Trồng nhãn ghép VietGAP, quả to, da bóng, thu hơn nửa tỷ/năm
Trồng nhãn ghép theo quy trình VietGAP, quả to, da sáng, chất lượng tốt, mỗi năm anh Trần Như Kiên, bản Pha Cúng (xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) thu hơn nửa tỷ đồng từ bán quả nhãn tươi cho thương lái.
Sau 8 năm bươn chải, làm thuê, làm mướn, tích cóp, dành dụm được ít tiền, anh Kiên mua hơn 1ha vườn đồi của người dân trong bản để trồng nhãn. Đó là năm 2001, anh Kiên về quê ở Hà Nam, mua 200 cây nhãn mang lên trồng trên mảnh đồi cách nhà chừng 200m. Phần vì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, phần vì được anh chăm bón cẩn thận, vườn nhãn sinh trưởng, phát triển tốt.
Nhà anh Kiên có 6ha nhãn, trong đó 4ha đã cho thu hoạch
Nhận thấy giống nhãn thực sinh (nhãn cỏ ) năng suất thấp, chất lượng không cao, năm 2003, anh Kiên bắt đầu ghép mắt cải tạo vườn nhãn của mình bằng giống nhãn lồng Miền Thiết từ tỉnh Hưng Yên. Mỗi năm ghép một ít, đến năm 2005 anh Kiên ghép xong 200 cây.
“Năm 2006, tôi đã có thu nhập từ vườn nhãn ghép. Thời điểm đó, giá nhãn tuy không cao song so với nhiều loại cây trồng khác thì giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Cứ có tiền là tôi lại mua thêm đất đồi liền kề của bà con dân bản, sau đó cải tạo mở rộng diện tích trồng nhãn. Đến nay, tôi đã có cả đồi nhãn ngút tầm mắt, rộng 5ha. Đó là chưa kể 1ha nhãn trồng trên mảnh vườn cạnh nhà” – anh Kiên chia sẻ.
Được chăm sóc tốt, đúng kĩ thuật, vườn nhãn nhà anh Kiên năm nào cũng cho quả
Trang trại trồng nhãn của anh Kiên nằm trên triền đồi, cách nhà ở chừng 200m, được bao bọc bởi những bức tường xây và lưới B40. Hơn 1.000 cây nhãn đang độ thu hoạch, cây nào, cây nấy cũng chùm nhiều hơn lá, quả sai trĩu, to đều, da sáng, nhìn phát hờn.
Chỉ vào cây nhãn, quả sai chi chít, anh Kiên cho biết: Nhãn là loại cây dễ tính nhưng cũng rất khó tính, nếu không chăm sóc tốt thì khó có cái ăn. Trồng nhãn mất mấy năm đầu “không có ăn” trong khi lại phải đầu tư cây giống, công trồng, chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Sang năm thứ 4, cây nhãn mới bắt đầu cho thu hoạch.
Để không phải chịu cảnh “Một năm ăn quả, một năm bỏ vườn” thì phải làm tốt ngay khâu chăm sóc vườn nhãn sau khi thu hoạch. Khi thu quả xong, anh Kiên thường cắt tỉa cành già, tạo tán rồi cho “ăn phân”.
Video đang HOT
Vụ nhãn năm nay, anh Kiên dự kiến thu hơn 50 tấn quả tươi
“Tôi cuốc xung quanh gốc nhãn rồi bỏ phân chuồng xuống, sau đó lấp đất. Khi cây nhãn tách hoa, ra quả non, tôi lại bón tiếp một đợt phân chuồng nữa. Thường thì một năm, tôi bón 5 lần phân cho vườn nhãn, tùy theo thời kì sinh trưởng của cây mà sử dụng loại phân phù hợp. Khi cây nhãn ra quả non cần phải cắt tỉa bớt lượng quả, chứ không nên giữ toàn bộ, để cây nuôi quả đẹp hơn và có sức cho quả vào năm sau” – anh Kiên vui vẻ nói.
Để phát triển bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2016, anh Kiên đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, chuyên về trồng trọt và chăn nuôi.
Nhãn nhà anh Kiên, quả to đều, da sáng, được nhiều khách hàng lựa chọn
Hợp tác xã do anh làm giám đốc có 9 thành viên. Anh Kiên bắt đầu áp dụng quy trình kĩ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP vào chăm sóc vườn nhãn của gia đình và vận động các thành viên Hợp tác xã làm theo. Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam đã có hơn 30 ha nhãn được công nhận VietGAP, trong đó, anh Kiên có 6ha.
Tất cả các khâu, từ chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu đều được anh và các thành viên trong Hợp tác xã ghi chép tỉ mỉ.
Trong phòng trừ sâu bệnh, anh Kiên chỉ sử dụng thuốc trừ sâu trong danh mục cho phép và tuyệt đối không phun thuốc sâu khi chuẩn bị thu hoạch quả.
Được nhà nước hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới ẩm tự động trên diện tích 1h nhãn, thấy hiệu quả, anh Kiên mạnh dạn đầu tư lắp đặt thêm, đảm bảo tưới cho toàn bộ diện tích nhãn của mình.
