Trồng nho làm vang và giấc mơ mới của doanh nghiệp Việt
Ngày nay, người ta đã bắt đầu thấy hình ảnh những vườn nho vang phủ xanh trên dải đất miền Trung khô hạn, và người nông dân cũng đã quen dần với phong cách canh tác mới, cùng công nghệ làm nông hiện đại. Kết quả là những chai vang cao cấp thực sự mang hương vị Việt Nam đã hiện diện đều đặn hơn trên thị trường…
Hành trình ghi tên thương hiệu Việt trên”bản đồ vang” thế giới của Ladora Winery, nếu từng khiến nhiều người hoài nghi thì nay, đã hiện thực hóa được nền tảng quan trọng nhất để bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh và bền vững. Đây là một câu chuyện thú vị về những doanh nghiệp Việt dám “mơ”.
Ngành làm vang Việt Nam: Từ không đến có
Rất nhiều báo cáo cho thấy Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường lý tưởng của châu Á cho rượu vang. Ngoài số lượng lớn được nhập khẩu từ các “cường quốc rượu vang”, thị trường đã có bóng dáng của một vài thương hiệu vang nội địa. Tuy nhiên, trước câu hỏi: “Liệu có hay không rượu vang Việt Nam đích thực?”; mà lâu nay, vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Bởi lẽ, về căn bản, công nghệ và vùng nguyên liệu để làm nên các loại vang mang hương vị đặc trưng địa phương không được nghe nói tới nhiều.
Một vườn nho vang tại Ninh Sơn, Ninh Thuận của Ladora Farm
Từ nhiều năm trước đây, nền tảng của ngành làm vang Việt Nam hầu như không có gì. Nhập khẩu nguyên chai, hoặc nhập khẩu vang nước để đóng chai tại Việt Nam và những cố gắng chen chân ở phân khúc phổ thông giá rẻ là những gì người ta thường nghĩ đến về vị thế của những doanh nghiệp có liên quan đến ngành.
Thế nhưng, cách nay một thế kỷ, người Pháp đã từng có tham vọng xây dựng ngành làm vang tại Việt Nam với nhà máy làm vang đầu tiên đặt tại Đà Lạt. Có nghĩa rằng, trong quan sát và đánh giá của những người đến từ quê hương của vang, ở Việt Nam, có đầy đủ cơ sở để phát triển lĩnh vực này.
Mặt khác, trước nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng của thị trường, làm vang thương hiệu Việt không chỉ là cơ hội kinh doanh, mà còn mang nhiều ý nghĩa về văn hóa xã hội, và văn hóa ẩm thực mang tầm quốc tế. Cơ hội được tham gia vào bản đồ văn hóa ẩm thực thế giới.
Ladora Winery được thành lập trên những nhận định và tiền đề này. Đây là nhà làm vang Việt Nam được đầu tư chuyên nghiệp, hướng tới những dòng vang cao cấp, mở đường cho sự phát triển của ngành ngay trên đất nước và mang “giấc mơ” ghi tên thương hiệu Việt trên”bản đồ vang” toàn cầu.
Cơ hội thị trường, tinh thần kinh doanh và “giấc mơ” nghe có phần “táo bạo” trên đã thúc đẩy quyết tâm xây dựng thương hiệu bằng sự đầu tư dài hạn, mang tính cam kết và chiến lược kiến tạo nghiêm túc. Bắt đầu từ việc tìm kiếm, kế thừa những nền tảng, giá trị có sẵn, nâng niu những di sản hiếm hoi còn sót lại, đầu tư mạnh tay vào đào tạo nhân lực, sử dụng lực lượng chuyên gia tư vấn và trang bị công nghệ mới từ chính các cường quốc làm vang…
Nông dân địa phương đã quen thuộc với phương thức canh tác hiện đại
Video đang HOT
Nỗ lực đầu tư và triển khai quyết liệt đã giúp nhanh chóng hình thành nên nền tảng cho Ladora Winery. Những chai vang mang thương hiệu Chateau Dalat đã được tung ra thị trường trong sự chào đón của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng và giới thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, lại vẫn câu hỏi: “Liệu có thể làm vang Việt Nam đích thực không?”
“Vang Việt Nam đích thực” là sản phẩm phải mang hương vị đặc trưng địa phương – vốn được quyết định bởi nguồn nho được tạo nên từ thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng của đất Việt. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng nhất để tuyên ngôn rằng “Việt Nam có thể làm vang đẳng cấp”; cũng là công đoạn đầu tư mà Ladora Winery quyết tâm và nỗ lực cao nhất.
