Trong nhà có một “bà dâu”
Chuyện mẹ chồng, con dâu không chung quan điểm sống dẫn tới mâu thuẫn gia đình mà kể mãi cũng không hết chuyện.
Nếu cứ khư khư lề thói cũ, những thế hệ người già sẽ không nhận được sự hiếu thuận của con cái, ngược lại người trẻ, nếu quá tân tiến thì bất đồng sẽ là chuyện đương nhiên.
Khi chồng là của quý
Sinh ra và lớn lên ở Hải Dương, chị Hạnh ra Hà Nội học và lấy chồng. Hiện chị là nhân viên kinh doanh cho một công ty tư nhân. Chồng chị cũng không phải người Hà Nội.
Mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi chị Hạnh sinh đứa con trai đầu lòng và vợ chồng chị đón mẹ chồng từ quê ra trông cháu. Không muốn để mẹ vất vả nên chị Hạnh cố gắng làm hết mọi việc nhà để bà chỉ chơi với cháu.
Một ngày của chị bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc lúc 12 giờ đêm mới xong hết việc nhà. Vì công việc nhiều nên chị đề nghị với chồng phụ làm việc nhà với mình. Thương vợ, chồng chị nhất trí, nhưng cũng kể từ đó mẹ chồng tôi luôn tỏ thái độ không bằng lòng, vì bà quan niệm đàn ông chỉ làm việc lớn.
Đỉnh điểm là một hôm khi chị Hạnh đang cho con ăn, chồng chị bê mâm bát đi rửa, mẹ chồng chị đã đứng phắt dậy chạy đến và tát thẳng vào mặt chị vì cái tội “bắt chồng rửa bát”.
Khi trong nhà có một “bà dâu”
Chuyện vợ chồng bà Hà ở Thanh Lương, Hà Nội, khổ vì con dâu cả xóm ai cũng biết. Vợ chồng bà đều là giáo viên về hưu, có cậu con trai út mới lập gia đình. Con trai chỉ làm một nhân viên văn phòng nên thu nhập cũng eo hẹp, còn con dâu làm kế toán trưởng cho một công ty xuất nhập khẩu nên thu nhập khá hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Sau ngày cưới, con dâu bà tuyên bố hàng tháng sẽ đưa cho mẹ chồng hẳn 10 triệu đồng để cơm nước, nhưng sẽ không làm việc nhà. Đã vậy, bữa ăn nào con dâu cũng chê đồ ăn không ngon như thịt bò dai, cá nhiều xương… và tỏ ý nghi ngờ tiền ăn bị bớt xén.
Quần áo con dâu thay ra vợ chồng bà phải dọn dẹp, góp ý thì con dâu nói thẳng: “Bố mẹ ở nhà có làm gì đâu mà không làm nổi những việc đó”.
Nhưng điều bà Hà bực nhất là con dâu nhất quyết không sinh đẻ với lý do sợ mất việc. Vợ chồng bà nhẹ nhàng khuyên bảo đẻ sớm không tuổi lớn sẽ nhiều ảnh hưởng sức khỏe mẹ con thì, con dâu thẳng toẹt: “Ông bà lương hưu ba cọc, ba đồng có nuôi nổi con cháu đâu mà đòi đẻ”, biết vợ láo nhưng con trai cũng đành im lặng vì lương không nuôi đủ vợ con.