Theo anh Kiên, nhãn ở Pha Cúng không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn đẹp mã
Chăm sóc theo quy trình VietGAP, vườn nhãn của anh Kiên và của các thành viên trong Hợp tác xã sinh trưởng, phát triển tốt, năm nào cũng trĩu quả, da sáng, chất lượng tốt, được các thương lái săn lùng mỗi khi vào vụ thu hoạch. Vì đảm bảo chất lượng nên giá bán nhãn tươi của anh Kiên luôn cao hơn nhãn trồng ở nhiều nơi khác trong tỉnh Sơn La.
Vườn nhãn của anh Kiên, cây nào, cây nấy cũng trĩu quả
Trong tổng số 6ha nhãn của anh Kiên, đã có 4ha cho thu hoạch. Mấy năm gần đây, năm nào anh Kiên cũng thu trên dưới 500 triệu đồng từ bán quả nhãn tươi ra thị trường.
“Dự kiến năm nay tôi thu được khoảng 50 tấn nhãn tươi. Nếu bán với giá bình quân 13.000 đồng/kg như hiện nay, tôi cũng thu được hơn 600 triệu đồng” – anh Kiên vui vẻ nói.
Theo Danviet
Ghép mắt nhãn muộn lên gốc nhãn ta, quả sai trĩu, lãi hơn nửa tỷ
Anh Trần Hùng Mạnh, xóm 3, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ghép nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương (nhãn ta) và trồng mới 800 gốc nhãn muộn trên diện tích 7ha, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi khoảng 600 triệu đồng.
Thời gian gần đây, nhiều người dân sinh sống ở huyện Mai Sơn,(Sơn La) đã có khối tài sản lớn nhờ trồng và ghép nhãn muộn trên đất dốc. Gia đình anh Hùng là một trong những hộ tiên phong ở xóm 3, tiểu khu Nà Sản ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình.
Nhờ ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã tạo nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh Mạnh.
Anh Mạnh chia sẻ: Tôi trồng nhãn địa phương được 20 năm nhưng thấy nhãn không được sai quả, chất lượng kém, thị trường tiêu thụ hầu như không có, giá cả thấp... nên tôi chuyển sang ghép mắt nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương để cải thiện kinh tế gia đình. Trong quá trình chăm sóc nhãn, tôi thường hay cắt tỉa ngọn để hạn chế chiều cao của cây, qua đó tạo điều kiện cho cây phát triển nhiều cành hơn, thuận lợi cho việc ra hoa kết trái và thu hoạch nhãn về sau....
Theo anh Mạnh, sau 2 năm ghép vườn nhãn bắt đầu cho quả bói, đến năm thứ 3 cho sai quả đầy cành. Các cành nhãn ra trạt những quả là quả. Nhận thấy nhãn muộn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, anh đã cải tạo lại đất nương trồng mới 800 gốc nhãn muộn để tăng cao lợi nhuận hơn...
Hiện nay, tại vườn nhãn của anh Mạnh có 1.500 gốc nhãn muộn cho sãi trĩu quả.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vườn nhãn phát triển tốt, anh Mạnh đầu tư vốn đào giếng, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước tưới cho 7ha diện tích nhãn muộn. Ngoài ra, anh còn dùng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, NPK, bón cho cây trồng. Nhờ vậy, mà vườn cây của gia đình anh từ khi ghép mắt đến hiện tại đều xanh mơn mởn và cho qua đầy cảnh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt, vườn nhãn của anh Mạnh năm nào cũng cho quả đầy cành.
Theo anh Mạnh, nhãn muộn dễ trồng, dễ ghép và rất thích hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Bên cạnh đó, nhãn muộn có khả năng chống sâu bệnh tốt, cùi dày, mọng nước nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch nhãn có rất nhiều lái buôn và khách hàng quen thuộc đến vườn thu mua.Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm của gia đình tôi luôn ổn định và bán được giá khá cao.
Sau mỗi vụ thu hoạch nhãn, anh Mạnh thu lời 600 triệu đồng mỗi năm.
Từ lúc tôi ghép và trồng nhãn muộn đến nay, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã dư giả và có của ăn của để, tạo công ăn việc làm dài hạn cho 2 người công nhân, mỗi tháng 4, 5 triệu đồng. Moi năm đến vụ thu hoạch nhãn, tôi thường vận chuyển xuống thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hòa Bình... tiêu thụ nên thị trường đầu ra luôn được ổn định và bảo đảm. Sau khi trừ phí, trung bình mỗi năm tôi lãi khoảng 6.00 triệu đồng từ nhãn muộn- anh Mạnh cho biết...
Theo Danviet
Nhãn ghép Sơn La ngày càng tăng giá, không có chuyện 3.000 đồng/kg Ông Hà Quyết Nghị, GĐ Sở NNPTNT Sơn La cho biết, hiện nhãn tại Sơn La mới chỉ chín được khoảng 50% và đang vào trà thu hoạch chính vụ. Đặc biệt, khoảng 1 tuần trở lại đây, giá nhãn tại Sơn La đang có chiều hướng tăng. Cụ thể, nếu như đầu mùa, giá nhãn loại đẹp bình quân tại các nhà...