Trong nước Syria đang đánh nhau như thế nào?
Bỏ qua những tranh luận liên quan tới việc sẽ có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài đối với cuộc nội chiến, tình hình Syria vẫn rất căng thẳng…
Trong những ngày qua, khi Mỹ cùng các quốc gia phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận về một cuộc chiến có “khuôn khổ” đối với quân đội Chính phủ Syria thì những cuộc giao tranh giữa lực lượng chống chính phủ và quân đội của ông Bashar al-Assad vẫn nổ ra.
Tờ CNJ của TQ cho biết, quân đội chính phủ vẫn mở những chiến dịch truy quét đối với các lực lượng quân nổi dậy nhằm bảo đảm việc ổn định tình hình trong nước trước khi dồn lực để có cuộc chiến thực sự với Mỹ cùng đồng minh phương Tây nếu cuộc chiến xảy ra thực sự.
Ở một chiều hướng khác, không vì trông đợi sự trợ giúp từ bên ngoài, lực lượng nổi dậy tại Syria vẫn nỗ lực duy trì sự phản kháng “cần thiết” để tạo thế và lợi đồng thời chờ thời cơ ở một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài để tiến công lật đổ chính quyền của ông Bashar al-Assad.
Dù đang bị mất lợi thế trên chiến trường nhưng dường như lực lượng nổi dậy lại đang được đánh giá là đứng trước cơ hội lịch sử khi Mỹ, Anh cùng các quốc gia phương Tây đang có ý định trợ giúp quân sự đối với lực lượng này bằng một cuộc chiến đối với quân đội của ông Bashar al-Assad.
Video đang HOT
Thay vì không khí hòa hoãn nhằm chờ đợi những thông tin chính thức liên quan tới việc có hay không sự can thiệp quân sự từ bên ngoài cả lực lượng nổi dậy lẫn quân đội chính phủ tại Syria vẫn không ngừng chiến, các cuộc xung đột từ quy mô nhỏ đến những chiến dịch truy quét lớn vẫn được tiến hành liên tục.
Giây phút yên bình hiếm hoi cũng khó xảy ra trong bối cảnh hiện tại vì thế người dân Syria vẫn phải trông đợi nhiều hơn ở tương lai và có lẽ một cuộc chiến kéo dài sẽ là điều khó tránh tại quốc gia này.
Hình ảnh trẻ em ở Syria vẫn phải vui chơi trên đống đổ nát do bom đạn chiến tranh và nhiều dấu hiệu cho rằng tình hình bất ổn ở Syria sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài.
Dù kịch bản cho một can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây đối với Syria vẫn chưa được hình dung một cách cụ thể, thế nhưng tình hình bất ổn sẽ tiếp tục kéo dài tại quốc gia này là điều khó tránh khỏi và rõ ràng đời sống của người dân và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới là điều làm Syria suy yếu.
Trên thực tế chưa cần những lời tuyên bố cứng rắn từ phía Mỹ thì Syria giờ đây cũng đã trở thành một đất nước của sự đổ vỡ, “dường như thời kỳ đồ đá đã gần xuất hiện tại quốc gia này khi chưa cần sự can thiệp quân sự từ nước ngoài”, tờ japanmil nhận định.
Syria sẽ có viễn cảnh nào nếu cuộc nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra, thêm vào đó là sự can thiệp quân sự từ nước ngoài, đến lúc đó Syria sẽ không còn là nơi giải quyết mâu thuẫn nội tại mà là bãi chiến trường thu nhỏ của một cuộc thế chiến, tờ “tiếng nói nước Nga” nhận định về tương lai của Syria khi Mỹ và phương Tây vẫn quyết tâm mở cuộc chiến tại quốc gia này.
Theo Đất Việt
Điểm mặt vũ khí phương Tây đang bao vây Syria
Tình hình Syria bị can thiệp quân sự từ bên ngoài cận kề khi hàng loạt chiến hạm hạng nặng, tàu sân bay, và những vũ khí tối tân của các cường quốc nối đuôi nhau tập kết xung quanh nước này.
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được phát đi sau cáo buộc của quân nổi dậy rằng quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường ngày 21/8 vừa qua, khiến trên 1.000 thương vong, liên quân Mỹ - Anh đang khẩn trương chuẩn bị để tiến hành cuộc một cuộc can thiệp quân sự vào Damascus.