Cởi mở để tan “bão”
Hai câu chuyện trên đây chỉ là ví dụ rất nhỏ cho xung đột mẹ chồng nàng dâu. Đó là vấn đề của “nhập gia tùy tục”, chuyện xưa và áp lực nay… Theo thạc sĩ Minh Tâm – một nhà nghiên cứu về gia đình – Những gia đình Việt Nam xưa nay, ai cũng muốn lấy cái nền nếp gia phong để giữ yên kỷ cương trật tự. Trong gia đình có ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt… nhất nhất tuân thủ nền nếp đã có từ bao đời. Con dâu về nhà chồng thì phải xắn tay áo vào công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa. Rồi thì trăm thứ lễ nghĩa khác phải tuân theo…
Thế rồi bỗng dưng đến thời hiện đại, con dâu đổi nết đòi thuê người giúp việc, đòi chồng phải bình đẳng trong việc bếp núc nội trợ… “Cuộc chiến” gia đình đã xảy ra. Chính vì mâu thuẫn ấy, mà đa phần cô dâu thời nay đòi ra ở riêng để tự do lo liệu gia đình, đòi bình đẳng gia đình, khiến bố mẹ chồng cảm thấy hụt hẫng, mặc cảm rằng mình không lo được cho con…
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Minh Tâm, áp lực gia đình là chuyện muôn đời, xưa nay đều có. Với tiêu chí của cuộc sống ngày nay, muốn gia đình nhiều thế hệ sống hòa thuận ấm cúng, vui vẻ chan hòa thì các mọi người cần cởi mở thân thiện sẻ chia trong mọi việc với nhau.
Nếu cứ khư khư lề thói cũ, những thế hệ người già sẽ không nhận được sự hiếu thuận của con cái, ngược lại người trẻ, nếu quá tân tiến dẫn đến cách sống và cư xử lố bịch, thì bất đồng sẽ là chuyện đương nhiên. Biết đổi mới tư duy, biết thích nghi với hoàn cảnh, chính là điều kiện để hạnh phúc, Thạc sĩ Minh Tâm nhấn mạnh.
Theo afamily
"'Mẹ cũng có chồng, sao lại cướp chồng con?"
Chuyện nhà bà Hồng đang trở thành sự kiện nóng hổi của cả khu phố khi nàng dâu "tai ngược" lớn tiếng tố cáo bà cướp chồng cô.
"Mẹ đi mà yêu chồng mẹ ấy"
Mấy hôm nay, nhà bà Hồng lặng ngắt vì hai người đàn bà tránh mặt nhau, trong khi hàng xóm thì ồn lên, hào hứng "buôn dưa". Các bà già lắc đầu bảo bọn dâu con bây giờ láo thật, những câu như vậy cũng dám nói với mẹ chồng, cho dù bà Hồng đúng là cũng tai quái. Còn cánh phụ nữ trẻ thì hả hê, coi Huệ, con dâu bà, là nữ anh hùng khi dám ném vào mặt "kẻ áp bức" những câu như nói hộ lòng họ như vậy.
Sự bất mãn đã ủ men trong lòng Huệ từ mấy năm trước khi bắt đầu về làm dâu, bởi cái luật bất thành văn trong gia đình: cái gì trái ý bà Hồng, cái đó nhất định sai. Cả ba người đàn ông, gồm chồng và hai con trai bà Hồng, đều nhất nhất nghe lời bà, vậy không cớ gì cô con dâu chân ướt chân ráo từ đâu về lại chẳng tuân lệnh.
Huệ phải tập ăn cay, thậm chí cả nước canh cũng cay xé lưỡi, tập nấu cơm bằng nồi áp suất và vô số "quy định" tỉ mỉ khác trong nếp sống nhà chồng. Từ chỗ diện đúng mốt, cô Huệ đổi sang "ăn mặc như mụ điên" để không phải nghe mẹ chồng lải nhải cho đến khi cô khuất phục. Một ví dụ điển hình là khi cô diện quần tất mỏng màu đen hoặc cát cháy, mẹ chồng cứ ca cẩm "đi tất gì mà chân đen như cẳng chó, trông vừa xấu vừa kém đứng đắn", rồi "khuyên" con dâu dùng loại quần tất màu trắng ngà như của bà để đôi chân nó trắng trẻo. Thấy Huệ không nghe, bà cứ nói mãi, lôi cả đám đàn ông không bao giờ dám trái ý trong nhà ra làm trọng tài, khiến Huệ nổi khùng vứt hết đám quần tất rồi chuyển sang mặc quần bò cho yên thân.