Vườn nho vang và tương lai được xây từ gốc
Sau một quá trình phân tích và đánh giá chi tiết, vùng đất Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, được lựa chọn để phát triển vùng nguyên liệu làm vang của Ladora Winery.
Nho vang có đặc trưng không ưa nước, chịu hạn cao, chỉ cần khoảng 60% nhu cầu nước tưới so với cây nho ăn trái thông thường. Trong 1-2 năm đầu, cây nho vang chỉ cần được tưới nước ở mức cần thiết. Sau 3-4 năm, với đặc điểm có rễ cái dài- có thể lên đến 3m, cây sẽ cắm rễ sâu vào lòng đất, tự hút nước và dưỡng chất để sinh trưởng nên tần suất cần tưới nước giảm dần. Trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng, để tăng hàm lượng đường trong trái nho, hoàn toàn không cần tưới nước… Với những đặc điểm này, cây nho vang chính là lựa chọn phù hợp nhất để trồng trên vùng đất Ninh Thuận.
Nho Việt Nam để làm nên loại vang mang hương vị riêng biệt của Việt Nam.
Mặt khác, nhiều mẫu đất từ vùng nông nghiệp ở Ninh Sơn được gởi đến các phòng phân tích tại châu Âu cho thấy thành phần khoáng chất lý tưởng để tạo nên trái nho vang đạt chất lượng cao và cho hương vị đặc trưng. Và như thế, một vùng nông nghiệp vốn trước đây chỉ trồng mì, bắp ở Ninh Sơn đã được Ladora Winery đầu tư thành vùng chuyên canh nho vang chất lượng cao.
Từ đó, một mô hình làm nông nghiệp sạch, hiện đại được phối hợp giữa doanh nghiệp và nông dân địa phương một cách hài hòa. Doanh nghiệp quy hoạch, cải tạo đất, trang bị quy trình, công nghệ canh tác, cung cấp giống và hướng dẫn, kiểm soát quá trình canh tác. Người dân địa phương được đào tạo để theo kịp và dần làm chủ tập quán canh tác mới. Những vườn nho được đảm bảo về sản lượng, chất lượng và đầu ra…. Đây là giải pháp hoàn hảo cho vùng nông nghiệp vốn chỉ phấp phỏng dựa vào may rủi của thời tiết.
Với một chiến lược đầu tư lâu dài hướng tới mục tiêu 100 hecta, vùng nguyên liệu nho vang Ladora Winery dự kiến sẽ cho 2 vụ thu hoạch mỗi năm với năng suất 10 – 15 tấn/ hecta mỗi vụ. Nho vang của Ladora Winery đã được chứng minh đạt chất lượng để làm nguyên liệu cho rượu vang cao cấp theo chuẩn mực quốc tế.
Có thể nói, việc phát triển vùng trồng nho vang của Ladora Winery không chỉ có ý nghĩa trả lời cho câu hỏi: “Liệu có thể làm vang Việt Nam đích thực không?”, mà còn là đóng góp vào việc mang đến giải pháp nâng cao giá trị cho nông nghiệp địa phương. Không những thế, đây còn là một xem như một cam kết mạnh mẽ cho mục tiêu ghi dấu ấn trên “bản đồ Vang” thế giới của doanh nghiệp Việt.
PV
Theo Dantri
Vinamilk trưởng thành từ tầm nhìn xuất sắc
Trong khi nhiều công ty nước ngoài đã và đang thực hiện hàng loạt các vụ M&A các thương hiệu Việt Nam, thì ở chiều ngược lại, Vinamilk là một cái tên sáng giá "làm nên chuyện" cả tại thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Vinamilk đang viết tiếp câu chuyện của mình với vinh quang và cả những đam mê chinh phục mới.
Những sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk đang ngày càng chiếm lĩnh vị trí cao trong tâm trí người tiêu dùng Việt
Những con số biết nói
Những ngày gần đây trên trang mạng xã hội, clip nhạc "Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam" trên kênh YouTube được nhiều người chia sẻ kèm những lời bình luận đầy lạc quan: "Đời bỗng nhiên tươi hẳn ra, tư hao qua Viêt Nam ơi". Tinh đên ngay 23/8/2016, chỉ sau hơn 20 ngày phát hành, clip nay đã vượt gần 28 triệu lượt xem trên tất cả các kênh. Co thê noi không dễ có một thương hiệu Việt được nhiều người tiêu dùng đón nhận và chia sẻ với đầy niềm tự hào. Clip nhạc được Vinamilk thực hiện dù không có ngươi nôi tiêng, không hai cương điêu ma vân đươc ngươi dung internet chia se rông rai vơi cam xuc lâng lâng cham vao trai tim cua ngươi xem.
