Trồng quất chơi Tết: 3 năm mới đến ngày “hái quả”!
Chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, thị trường cây cảnh phục vụ Tết bắt đầu “ nóng” lên. Thôn Mễ Sở (xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) – nơi được gọi là “đất quất” – đang hối hả vào vụ kiếm tiền lớn nhất trong năm.
Thôn Mễ Sở có mấy trăm hộ dân, nhà nào cũng trồng quất, ít thì 100 – 200 gốc, nhiều thì 800 – 900 gốc. Để có được cây quất đẹp phục vụ người dân ngày Tết, người trồng quất phải trải qua một quá trình chăm bón dài tới 3 năm.
Đầu tiên họ mua cây quất giống chỉ cao 30cm với giá 10.000 đồng, đem trồng trên những thửa ruộng màu mỡ. Sau một năm phân bón tưới tiêu, những cây này được đánh gốc chuyển sang một vị trí mới, các cây được trồng thưa hơn.
Năm thứ hai là giai đoạn người trồng sẽ định hình, tạo thế cho từng cây quất. Theo chia sẻ của một hộ trồng quất, việc tạo thế cho quất họ không thể tự làm mà phải thuê nhân công bên ngoài. Tuy nhiên đây chưa phải khoảng thời gian vất vả nhất. Giai đoạn từ tháng 4 âm lịch đến Tết mới là lúc tốn nhiều công sức nhất. Đây là khoảng thời gian cây nở hoa và kết trái nên chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng khiến kết quả không được như ý, có khi phải làm lại từ đầu.
Nhà chị Hoa có 350 gốc quất đang trong giai đoạn chín đẹp và được nhiều thương lái hỏi mua nhưng chị không giấu được sự lo lắng khi thời tiết những ngày gần đây mưa khá nhiều. “Trời nắng thì không sao, nhưng mỗi khi trời mưa là tôi không ngủ được, cả đêm lo quất bị ứ nước và nứt”, chị Hoa chia sẻ.
Ở đây có nhiều gia đình cả năm chỉ trông vào những gốc quất nên việc giá quất thấp cũng khiến họ mất ăn mất ngủ. “Với giá 150.000 đồng/gốc quất thì trung bình một vườn, bán được 450 triệu, trừ hết công sức chăm bón, thuê nhân công, thuốc trừ sâu… chỉ thu được khoảng vài triệu đồng”.
Cứ nhìn vào những cây quất với nhiều thế đẹp, nhiều cây quýt được ghép bưởi, phật thủ, ớt rất bắt mắt mới biết công sức người trồng đã phải bỏ ra nhiều đến thế nào.
Video đang HOT
Theo Dantri
Tết Ất Mùi: Nghề làm "cây tiền"...hái ra tiền
Một thứ nghề đang vào mùa hái ra tiền đó là nghề làm "cây tiền" bằng chính những tờ tiền có giá trị. Tuy nhiên, nhà chức trách cũng khuyến cáo về các quy định bảo vệ đồng tiền Việt Nam.
Gần ngày tết Ất Mùi 2015, một loại sản phẩm đang thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng đó là "cây tiền" được làm bằng chính những đồng tiền thật có giá trị đang lưu hành.
Theo những lời quảng cáo từ những người sản xuất ra sản phẩm trên, "cây tiền" thật này hoàn toàn được làm thủ công từ các nguyên liệu chính là tiền thật, ống nhựa, dây thép, dây đồng mạ vàng cùng một số đồ trang trí khác.
Cây tiền thật chủ yếu có 2 loại, 1 loại gọi là "tiểu thần tài" được làm từ 39 tờ và 1 loại làm từ 79 tờ được phong làm "đại thần tài".
Cây tiền được làm bằng những tờ tiền thật
Cây tiền làm bằng tờ tiền đôla
Những tờ tiền cũng như màu sắc được lựa chọn vừa mang ý nghĩa tài lộc năm mới vừa phải hài hòa, bắt mắt. Màu đỏ của tờ 50 hay 10.000 đồng biểu hiện cho sự may mắn, còn màu xanh của tờ 500.000 đồng lại biểu hiện sự tươi mới kết hợp với màu vàng của dây thép uốn xung quanh thân, cành tượng trưng cho tài lộc.
Cây tiền được tạo dáng đẹp mắt
Nhiều "cây tiền" có thể làm theo yêu cầu của khách hàng được điểm xuyết thêm vài tờ đôla hoặc làm bằng toàn bộ tờ 2USD vốn được coi là rất may mắn. Hình dáng của "cây tiền" phải được uốn theo dáng trực, uốn lượn như rồng bay kết hợp với hình thù đa dạng khi gấp tờ tiền, ví dụ như hình thiên nga, con bướm, cánh quạt, trái tim...
Do nhiều người tìm mua mặt hàng này nên nhiều cơ sở sản xuất, thậm chí là những cá nhân nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên đều tận dụng đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những cây giả tiền thật với đa dạng kiểu dáng.
Nhiều tờ tiền làm "cây tiền" vẫn còn giá trị lưu thông
Rao bán cây tiền trên mạng
Nếu thời điểm Tết năm ngoái, tại Hà Nội mới chỉ có vài người làm cây tiền thật thì nay số lượng đã tăng lên nhiều. Bởi làm cây tiền thật đã trở thành một nghề làm thêm hấp dẫn đối với sinh viên các trường đại học.
Tuy nhiên, nhà chức trách cũng đưa ra khuyến cáo rằng, việc sử dụng những đồng tiền vẫn còn giá trị lưu thông để làm thành cây tiền, trang trí như vậy chưa đúng quy định về bảo vệ đồng tiền Việt Nam. Theo quyết định 130 ban hành năm 2003 của Thủ tướng về bảo vệ tiền Việt Nam nêu rõ cấm hủy hoại đồng tiền Việt Nam bằng bất cứ hình thức nào.
Lê Tú
Theo Dantri
Phong thủy: Kiêng xây nhà kéo dài hai năm Người ta thường kiêng xây nhà kéo dài 2 năm. Năm xây nhà được tính theo năm âm lịch, bắt đầu sau Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa. Bạn đọc Nguyễn Tiến Hùng hỏi: Tôi sinh năm 1963, vợ sinh năm 1973. Dự định đầu năm 2015 chúng tôi sẽ làm nhà, nhưng đang phân vân có nên làm đầu năm (dương lịch)...