi dùng công nghệ phun sương. Trước đây, chúng tôi cũng dùng hệ thống tưới nhỏ giọt. Nhưng các cây trồng ở đây chủ yếu là ngắn ngày, phải dọn dẹp rất bất tiện và mau hỏng, nên chúng tôi đã chuyển đổi sang phun sương”.
Giữ vững thương hiệu
Theo ông Quang, trồng rau trong nhà mái che, thuận lợi nhất là cách ly với thời tiết, với môi trường bụi bặm bên ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc cách ly này đã phần nào giúp hạn chế được bệnh cho cây trồng, nên rất ít phun thuốc. Trong quá trình trồng, đã bón phân lót diệt mầm bệnh dưới lòng đất, hạn chế sâu bệnh. Ổn định quá trình trồng nên số lượng nhân công cũng được giảm bớt, hạ giá thành chi phí. Đến nay, HTX sản xuất theo quy trình VietGAP, các thành viên đều được tập huấn và có chứng chỉ kể cả về an toàn vệ sinh lao động, từ đồng ruộng tới sơ chế.
“Đa số nông dân không có thị trường ổn định nên ngại sản xuất VietGAP. Tôi đã nhiều lần có ý kiến bà con cần đoàn kết, lập thành HTX hoặc tổ hợp tác, xây dựng diện tích sản xuất rau VietGAP, nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu và đi chào hàng mới có đầu ra ổn định. Không sản xuất VietGAP, không có giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, nông dân Đà Lạt chỉ suốt đời sản xuất nhỏ lẻ, bán cho thương lái rất bấp bênh, phải chịu cảnh được mùa mất giá” – ông Quang cho hay.
Theo Danviet
Nông nghiệp công nghệ cao là tất yếu
Khoa học công nghệ (KHCN) hiện đã tham gia vào hầu hết các công đoạn sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản Việt Nam. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện đang chiếm gần 35% tỷ trọng tổng sản phẩm nông nghiệp.
Thay đổi phương thức canh tác
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học đang dần trở nên phổ biến ở các địa phương. Tại Lào Cai, địa phương này đang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa giá trị bình quân sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 150 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: "Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một nhiệm vụ quan trọng trong đề án tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Chúng tôi dành nguồn vốn gần 192 tỷ đồng để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Phước. Ảnh: Quang Hiếu/VGP
Theo đó, tỉnh Lào Cai sẽ có 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa, Văn Bàn và TP.Lào Cai.
Còn ở tỉnh Bình Phước, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài cũng đang đem lại những kết quả khả quan. Tổng diện tích của trung tâm khoảng 50ha đã được đầu tư khoảng 100 tỷ đồng theo mô hình đa chức năng, tập trung cho trồng trọt. Các hợp tác xã nông nghiệp tại đây đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính và thay đổi kỹ thuật canh tác. Ví dụ như thay vì gieo hạt trên mặt đất theo cách thông thường, nông dân ươm hạt trong hỗn hợp xơ dừa và chất dinh dưỡng. Hệ thống tưới dung dịch thủy canh hồi lưu được dẫn thẳng bên dưới luống cây trồng. Lãnh đạo tỉnh Bình Phước cho biết để xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã hợp tác với nhiều chuyên gia trong và ngoài tỉnh.
Trong chuyến thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao mô hình sử dụng các thiết bị, công cụ sản xuất trong nước để hạ giá thành sản phẩm, trong khi đạt năng suất cao. Thủ tướng mong muốn Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Bình Phước cùng các nhà khoa học, hợp tác xã, doanh nghiệp liên quan nhân rộng mô hình này, không chỉ ở Bình Phước mà cả các vùng trên cả nước có điều kiện phù hợp.
Tăng giá trị sản phẩm
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, các tiến bộ KHCN đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào tăng trưởng nông nghiệp, tùy theo lĩnh vực cụ thể. Tỷ lệ áp dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp có mức gia tăng 1 - 2% so với năm 2015.
Có thể thấy, kết quả KHCN đã được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn tạo giống mới cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng thay thế giống nhập ngoại. Cụ thể, từ chỗ nhập khẩu 70% giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay nước ta chỉ còn nhập dưới 30%.
Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ KHCN cho biết: "Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu chọn, tạo được trên 100 giống cây trồng mới. Các kết quả KHCN được ứng dụng trong nông nghiệp đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD".
Trong trồng trọt, nhiều tiến bộ KHCN đã được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất rau, hoa như: Nhân giống hoa bằng nuôi cấy mô; trồng trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất rau, hoa, quả theo quy trình GAP, công nghệ cao. Việc chọn tạo giống đột biến bằng ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã có bước tiến đáng kể bằng việc tạo ra, đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng. Còn đối với lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, KHCN đã đóng góp tăng trưởng cho ngành thủy sản trên 35%. Nổi bật nhất là công nghệ chọn tạo, sản xuất giống cá tra, góp phần đưa sản lượng cá tra đạt trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD/năm.
Bộ KHCN cho biết đây là đàn cá tra chọn giống duy nhất tại Việt Nam và trên thế giới, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 20%, rút ngắn thời gian nuôi 20%.
Theo Dantri
TP HCM kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao Ban Quản lý sẽ phối hợp với các sở ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút nhanh hơn các bước trong quá trình đầu tư. Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm lần thứ 5 (Hi-tech Agro 2016), sáng nay (11/11), tại TP HCM diễn ra "Hội nghị Xúc tiến đầu tư...