Nhưng điều làm Huệ "cay" nhất là bà Hồng luôn muốn kiểm soát tình cảm của con trai với con dâu. Mặc dù được chồng chiều theo mọi ý thích nhưng bà lại rất khó chịu khi con trai tỏ ra chiều vợ. Trong bữa ăn, có món gì ngon, nếu chồng chậm gắp vào bát mình thì bà sẽ dỗi không ăn, nhưng nếu thấy con trai gắp cho vợ thì bà hầm hầm nét mặt mỉa là đồ dại gái. Trong khi chồng bà hằng ngày đấm lưng, bóp vai cho vợ thì bà vẫn bực tức ra mặt khi con trai dắt hộ vợ chiếc xe máy khi đi làm. Nhiều lần bà "dạy dỗ" Huệ rằng đàn bà cũng phải biết tự lập, đừng có việc cỏn con cũng nhờ chồng, rằng đã lập gia đình thì đừng có nhõng nhẽo bắt chồng chiều như thời con gái.
Ảnh minh họa.
Mỗi buổi tối, sau khi ăn uống dọn dẹp xong, hầu chuyện bố mẹ một lúc, Huệ muốn cùng chồng về phòng tâm sự, vì vợ chồng mỗi ngày cũng chỉ được một vài giờ bên nhau. Thế nhưng lần nào bà Hồng cũng xua con dâu về phòng trước rồi cầm chân con trai cho đến lúc bà quyết định đi ngủ. Huệ nói: "Mẹ chồng em quen với việc là người phụ nữ duy nhất trong gia đình, vừa muốn ra lệnh vừa muốn được chiều chuộng, độc chiếm những người đàn ông trong nhà. Bà không muốn họ để mắt đến ai khác, kể cả vợ hay người yêu. Thế là tối nào cũng vậy, bà ngồi như nữ hoàng với chồng và hai con trai xung quanh dù chẳng có việc gì, và cho con dâu ra rìa".
Một hôm, đang sẵn bực tức với sếp ở cơ quan, nghe mẹ chồng dạy là đêm ngủ đừng có "bóc lột" chồng quá kẻo khổ thân "nó", nên bỏ cái thói ích kỷ mới hơn 9 giờ tối đã muốn lôi chồng về phòng riêng như thế, Huệ nổi điên bật lại. Mẹ con qua lại mấy câu nữa thành cãi nhau to. Hồng gào lên: "Mẹ cũng có chồng, sao cứ đòi cướp chồng con? Mẹ lúc nào cũng đòi bố phải chiều mẹ, xoắn xuýt bên mẹ, sao lại cấm chồng con yêu thương con? Mẹ đừng có lấy cớ là vì yêu con trai này nọ, mẹ đi mà yêu chồng mẹ ấy".
"Mày không được phép sướng hơn tao"
Cũng căm ghét việc con trai thể hiện tình yêu với con dâu nhưng nguyên nhân sâu xa của bà Liên lại hoàn toàn khác. Là một phụ nữ từng gặp bất hạnh trong hôn nhân, bà không chịu nổi khi nhìn con dâu hạnh phúc.
Mặc dù không hề phản đối con trai lấy Quỳnh nhưng ngay từ hồi cô về ra mắt đến nay, bà Liên chưa bao giờ ngừng việc chê bai cô với mọi người: một đứa con gái chẳng có gì nổi bật, nhan sắc bình thường, sức khỏe kém, trình độ vừa phải, nấu nướng cũng chỉ tàm tạm, gia cảnh chẳng lấy gì làm khá. "Ấy thế mà nó thật tốt số, lấy được thằng chồng vừa giỏi vừa tốt, đúng là trời không có mắt, ở đời chẳng có gì là công bằng", bà nói với giọng cay đắng.
Sở dĩ bà Liên thấy trời không có mắt là do xét các mặt, bà hơn đứt con dâu: xinh đẹp hơn, sắc sảohơn, nữ công gia chánh vào hàng xuất sắc, ấy thế mà đường tình duyên lại khổ một đời. Sống chung với bố chồng Quỳnh được 6 năm thì ông yêu người khác và kiên quyết ly dị, bà sống trong nỗi thù hận với đàn ông. Rồi không cam lòng chôn vùi cuộc đời trong cảnh cô đơn, bà tạm gác nỗi hận ấy để xúc tiến việc tìm hiểu những người đàn ông khác, hy vọng có thể đi bước nữa. Có ít nhất 3 người đàn ông tiến đến mức "mấp mé hôn nhân" với bà nhưng rồi đều rút lui cả. Bà đành ở vậy nuôi Cường, cậu con trai duy nhất.
