Trồng ổi lai, quả to như trứng ngỗng, da bóng, ngọt, bán cả năm
Với gần 2.000m2 diện tích trồng giống ổi lai quả to như trứng ngỗng, da bóng, giòn ngọt mà gia đình anh Chu Văn Khánh ở thôn Nà Pàn, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) thu hái bán đều đều cả năm và cho thu nhập trăm triệu đồng…
Vưa đên khu vươn ổi cua anh Khánh chung tôi đa thây môt tôp thanh niên trong làng đang mua ôi. Một cô gái trẻ cho biết: “Ôi ơ đây rât gion va ngot, gia ca lai vưa với tui tiên cua chung em. Trong khu này hiện nhà anh Khánh là còn nhiều ổi, nhiều nhà giờ đã hết sạch mới đang bọc lứa mới, vưa rôi lơp em liên hoan cung đăt mua ôi cua nhà anh…”.
Không chỉ mang ra chợ bán, bán hàng online mà nhiều khách hàng còn trực tiếp đến tận vườn nhà anh Khánh để được tự tay hái và chọn những quả ổi ưng ý nhất.
Vừa tất bật hái ổi vội để có hàng giao cho khách đặt online, vừa bán ngay tại vườn cho khách, anh Khánh vẫn tranh thủ thời gian kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên của mình đến với loại cây quả to, có hạt cho trái ngọt mà giòn ngọt này.
Anh kể: “Trước đây diện tích này gia đình anh cấy lúa, nhưng ở khu vực này nước tưới lúc có lúc không, mùa vụ chả được mấy nên tôi bàn với gia đình tính chuyển đổi cây trồng. May thời gian đó có người rủ cùng mua giống ổi lai về trồng, đang không biết trồng gì. Tìm hiểu thấy giống quả này cũng hiệu quả kinh tế nên năm 2014 tôi quyết định mua giống ổi lai về trồng trên gần 2.000m2 diện tích đất ruộng của gia đình”.
Anh Khánh tất bật cắt ổi để kịp giao cho khách.
Ban đầu, anh tự mày mò tìm hiểu những kiến thức, tài liệu trồng ổi trên sách báo địa phương, trên các kênh truyền thông. “Muốn ổi có trái to đều, màu sắc sáng bóng, không bị sần sùi, mùi thơm dịu ngọt, ít hạt thì khâu chọn giống tốt rất quan trọng. Rồi quá trình chăm sóc khoa học. kỹ thuật bón phân, chăm sóc đúng liều lượng, thời gian và cuối cùng là phải bọc bằng túi để tránh sâu bệnh hại đến quả”, anh chia sẻ.
Giống ổi lai anh Khánh trồng sau khi trồng 8 tháng đã bắt đầu cho lác đác trái bói. Thời gian tiếp theo sản lượng trái cứ tăng dần lên. Theo anh Khánh, không nên thu hoạch “xiết” sẽ làm cho cây bị “suy” vì loại cây này đã “suy” là không thể cứu vãn được.
“Ban đầu tôi nghĩ giống ổi này chỉ trồng được ở các tỉnh miền trong, nên khi mới bắt đầu tôi rất lo. Nhưng không ngờ cây phat triên kha nhanh, thân cây cứng, khả năng kháng sâu bệnh tốt, trái thơm ngon ngọt, giòn và giá bán khá cao nên tôi quyêt đinh đâu tư vào giống ổi này”, anh tâm sự.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng và chăm sóc giống ổi này, anh Khánh cho biết chi biết chỉ sau 8 tháng vươn ôi băt đâu cho thu boi những trái ổi đầu tiên. Giống ổi này những cây lớn, phát triển tốt có thể cho năng suất trung bình mỗi cây khoảng 1.5 – 2 tạ/năm, trọng lượng mỗi quả từ 0.3 – 0.6 kg. Đây la loai ôi gion gân giông vơi qua lê, vị ngot thanh va rât it hat. Đặc biệt, giống ổi này cho thu hoạch gần như quanh năm.
Giống ổi lai hợp với thổ nhữơng, khí hậu Lạng Sơn cộng với kỹ thuật chăm sóc nên quả ổi to, có màu xanh trắng nõn, giòn và ngọt dịu.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng giống ổi lai, chủ nhân của khu vườn này cho biết: “Thật ra cung không qua kho, chi cân chiu kho quan sat qua trinh phat triên cua cây, bon phân va tri bênh hơp lý. Chẳng hạn canh nao ra đươc non, đươc qua rôi thi để. Những canh chưa ra qua la phai bâm, bâm đi khoang 20 cm đê canh trong ra lơp qua khac. Vào tháng 10-11 hàng năm là bắt đầu bón phân chuồng, phân hữu cơ sinh học cho ổi. Ngoai ra, luc qua mơi nhu ra minh cân boc lươi sơm, tranh sâu bo căn pha…”
Không chi trồng ôi siêu qua anh Khánh còn trồng thư nghiêm giống cam Vinh và cam đường Canh. Hiện diện tích trồng cam của gia đình cũng đã bắt đầu cho quả.
Anh Khánh cân ổi để giao tận nhà cho khách hàng.
Giống ổi lai cho thu hoạch rộ từ tháng 5-6, còn những tháng còn lại vẫn cho đều đều quả, tháng ít, tháng nhiều. Đầu mùa ổi gia đình anh Khánh bán với giá 20-25.000 đồng/kg, thời điểm rộ, nhiều người bán thì bán 10-15.000 đồng/kg. Hiện tại vườn ổi nhà anh Khánh vẫn đang cho thu hoạch bán với giá 20-30.000 đồng/kg. Nhờ cây ổi lai, trung bình mỗi năm anh Khánh bỏ túi trăm triệu đồng, cùng với đó là thu nhập đáng kể từ diện tích trồng cam Vinh và cam đường Canh của gia đình.
