Trồng “nữ hoàng quả khô” mắc ca: Giá cao nhưng làm sao để thu trái ngọt?
LTS: Trên thị trường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá mắc ca thô dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg. Với mức giá này, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, thậm chí vượt trội hơn so với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu…
Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. Vì sao như thế?
Hiện nay, mắc ca chỉ chiếm 1% (khoảng 62.000 tấn) trong tổng sản lượng 10 loại quả hạt khô cao cấp. Trong vòng 10 năm tới, dự báo tỷ lệ này có thể lên tới 5% đến 10% (tức là khoảng 620.000 tấn/năm). Đây sẽ là cơ hội lớn với ngành mắc ca Việt Nam…
Nông dân tìm đến các vườn ươm giống mắc ca chất lượng để hỏi mua sản phẩm… P.V
Tuy nhiên, dù nhiều tiềm năng nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo, các DN Việt Nam cần tham gia chế biến sâu để nâng cao giá trị mặt hàng mắc ca hơn nữa.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, gần 20 năm xuất hiện tại thị trường Việt Nam, thế nhưng chỉ gần mới đây (tháng 11/2018) cây mắc ca mới chính thức được công nhận thuộc danh mục 1 trong 20 loài cây lâm nghiệp chính tại Việt Nam và thuộc nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ.
Từ đây, ngành mắc ca Việt Nam mới có cơ hội “trở mình” trước những nghi ngại mà dư luận đặt ra trước đó.
Các cấp, ban, ngành ủng hộ
Đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến cây mắc ca, tạo hành lang pháp lý trong việc sản xuất và kinh doanh. Trong đó, phải kể đến Thông tư số 30/2018/TT-Bộ NNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
“Vai trò của Thông tư số 30 là rất quan trọng, là tiền đề để ngành mắc ca Việt Nam đề ra các định hướng phát triển trong thời gian sắp tới”, một lãnh đạo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định.
Cây mắc ca tại một trang trại ở TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: V.L
Video đang HOT
Cũng theo vị này, hiện nay Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã đề ra chương trình hành động với 6 vấn đề cơ bản để phát triển ngành hàng mắc ca Việt Nam. Trong đó, vấn đề xây dựng và phát triển ngành giống mắc ca chất lượng cao là rất quan trọng.
Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Hùng, thì chia sẻ: “Hiệu quả của cây mắc ca trồng ở vùng Tây Nguyên hiện tại đã được minh chứng. Đây chính là loài cây lâm nghiệp đa mục đích, ngoài việc chống xói mòn, tăng độ che phủ, cân bằng hệ sinh thái… loài cây này còn mang lại hiệu quả kinh tế khá triển vọng”.
Đồng quan điểm, ông Ma Doãn Giang – Phó Giám đốc Công ty CP Liên Việt Lai Châu, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mới một số địa hình vùng núi phía Bắc hoặc Bắc Trung Bộ, nếu trồng cây keo thì sau 6-7 năm cũng chỉ thu hoạch vài chục triệu/ha; nhưng nếu trồng mắc ca thì lợi nhuận có thể đạt tới 100 triệu/ha và mức thu này liên tục duy trì trong hàng chục năm sau vì tuổi đời cây mắc ca có thể lên tới 60-70 năm”.
Tất nhiên, ông Giang cũng khuyến cáo, không phải bất cứ loại đất nào cũng thích hợp với mắc ca, thế nên bà con nông dân cần tham khảo ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trước khi mua giống trồng đại trà.
Còn theo bà Đào Thị Lan Hoa – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì cho biết: “Hiện nay, diện tích mắc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ước tính có trên 750ha, trong đó diện tích trồng xen trong vườn cà phê, hồ tiêu chiếm khoảng 600ha, trồng thuần 150ha. Diện tích trồng tập trung chủ yếu tại huyện Krông Năng (trên 300ha), và TP.Buôn Ma Thuột. Tiềm năng phát triển của mắc ca tại Tây Nguyên đến năm 2030 được dự báo sẽ đạt 2.200 ha trồng thuần và 24.250 ha trồng xen”.
