Trồng rau GAP cơ bản, chiều nào cũng hái, lái “khuân” sạch
Tận dụng lợi thế đất phù sa màu mỡ trên bãi bồi ven sông Nậm Rốm, người dân xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trồng các loại rau theo tiêu chuẩn “GAP cơ bản”. Rau vừa xanh vừa sạch, chiều nào bà con cũng hái bái cho tiểu thương là có tiền triệu bỏ túi.
Trong thời gian từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau, nước lũ trên sông Nậm Rốm bắt đầu rút, để lại bãi đất bồi cùng lớp phù sa màu mỡ rộng vài chục ha. Chỉ chờ có vậy là nông dân xã Noong Luống bắt tay vào làm đất, trồng các loại rau như: cải ngồng, cải bẹ, bắp cái, súp nơ, cà chua, dưa chuột… Rau ở đây được bà con trồng theo tiêu chuẩn “GAP cơ bản” đảm bảo sạch, an toàn loại trừ tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Gia đình anh Phạm Xuân Quý thôn A1có hơn 5.000m đất bãi bồi trồng rau, dù giá rau hơi thấp từ 4-5.000/kg nhưng bán rất chạy, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Quý cũng bỏ túi 150 triệu đồng
Đã hơn 10 năm nhận giao khoán đất canh tác trên bãi đất bồi, gia đình anh Phạm Xuân Quý thôn A1, nắm rất rõ tình hình thời tiết, thủy văn trên dòng Nậm Rốm, anh Quý nắm chắc trong lòng bàn tay thời gian nước rút để cải tạo đất, canh tác những loại rau phù hợp. Theo anh Quý thì trồng rau so với trồng lúa, lãi hơn nhiều, tranh thủ mấy tháng nước rút trồng rau. Tính ra một năm, làm rau chỉ 7-8 tháng, trừ chi phí cũng lãi trên 150 triệu đồng.
Trồng rau theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, rau Noong Luống được nhiều nhà hàng, khách sạn trong T.P Điện Biên Phủ chọn làm thực phẩm, thương lái các nơi chọn mua.
Theo ông Quý chia sẻ: “Trồng rau bận, mất nhiều công chăm sóc hơn trồng lúa ngày nào tôi cũng có mặt ngoài ruộng rau từ 8-10 tiếng. Làm việc luôn chân luôn tay, hết tưới nước, nhổ cỏ, bón lân đạm lại hái rau cân cho thương lái, thậm chí lứa nào nhiều, thương lái chưa thu mua kịp thì mình còn phải đem bán ngoài chợ. Chu kỳ một lứa chỉ kéo dài từ 15-20 ngày nếu không thu nhanh rau sẽ già, mắc bệnh thì chỉ bỏ đi. Gia đình có 5.000m2 nhưng tôi chia làm nhiều khoảnh, trồng nhiều loại vừa rau, củ, quả để tiện chăm sóc và cũng dễ bán”.
Video đang HOT
Từ năm 2016, thông qua cầu lối giữa Hội Nông dân xã Noong Luống, cán bộ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh xuống tập huấn, hướng dẫn bà con trồng rau theo tiêu chuẩn GAP cơ bản. Tuân thủ quy trình làm đất, kỹ thuật gieo giống, đặc biệt là thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải từ 7 ngày trở lên mới được thu hoạch. Do tiếp thu, thực hiện nghiêm qui trình kỹ thuật, rau của bà con dần khẳng định được với người tiêu dùng vì thế đầu ra ổn định, lượng tiêu thu mạnh hơn. Hộ nào trồng 2.000 – 3.000m2, một ngày cũng có thu nhập từ 500 đến 1 triệu đồng.
Mỗi năm chỉ có 7 tháng trồng rau trên đất bãi ven sông nhưng người dân Noong Luống có thu nhập cao hơn gấp 2 lần so với cả năm trồng lúa. Gia đình chị Hòa có hơn 2.000m đất trồng rau, mỗi năm thu nhập trên 60 triệu đồng
Vừa cân xong rau cho thương lái, chị Phạm Thị Hòa, thôn A1 chia sẻ: “Vụ rau đầu năm tôi vừa bán xong, bỏ túi hơn 20 triệu. Năm nay lũ chậm hơn năm ngoái do đầu tháng 9 có trận lũ lớn trên sông Nậm Rốm, lứa rau đầu vừa gieo xong bị mất trắng. Đây là lứa thứ 2, giá hơi thấp, nhưng thu nhập vẫn ổn định và cao hơn cấy lúa, trồng ngô. Mấy trăm hộ dân vùng này trông chờ vào rau thôi, chứ lúa ngô, chỉ đủ đảm bảo lương thực, chứ không làm giàu được”.