Chứng kiến cuộc đời mẹ, Cường rất hiểu nỗi khổ của phụ nữ, nên khi lấy vợ, anh cố gắng đối xử vợ thật tốt, với thật nhiều cảm thông và yêu thương, nương nhẹ. Nhưng chính điều đó khiến bà Liên thấy đố kỵ, mặc dù Cường trước sau không hề lơ là việc bày tỏ tình cảm và chăm sóc mẹ. Dù con trai rất có hiếu nhưng bà nghĩ, bà đã khổ cả đời, lại là mẹ đẻ của anh nên hưởng phúc là đương nhiên, còn "con bé kia" là người dưng nước lã, lại chẳng có công lao gì sao đã sung sướng sớm như vậy? Nghĩ đến những đoạn trường đã trải suốt mấy chục năm, bà thật không cam lòng.
Vì thế, tuy trước mặt con trai, bà Liên tỏ ra phúc hậu, bao dung nhưng sau lưng anh, bà tìm cách gây khó dễ cho nàng dâu, hành hạ cô, muốn cô cũng nếm trải ít đắng cay cho công bằng. Bà cũng khéo léo răn đe, ràng buộc để Quỳnh không "mách" chồng. Vì thế, Cường không hiểu tại sao tuy được cả gia đình yêu thương, điều kiện kinh tế lẫn công việc đều thuận lợi mà vợ vẫn ngày một xanh xao, với những thoáng u uất, buồn bã, nhưng hễ hỏi đến thì cô lại cười xòa làm ra vẻ không có gì. Đôi khi, trước sự quan tâm của chồng, Quỳnh rơi nước mắt nhưng lập tức lấp liếm.
Một lần, khi bị mẹ chồng ép quá, Quỳnh hỏi thẳng rằng cô không đắc tội gì với bà, sao bà lại ghét cô như vậy. Mẹ chồng trả lời: "Tao không ghét mày, nhưng đời mày quá sướng, quá may mắn. Mày không được phép sướng hơn tao, hiểu chưa?".
Quỳnh nghĩ mình nên thông cảm với mẹ chồng, nhưng cô cảm thấy nếu cứ thế này thì không sống nổi. Cô muốn nói thật với chồng, nhưng lại sợ anh đau khổ. Vả lại, mẹ chồng cô chắc đã tính đến chuyện ấy mà chuẩn bị phương án đối phó, nên nếu nói ra, mẹ chồng "phản chiêu" thì có khi cô lại thành kẻ dối trá, vô ơn, sướng còn không biết đường hưởng... "Đến một ngày nào đó không chịu nổi nữa, có lẽ em sẽ để lại một bức thư cho anh ấy, kể hết mọi chuyện rồi ra đi, vì em không nỡ bắt anh ấy lựa chọn giữa vợ và mẹ", Quỳnh nói.
Những người bạn của Quỳnh cho rằng giải pháp đó cực kỳ trẻ con, sặc mùi "sến sẩm" kiểu tiểu thuyết ba xu. Họ khuyên cô nói cho chồng biết, để nếu anh không "điều chỉnh" được mẹ thì cũng biết vợ mình đang gặp chuyện gì; có một người thấu hiểu thì sẽ dễ chịu đựng sự hành hạ của mẹ chồng hơn.
Hiện Quỳnh chưa biết mình sẽ làm gì. Còn mẹ chồng cô hả hê vì hành tội được con dâu nên dường như không nhận ra bà đang "ăn bớt" hạnh phúc của con trai mình.
Theo afamily
"Ai làm đĩ?" "Ai làm đĩ thì còn phải xem lại! Xưa nay người ta nói lấy đĩ về làm vợ chứ không lấy vợ về làm đĩ!" - Cô im đi! Không kiềm chế được, Minh vung tay tát một cái nảy lửa vào mặt Thơm. - Anh! Anh dám tát tôi à? Anh tát tôi chỉ vì một người đàn bà, một người đàn...