Cơ hội rộng mở
Theo báo cáo từ Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, thế giới hiện có khoảng 78 triệu người sử dụng nhân mắc ca hàng ngày. Năm 2019 dự báo tiêu thụ tới 62.000 tấn nhân mắc ca (khoảng 234.000 tấn hạt). Thị trường mắc ca cũng đang mở rộng nhanh chóng.
Ngoài các thị trường tiêu thụ mắc ca truyền thống là các nước phát triển gồm Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Đài Loan… Sắp tới, sẽ có thêm nhiều thị trường tiêu thụ mắc ca như Hàn Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
“Hiện tại, tốc độ tăng trưởng thị trường mắc ca thế giới hiện khoảng 12%/năm. Trong vòng 10 năm tới, dự báo tỷ lệ sử dụng hạt mắc ca có thể lên tới 5 – 10% (tức là khoảng 620.000 tấn/năm). Riêng tại Trung Quốc, mức tiêu thụ mắc ca ước tăng tới 50%/năm. Đây sẽ là cơ hội lớn với ngành mắc ca Việt Nam nếu khai thác tốt thị trường tỷ dân này”- đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam thông tin.
Trong khi đó, theo báo cáo nghiên cứu thị trường từ Công ty Bonjour Đà Lạt, tổng sản lượng hạt mắc ca nhập khẩu vào Việt Nam năm 2019 tính đến ngày 21/12 là khoảng 29.000 tấn hạt, trong đó có 26.000 tấn là tạm nhập tái xuất chủ yếu thông qua cảng Cát Lái và Hải Phòng.
Lưu lượng dịch chuyển với nhiều hình thức khác nhau tại Việt Nam là khoảng 3.000 tấn, trong đó có 2.200 tấn được gia công tại các nhà máy lớn và tiếp tục “tạm nhập tái xuất” đến các nước khác.
“Tổng sản lượng mắc ca có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam đạt khoảng 600-650 tấn, nhưng khoảng 10-15% được thu mua làm hạt giống. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ trên thế giới là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của Việt Nam còn rất ít”- đại diện Công ty Bonjour Đà Lạt, cho hay.
Tuy nhiên, dù nhiều tiềm năng nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo, các DN Việt Nam cần tham gia chế biến sâu để nâng cao giá trị mặt hàng mắc ca hơn nữa.
Chị Nguyễn Thị Thu Phương – Giám đốc Công ty CP Damaca Nguyên Phương, cho hay: “Để nâng cao giá trị hạt mắc ca, chúng tôi đã đầu tư dây chuyền sản xuất với quy mô khoảng 300 tấn/năm, nhưng năm 2019 này mới chỉ thu mua được khoảng 60 tấn tươi vì nguồn cung từ thị trường còn rất ít. Thêm vào đó, việc mắc ca đang có giá nên có tình trạng bị mất trộm và bà con hái non để bán dẫn đến chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất còn tỷ lệ khá lớn chưa đạt”.
Những tín hiệu tích cực từ "nữ hoàng quả khô" mắc ca
Về đại ngàn Tây Nguyên những ngày này, đâu đâu cũng nghe bà con nông dân bàn tán về câu chuyện thu nhập khấm khá từ loại cây mắc ca.
Chuyên đề cây "nữ hoàng quả khô" mắc ca:
Trên thị tr ường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá mắc ca thô giao động tự 100-120 ngàn/kg. Với mức giá này, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, thậm chí vượt trội hơn so với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu... Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào t ình cảnh "tiến thoái l ưỡng nan" v ì v ườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. V ì sao nh ư thế?
Bài 1: Những tín hiệu tích cực từ "nữ hoàng quả khô" mắc ca
Về đại ngàn Tây Nguyên những ngày này, đâu đâu cũng nghe bà con nông dân bàn tán về câu chuyện thu nhập khấm khá từ loại cây mắc ca. Dù không được chăm sóc cẩn thận, kỳ công như hồ tiêu, cà phê hay sầu riêng, nhưng mắc ca - loài cây được mệnh danh là "nữ hoàng quả khô" - đã từng bước khẳng định vị thế của mình khi đem lại thu nhập khá giả cho người nông dân...