Theo Danviet
Tròn mắt thấy cào cào, châu chấu, dế nhảy loạn giữa lòng thành phố
La liệt châu chấu, cào cào, dế to, dế nhỏ... được đóng trong những chiếc túi bóng hoặc nhốt trong những chiếc chai nhựa bày bán thành dãy từ sáng sớm ngay dọc trước cửa đền Kỳ Cùng, TP. Lạng Sơn.
Dù chỉ bán ngoài vỉa hè, trong phạm vi diện tích nhỏ hẹp nhưng nơi góc chợ Kỳ Lừa này có bày bán đủ các loại côn trùng bán đúng giá, chẳng ai nói thách bao giờ. Châu chấu, cào cào thì 7.000 - 8.000 đông /túi/ khoảng 15 -17 con đã gói sẵn. Riêng dế thì có dế loại nhỏ chưa có cánh cứng và dế loại to (dế già) có cánh cứng và có thể bay được. Tùy người mua lựa chọn nhưng giá các túi/ chai dế này đều có giá dao động từ 7.000 - 9 .000 đông/ khoảng 15 - 20 con dế.
Những con châu chấu là món ăn khoái khẩu của rất nhiều loại chim như chào mào, chích chòe...
Dế non béo múp chưa có cánh cánh rất được ưa chuộng vì những con chim bé có thể ăn được và no chưa nhiêu chất dinh dưỡng bổ sung cho chim.
Tôi bán côn trùng ở chợ này cũng nhiều rồi. Hôm nào đúng chợ thì mới mang bán chứ ngày thường ít người mua. Ngày xưa nơi đây chỉ có hai ba người bán, sau rồi được người chơi chim, cá cảnh biết đến truyền tai nhau nên chợ ngày càng đông lên. Người bán ở đây chủ yếu là bà con từ các vùng quê ven thành phố như Xuân Long, Hòa Cư, Tràng Các ... chị Thiêm chia sẻ.
Góc chợ bán côn trùng có một không hai giữa lòng thành phố.
Có ngày phơi nắng cả ngày, hoặc cả buổi tối bắt châu chấu, bắt dế cũng chỉ bán được vài chục nghin. Nhưng vào mùa côn trùng có khi được 150.000- 200.000 đồng mỗi phiên bán. Thậm chí, nhiều hơn nữa la tùy lúc bắt được ít hoặc nhiều. Mùa hè, mấy đứa trẻ con đi bắt phụ thì được nhiều hơn.
Ngày trước, châu chấu, dế, cào cào... kiếm được nhiều hơn bây giờ. Giờ nhu cầu tăng, côn trùng ngày càng khan hiếm, phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu nhiều nên chẳng còn mấy. Riêng dế thì phải cất công vào buổi tối thì mới bắt được nhiều, vừa ngồi bán các bà, các chị ngồi kể.
Hàng dãy dài bày bán toàn các loại côn trùng. Nhiều người đến để mua nhưng cũng không it người đến đê xem vì tò mò.
Trung bình mỗi túi cũng bán được với giá 7.000 đồng.
Anh Hải, phường Vĩnh Trại cho biết, chợ có bán nhiều loại nhưng phải biết chọn mua những túi dế hoặc châu chấu còn sống, như vậy chim ăn mới đảm bảo. Chợ bán nhiều vậy thôi nhưng đến gần trưa là hết sạch, không nhanh là chim lại phải nhịn, anh Hải cười noi.
Dế, châu chấu, cào cào được bỏ vào túi có đục lỗ bé bé trước để cho khách mua dễ dàng lựa chọn.
Vẫn còn đang kỳ nghỉ hè nên những đứa trẻ vùng quê cũng phụ bô me đi bắt châu chấu, dế mang ra chợ bán.
Dù diện tích nhỏ hẹp. không có không gian bày bán nhưng góc bán côn trùng này luôn luôn đông khách.
Bà Hợi (46 tuổi) ở huyện Cao Lộc cho biết, Bán côn trùng chỉ là nghề phụ, ba thương tranh thủ lúc rảnh đi bắt mang bán. Nghề này không mất vốn, chủ yếu mình bỏ công đi bắt. Châu chấu, cào cào thì bắt ở bờ ruộng, đồi cỏ, còn dế thì bắt ngoài vườn chỗ ẩm thấp. Dế đặc biệt tru ngu nhiều ở dưới những đống cây cỏ bỏ đi ở ngoài vườn lâu ngày đang mục dần.
Từ ngày có góc chợ bán côn trùng, dân chơi chim và buôn bán chim cũng tụ tập về đây để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Với những người đam mê chơi chim đôi khi mỗi con chim có thể có giá từ vài triệu vài chục triệu, nhưng với những người bình thường không nhìn thấy được giá trị thì những chú chim đó cũng chỉ là những con chim bình thường.
Theo Danviet
Quỹ tín dụng "đóng băng", dân nghèo mòn mỏi chờ trong vô vọng Vỡ quỹ, giám đốc đi tù, số tiền hàng chục tỷ đồng gửi vào Quỹ tín dụng không biết bao giờ mới lấy lại được khiến hàng trăm người dân xã Hoằng Đồng (Thanh Hóa) đứng ngồi không yên. Hàng trăm người dân gửi tiền vào Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Hoằng Đồng (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đã...