Đáng tự hào hơn vì trong số nhiều thương hiệu Việt gặp khó khăn, thậm chí biến mất thì Vinamilk vẫn trụ vững và ngày càng tạo ra những dấu ấn đầy ấn tượng. Năm 1976, Vinamilk tiêp quan 3 nhà máy: Thông Nhât, Trương Tho, Dielac. Và sau 40 năm, Vinamilk đa trở thành môt thương hiêu vưng manh. Theo thống kê, năm 2015, doanh thu Vinamilk đat 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng.
Trong ngành sữa, hiện nay Vinamilk chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc, 40% thị phần sữa bột và với 212.000 điểm bán lẻ và 575 cửa hàng phân phối trực tiếp. Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đo co nhưng quôc gia yêu câu rât cao vê chât lương trong san phâm dinh dương như Nhât, Canada, Mỹ, Uc....
Tầm nhìn một thương hiệu
Trong vòng đời của một doanh nghiệp, có những thương hiệu phát triển tốt, có thương hiệu xuất hiện, nổi lên rồi...nhạt nhòa. Với Vinamilk, có thể thấy dấu ấn thương hiệu này ngày càng rõ nét và không ngừng cải tiến, hội nhập để duy trì vị thế trên thị trường.
Trong nhưng ngay đâu thanh lâp, Vinamilk găp không it kho khăn, thiết bị công nghệ cũ kỹ, không có nguồn ngoại tệ đê nhập khẩu nguyên liệu nên Vinamilk đã chủ động liên doanh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ra mắt nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ đê xuât khâu tai chô, giup Vinamilk thu ngoại tệ. Sau hơn 1 thâp niên, từ vài trăm triệu đồng ban đầu, Công ty đã nâng vốn tự có lên 20 tỷ đồng, gia tăng đươc sản lượng, doanh thu vượt kế hoạch trong năm 1987.
Vinamilk vừa khánh thành nhà máy sữa Angkor tại Phnom Penh, Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này
Không ngừng ở đó, Vinamilk liên tục hoàn thiện mình, tìm tòi phát triển sản phẩm mới và đầu tư máy móc thiết bị công nghệ để chuẩn bị cho sự tăng trưởng mạnh trên thị trường.
Có thể nói, ở Vinamilk, tinh thần "vươn lên" luôn luôn được ban giám đốc Vinamilk truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ và trở thành phương châm để Vinamilk không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là lý do khiến Vinamilk không dậm chân tại chỗ mà luôn luôn đi kịp cùng nhu cầu thị trường và ngày càng có nhiều sản phẩm đáp ứng với thị trường. Đinh điêm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh vươt bâc của Vinamilk đươc xac đinh vào 2013 khi Vinamilk quyết định đâu tư vao 2 siêu nhà máy có tổng vốn đâu tư gần 5.000 tỷ đồng tại Bình Dương. Nhà máy sản xuất sữa nước rộng hơn 20 ha tai Binh Dương, công suất 800 triệu lít sữa mỗi năm. Còn nhà máy sữa bột có công suất 54.000 tấn mỗi năm, ngay khi vận hành trong thang 4/2013 đa giup Vinamilk đat doanh thu khoảng hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so vơi năm 2012. Hiện tại, riêng Vinamilk đã chiếm khoảng 40% thị phần sữa bột.
Tầm nhìn xuất sắc của Vinamilk còn thể hiện ở chỗ ban lãnh đạo Vinamilk không chỉ nhìn thị trường sữa gói gọn trong nước mà đặt mục tiêu và khát vọng cao hơn: vươn tầm thế giới thông qua mở rộng và đầu tư các nhà máy tại Việt Nam lẫn các khu vực trọng tâm. Tính đến nay Vinamilk đã 13 nhà máy tại Việt Nam và 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand, và Campuchia. Vinamilk con co 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand.
Vươn tầm quốc tế
Sự thành công của Vinamilk gắn liền với vai trò cua dan lãnh đạo, đăc biêt la "bông hông thep" - bà Mai Kiều Liên. Nữ thuyền trưởng này đã chứng minh những quyết định của bà luôn mang về lợi ích tốt đẹp cho công ty.