Khoảng 10 năm trở lại đây, cây mắc ca được trồng trên diện tích lớn tại các tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một loài cây có giá trị, hứa hẹn sẽ giúp bà con cải thiện kinh tế.
Ồ ạt trồng mắc ca
Anh Đinh Tất Thắng (thôn Giang Ninh, xã Ea Pu'k, huyện Krông Năng, Đăk Lăk) bên vườn trồng mắc ca của gia đình.
Những ngày cuối năm, bà Võ Thị Thành (thôn Tân Châu, xã EaTo'h, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk) chuẩn bị vay tiền để mua cây giống mắc ca trồng xen vào 2 ha đất cà phê của mình. Bà Thành chia sẻ: "Đất nhà tôi mấy năm nay trồng tiêu xen lẫn cà phê nhưng hiệu quả kinh tế giảm mạnh. Bây giờ nghe nói trồng mắc ca sẽ cho thu nhập cao hơn rất nhiều nên tôi chuẩn bị vay tiền, phá bỏ hết hồ tiêu và một phần cà phê để trồng mắc ca".
Hồ hởi là thế, nhưng khi được hỏi có cảm thấy an tâm khi phá bỏ hồ tiêu và cà phê để trồng mắc ca hay không? Bà Thành ngập ngừng: "Nghe nói thu nhập cao nên cứ làm thôi...".
Cũng đã trồng được gần 1 năm với khoảng 500 cây trên diện tích 2,1 ha, anh Nguyễn Trí Công (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), cũng tỏ ra không mấy tự tin về tương lai của khu vườn nhà mình. Theo anh Công, do... "nghe nói" cây mắc ca cho thu nhập cao nên anh tìm mua cây giống nhưng do nguồn vốn hạn chế nên chỉ chọn những cây giống giá rẻ chỉ từ 35 - 40 nghìn đồng/cây, bây giờ nghe nói cây giống chuẩn, được bảo đảm lên tới 60 - 80 nghìn đồng/cây, còn giống trôi nổi chỉ sợ không có quả hoặc năng suất thấp.
"Bây giờ mà phá bỏ thì tiếc công chăm sóc, tiền vốn bỏ ra nên thôi cứ để cầm chừng vài năm nữa xem sao", anh Công nói.
Trường hợp như bà Thành, anh Công không phải là hiếm. Theo thống kê của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tính đến hết năm 2018, diện tích trồng cây mắc ca (chủ yếu tại các tỉnh ở Tây Bắc, Tây Nguyên) khoảng 10.000 ha. Song đây chỉ là diện tích trồng tập trung được thống kê. Ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết: "Nếu tính theo đầu cây giống được cung ứng ra thị trường, theo quy cách 200 cây/ha, thì diện tích trồng mắc ca hiện nay đã vào khoảng 20.000 ha. Chưa kể, việc trồng lẻ tẻ của người nông dân theo các loại giống trôi nổi trên thị trường thì diện tích có thể còn lớn hơn".
Như vậy, chỉ sau một năm, diện tích trồng cây mắc ca đã tăng gấp đôi. Đáng nói, một phần diện tích không nhỏ là người nông dân mua cây giống trôi nổi trên thị trường và nguy cơ mua phải giống kém chất lượng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Hữu Hiển (thôn 8, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột), chủ vườn ươm Anh Quân, cho biết, ông nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, sản xuất cây giống mắc ca từ năm 2008 đến nay. Theo ông Hiển, điều quan trọng nhất là phải tìm được cây giống vườn đầu dòng chất lượng cao, điều này quyết định tới 90% sự thành công của cây mắc ca. Sau đó, cắt chồi của cây này ghép vào hom giống, kết hợp với chăm sóc tốt, sẽ có cây giống "chuẩn".