Theo nguồn tin của Anh, có thể sẽ có một hành động quân sự diễn ra trong tuần tới. Và để sẵn sàng cho hành động này, Hải quân Hoàng gia Anh đã hiện diện tại đây 2 tàu khu trục hạng nặng và một tàu sân bay HMS Illustrious chạy năng lượng hạt nhân.
Theo một số nguồn tin cho biết, hiện nay 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh cũng được cho là đang ở trong khu vực này. Không dừng lại với lực lượng này, Hải quân Anh tiếp tục cử một số chiến hạm tới Địa Trung Hải với lý do tập trận.
Tàu sân bay HMS Illustrious
Để kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria tiến hành đạt hiệu quả, Hải quân Mỹ đã điều động một lực lượng hùng hậu bao gồm 4 chiến hạm hàng đầu của Hạm đội 6. Tuy nhiên theo một số nguồn tin, có thể Mỹ sẽ tiếp tục điều động thêm một số chiến hạm nữa tới khu vực này nếu cảm thấy cần thiết.
Trước đó, trong tháng 6/2013, Mỹ đã điều 1 số hệ thống tên lửa Patriot và nhiều máy bay chiến đấu F-16 tới Jordan để sẵn sàng đối phó với Syria khi cần thiết.
Ngay từ đầu năm 2013, Mỹ cùng với khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai các khẩu đội tên lửa Patriot dọc biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Các khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ được thiết kế để bắn hạ các tên lửa Scud hoặc những tên lửa tầm ngắn khác, vốn là những vũ khí mà chế độ Assad được cho là đang sở hữu. Hệ thống Patriot cũng có thể được triển khai như một phần của vùng cấm bay hoặc các chiến dịch trên không.
Ngoài số lượng tàu chiến được liên quân Mỹ - Anh triển khai, tại Địa Trung Hải còn có sự hiện diện vũ khí của Hải quân Nga với lực lượng khoảng 20 chiến hạm, máy bay chiến đấu. Trong đó vũ khí hạng nặng của Nga được triển khai tại khu vực này còn có tàu sân bay Kuznetsov - đây là chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga.
Hiện nay, các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã sẵn sàng cùng Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình và danh sách các mục tiêu đang được bàn bạc.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, tướng Nick Houghton, và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, sẽ gặp nhau tại Jordan trong ngày 26/8 để bàn các phương án can thiệp quân sự vào Syria.
Tham dự cuộc họp còn có các tướng lĩnh hàng đầu của nước chủ nhà, Ả Rập Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Ý và Canada.
Nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết, các cuộc đối thoại giữa Thủ tướng David Cameron và các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm Tổng thống Mỹ - Barack Obama, vẫn đang được tiến hành, song việc triển khai hành động quân sự có khả năng bắt đầu ngay trong tuần này.
Trong bối cảnh công tác chuẩn bị cho các cuộc tấn công diễn ra hết sức khẩn trương, Ngoại trưởng Anh William Hague đưa ra lời cảnh báo thế giới không thể chỉ đứng nhìn và để mặc chính quyền của Tổng thống Assad sử dụng các loại vũ khí hóa học để chống lại chính người dân Syria mà "không bị trừng phạt".
Theo một số chuyên gia nhận định, nếu Mỹ và các nước đồng minh phát động một cuộc can thiệp quân sự vào Syria thì hành động này sẽ mở màn cho một cuộc chiến tranh thế giới mới và hậu quả sẽ vô thảm khốc.
Pháp cũng sẵn sàng tham chiến? Trong khi đó, tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp hiện sẵn sàng hoạt động. Các quan chức cho biết tàu này hiện neo đậu tại cảng Toulon ở Địa Trung Hải. Pháp cũng có các máy bay tiêm kích Rafale và Mirage tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), qua đó cũng có khả năng tấn công tới Syria.
Theo QĐND
Mỹ sắp tấn công Syria? Theo một số nguồn tin, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad mới đây đã giết hại 1.300 người trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus. Nếu Tổng thống Assad được xác định là người trực tiếp ra lệnh thực hiện cuộc tấn công khủng khiếp này thì đây sẽ là...