Sự thành công của Vinamilk gắn liền với vai trò cua dan lãnh đạo, đăc biêt la "bông hông thep" - bà Mai Kiều Liên. Nữ thuyền trưởng này đã chứng minh những quyết định của bà luôn mang về lợi ích tốt đẹp cho công ty.
Năm 2012 khi làn sóng M&A đổ bộ vào Việt Nam thì cũng là lúc Vinamilk nhận ra phải có chiến lược toàn cầu hóa đúng đắn cho thương hiệu của mình. Nhờ có một ê kíp đam mê, học hỏi không ngừng và được trui rèn lớn mạnh qua thực tế thị trường, Vinamilk được các nhà đầu tư tin tưởng và không ngừng ủng hộ những quyết sách của mình. Nhưng chiên lươc phát triển trong nươc, cũng như sự dũng cảm và quyết đoán của CEO Mai Kiêu Liên được chứng minh trong chiến lược toàn cầu hóa của thương hiệu này. Không chi đâu tư trong nươc, Vinamilk con manh tay "mang chuông đi đanh xư ngươi". Sở hữu 100% cổ phần Driftwood hồi tháng 5/2015, mỗi năm Vinamilk có thêm vài ngàn tỷ đồng doanh thu từ công ty đặt tại Mỹ nay. Trươc đo, năm 2012, Vinamilk gop vôn vao nhà máy Miraka tại New Zealand, đa mang vê tông công hơn 2 triệu NZD cho Vinamilk. Công ty cung tiên phong xây dưng nha may sưa đầu tiên tai Campuchia, khi thang 5/2016 Vinamilk đa khánh thành nhà máy Angkor Milk 23 triệu USD tại tại đây.
Nhìn lại 40 năm, có thể thấy Vinamilk lớn mạnh nhờ có một tầm nhìn xuyên suốt và kiên trì bám sát thị trường. Chính bản thân ban lãnh đạo và đội ngũ của Vinamilk đã là một nguồn tài sản quý giá mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Cơ chế quản trị khoa học, sự minh bạch của hệ thống cùng với kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo ở Vinamilk..., là những nền tảng chắc chắn để những nhà đầu tư trong ngoài nước tin tưởng, yên tâm giao phó sứ mệnh lèo lái con tàu Vinamilk vượt những hải trình xa xôi. Vinamilk biết tự thiết lập cho mình "khoảng trống" để tự hoạch định và phát triển. Vinamilk còn tự thúc ép mình, không ngủ quên trên chiến thắng mà luôn đón bắt những thay đổi để thích nghi và hội nhập. Chính vì thế mọi nguồn lực của Vinamilk đều được đầu tư cho sự phát triển ngành sữa. Từ đó, thương hiệu này ngày càng và tự tin, dẫn đầu và không ngừng chinh phục những cột mốc mới.
Những con số ấn tượng . Là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016). Tông đan bo hiện nay (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết): 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến số bò của Vinamilk sẽ có khoảng 160.000 con vào năm 2017 và 200.000 con vào năm 2020 với san lương sữa tươi nguyên liệu đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi. Vinamilk xếp thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015 (ước tính theo số liệu từ Euromonitor).
Vinamilk đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba Ngày 20/8/2016, tại Hà Nội, Vinamilk đã tổ chức chương trình "Giấc mơ sữa Việt" và lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập công ty. Tại lễ kỷ niệm, Vinamilk đã hỗ trợ 20 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường thuộc 14 tỉnh khó khăn và 6 tỉnh thực hiện tốt chương trình này. Tổng số tiền được Vinamilk hỗ trợ trong năm 2016 tương đương khoảng 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non và tiểu học. Với những đóng góp của Công ty Vinamilk trong nhiều năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Vinamilk. Đây là lần thứ hai Vinamilk nhận được giải thưởng cao quý này.
"Vinamilk được xem như một minh chứng cho sự năng động và sự vượt khó, trỗi dậy, vươn ra thế giới của con người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam" - Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Thúy Hằng (TMDT-VN)
Hạt gạo xuất khẩu Việt Nam đang "lép" Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 tới 800.000 tấn so với kế hoạch đưa ra đầu năm bởi thị trường gặp nhiều khó khăn. Có thâm niên xuất khẩu 20 năm nhưng đến nay, gạo Việt Nam đang dần bị mất thị trường, từ châu Âu tới châu Á. Người...