"Nếu không tìm được cây bố mẹ chuẩn thì rất nguy hiểm, cây sẽ không có trái, hoặc ra quả ít, năng suất thấp, đã có nhiều hộ phải phá bỏ vườn cây, vì năng suất quá thấp. Nhất là trong khi tuổi đời của cây mắc ca rất dài, lên tới 60 - 70 năm. Ngoài ra, gốc ghép cũng phải là gốc khỏe. Do đó, phải chọn hạt giống tốt để có bầu cây khỏe (cây thực sinh), không nên tận dụng hạt kém chất lượng để làm giống, hạt kém, sinh cây kém", ông Hiển nói thêm.
Và những tín hiệu tích cực...
Trái mắc ca trái mùa của gia đình anh Đinh Tất Thắng.
Hiệu quả của cây mắc ca tới thời điểm hiện tại đã được kiểm chứng khi giá trị thu nhập mang lại cho người nông dân là rất lớn. Tại nhà anh Đinh Tất Thắng (thôn Giang Ninh, xã Ea Pu'k, huyện Krông Năng, Đăk Lăk) - anh Thắng cho biết: "Tôi trồng khoảng 2.200 cây mắc ca trên diện tích 6 ha. Năm 2019 này, tôi thu được khoảng 20 tấn hạt và bán với mức giá 100 - 106 nghìn đồng/kg hạt. Năm sau năng suất sẽ còn lớn hơn vì vẫn còn một lượng lớn cây mới bói trái năm nay. Tôi đánh giá thu nhập từ cây mắc ca hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng cà phê, hồ tiêu".
Cũng theo anh Thắng, chi phí đầu tư cho 1 cây mắc ca vào khoảng trên dưới 100 nghìn đồng/năm (gồm phân bón, nhân công, tưới tiêu...), bình quân sẽ vào khoảng 240 triệu đồng/năm. Sau khi trừ các chi phí, khoản lợi nhuận thu được từ bán hạt mắc ca cũng đạt hơn 1,7 - 1,8 tỷ đồng.
Thu nhập tiền tỉ từ cây mắc ca cũng được minh chứng qua thực tế tại nhiều hộ nông dân các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên như: Ông Điểu Đắc (bon Bu Brăng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông); ông Đinh Công Định (ngụ xã Đliê Ya, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk)...
Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, trên thế giới hiện có khoảng 78 triệu người sử dụng nhân mắc ca hàng ngày. Năm 2019 dự báo tiêu thụ tới 62.000 tấn nhân mắc ca (234.000 tấn hạt). Thị trường mắc ca cũng như các loại quả hạt khác (điều, óc chó, dẻ, hạnh nhân...) đang mở rộng nhanh chóng. Các thị trường tiêu thụ mắc ca truyền thống là các nước phát triển gồm Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Đài Loan... Hiện nay, mắc ca chỉ chiếm 1% trong tổng sản lượng 10 loại quả hạt khô cao cấp. Trong vòng 10 năm tới, dự báo tỷ lệ này có thể lên tới 5% đến 10% (tức là khoảng 620.000 tấn/năm). Đây sẽ là cơ hội lớn để phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
Còn ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, thì cho biết: "Với mức giá từ 80 - 100 nghìn đồng/kg hạt, nếu người nông dân trồng đúng cây giống mắc ca theo tiêu chuẩn mà Hiệp hội kiểm soát và công bố, thì hiệu quả kinh tế mang lại là rất lớn, vượt trội hẳn so với trồng cà phê, hồ tiêu vì bình quân mỗi cây mắc ca đã trồng được trên 10 năm cho lượng hạt từ 8 - 10 kg/cây, nếu chăm sóc tốt, thậm chí có nơi còn cho tới 15 kg hạt/cây".
Mặt khác, theo ông Huy, mắc ca là cây lâm nghiệp, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau 3 năm trồng, mắc ca có thể đạt chiều cao 3 m, tán lá rộng trên 2,5 m và đạt độ che phủ tương đối. Như vậy, việc trồng mắc ca vừa đem lại lợi ích về kinh tế cũng như phủ xanh đất trống, đồi trọc hiệu quả...