Theo chị Hòa thì rau được bà con trồng là rau sạch, áp dụng đúng quy trình GAP cơ bản được hướng dẫn, từ khâu chọn giống, xử lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… vì thế rau Noong Luống được khách hàng ưa chuộng.
Theo anh Phạm Xuân Quý thôn A1 nhận định, năm nay thời tiết thuận lợi, một số loại rau như: cải ngồng, cải canh cho thu hoạch, tuy giá hơi thấp chỉ giao động từ 4-5.000 đồng/kg nhưng lại rất dễ bán. Hiện nay, ngoài đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối trong tỉnh, thì rau Noong Luống còn được đưa vào phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn T.P Điện Biên Phủ.
Trồng rau theo tiêu chuẩn GAP cơ bản không khó khi người dân Noong Luống nắm chắc kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sản phẩm rau Noong Luống luôn được khách hàng lựa chọn mỗi khi đi chợ
Hướng đến việc ổn định đầu ra và giá thành hợp lý cho cây rau, đầu năm 2018 các hộ đã liên kết thành lập HTX trồng rau an toàn thôn A1, xã Noong Luống với 20 thành viên tham gia, canh tác rau sạch trên diện tích 2,5ha.
Bà Trần Thị Lê, Phó Giám đốc HTX cho biết: Bước đầu các thành viên HTX sẽ tập trung canh tác, trồng rau theo đúng quy trình GAP cơ bản; tiến tới sẽ thực hiện ký cam kết với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên để công nhận là HTX sản xuất rau an toàn. Bước tiếp theo HTX tập trung mở rộng quy mô, xây dựng nhà lưới, hướng đến quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap bền vững.
Theo Danviet
Ngã ở sân trường, một trẻ mầm non tử vong thương tâm
Khoảng 9h ngày 9/10, tại điểm trường Mầm non bản Xôm, xã Nà Tấu, tỉnh Điện Biên xảy ra vụ việc một trẻ mầm non tử vong sau khi bị ngã trong sân trường
Anh Lò Văn Khoa (sinh năm 1992 ở bản Lán Yên, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên), cho biết: Sáng nay cháu Lò Ngọc Q. (3 tuổi, con trai anh Khoa) được mẹ đưa đến trường đi học.
Đến thời điểm trên, anh Khoa nhận được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm báo tin con mình bị ngã tại sân trường, sau đó hôn mê phải đưa đi cấp cứu ở Phòng khám Đa khoa khu vực Nà Tấu, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên.
Nhưng khi đến nơi anh Khoa mới biết tin cháu Q. đã tử vong.
Cơ quan chức năng tiến hành làm các thủ tục giám định pháp y điều tra làm rõ nguyên nhân.
Theo các giáo viên ở điểm trường Mầm non bản Xôm, thời điểm đó đang là giờ giải lao, các cô giáo phát hiện cháu bị ngã úp mặt xuống sân trường, cạnh rãnh thoát nước. Ngay lập tức các cô giáo đưa cháu đi cấp cứu.
Bác sĩ Lò Văn Thưởng, Trưởng Phòng khám Đa khoa khu vực Nà Tấu, thuộc Trung tâm Y tế huyện Điện Biên cho biết: Đơn vị tiếp nhận cháu vào khoảng 9h30 trong tình trạng bên ngoài chỉ có một vết sưng nhẹ ở má, toàn thân không xước xát, chảy máu.
Không nghe được nhịp tim, xác định nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành hồi sức thở máy, ép tim nhưng không thể cứu được.
Theo gia đình cung cấp, cháu Q. cũng có tiền sử hay bị ngất.
Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành giám định pháp y và điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau lòng trên./.
Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc
Điện Biên: Tiếp tục lùi thời gian đóng cửa bãi rác Noong Bua Hiện nay, bãi rác Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ đang rơi vào tình trạng quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Điện Biên cho phép lùi thời gian đóng cửa bãi rác Noong Bua đến năm 2018, trong lúc Nhà máy xử lý rác thải tại xã Pom Lót, huyện...