Trồng ngay 5 loại cây này trong nhà, vừa hút khí độc vừa làm đẹp không gian
Cây cảnh không chỉ là vật trang trí trong nhà, giúp không gian sống trở nên sinh động, ấn tượng mà còn có nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe con người.
Dưới đây là 5 loại cây có tác dụng thanh lọc không khí, hút ẩm, diệt nấm mốc mà bạn nên sở hữu ngay để góp phần tạo nên một môi trường sống lành mạnh.
(Ảnh: Pinterest)
Lưỡi hổ
Đây được xem là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cả trong khoa học lẫn y học. Lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ từng được NASA nghiên cứu và công bố là có khả năng hấp thụ tới 107 loại độc tố, nhất là các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường.
Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng phong thủy như trừ tà, ngăn chặn những điều xui xẻo bởi nó tượng trưng cho sức mạnh của “chúa sơn lâm” theo quan niệm của người Á Đông.
(Ảnh: Pinterest)
Cọ cảnh
Cây cọ cảnh được xem như là một “bộ máy” lọc amoniac, là một trong những loại cây thanh lọc không khí tốt nhất.
Đặc biệt là khí benzen và formaldehyde, vốn là những loại khí được sinh ra từ những vật phổ biến trong nhà, từ khói thuốc và các tấm cách nhiệt, có thể gây ung thư cho con người.
Video đang HOT
Nhấn để phóng to ảnh
Lan ý
Với khả năng điều hòa không khí và tiêu diệt nấm mốc trong nhà, lan ý cũng là một loại cây cảnh được nhiều người ưa thích.
Bên cạnh đó, một lí do khác khiến nhiều người tìm đến với loài cây này là vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát của nó. Cây lan ý còn được gọi là cây bạch môn hay vĩ hoa trắng, tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của người phụ nữ”.
(Ảnh: Pinterest)
Vốn được nhiều chị em biết đến với công dụng làm đẹp, ít ai biết rằng nha đam cũng là một loại cây thanh lọc không khí cực tốt.
Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic và cacbondioxit. Việc trồng nha đam sẽ giúp bạn vừa có được một “chiếc máy lọc khí” mini, vừa cung cấp nguồn dược liệu quý giá giúp làm dịu các vết thương hay sát khuẩn, kháng viêm khi bị côn trùng cắn.
(Ảnh: Pinterest)
Nguyệt quế
Là một loài cây có xuất xứ tự nhiên từ vùng cận nhiệt đới, nguyệt quế rất ưa thích môi trường ẩm ướt vì nó cần được cung cấp nhiều nước. Loài cây này giúp hấp thụ độ ẩm không khí, tạo ra một môi trường khô thoáng, dễ chịu trong nhà.
Đặc biệt, nguyệt quế còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể dùng lá tươi hay khô thậm chí cả tinh dầu nguyệt quế, nấu nước để làm nước xông hơi sẽ làm chất nhầy ở phổi bị đẩy ra, đường hô hấp được lưu thông.
(Ảnh: Pinterest)
Thanh Nhàn
'Điểm vàng' đặt hũ gạo trong nhà để tích lộc tụ tài, ngồi không lộc lá cũng dồn đến tận cửa
Theo phong thủy, đây chính là vị trí tài lộc để đặt hũ gạo mang lại may mắn cho cả gia đình.
Vị trí đặt hũ gạo
- Không đặt hũ/thùng gạo ở hai hướng: Đông và Đông Nam
Phong thủy xưa kia quan niệm rằng hũ gạo thuộc hành Thổ bởi cây lúa cho gạo được trồng lên từ đất, đất là Thổ. Tuy nhiên, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc Mộc, mà Mộc khắc Thổ, nên không thể đặt hũ gạo ở hai hướng này dù nhà có chật chội thế nào đi chăng nữa.
Đặt ở hướng Đông và Đông Nam, gia chủ sẽ gặp nhiều trắc trở, vận xui, công việc không thuận lợi. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở hai hướng Tây hoặc Đông Bắc vì đây chính là hướng của hành Thổ.
- Hũ/thùng gạo phải được để "2 kín": Đậy kín, để nơi kín
Chưa nói đến khía cạnh phong thủy, ngay trên thực tế, nên đặt hũ gạo ở những nơi sạch sẽ, cao hơn mặt đất, đậy kín để tránh bụi bẩn, chuột gián, ẩm mốc có thể "tấn công" làm gạo nhanh hỏng, không tốt cho sức khỏe.
Trong phong thủy, Người Á đông quan niệm rằng việc kê cao hũ gạo sẽ thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình. Hũ gạo chính là cái kho cất giữ tài lộc thịnh vượng của gia đình, bởi vậy ngoài việc kê cao, còn phải cất ở nơi kín đáo, nhất định không nên để người lại nhìn thấy ngay khi bước vào cửa. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở một vị trí khuất nhưng dễ lấy ở trong bếp.
- Tuyệt đối không để hũ/thùng hết gạo
Việc để thùng/hũ gạo hết sạch sẽ chẳng khác nào thể hiện rằng gia đình đang mất đi tài lộc, thịnh vượng bởi theo phong thủy, hũ gạo là vật chứa đựng mang ý nghĩa tốt lành, vận may nên không được để trống rỗng.
Tốt nhất, nên đổ đầy hũ gạo khi chỉ còn một nửa cho chắc ăn và nên dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để luôn giữ vận may trong nhà và tránh những điều xui xẻo không đáng có. Thêm một điều nữa, không nên để ai đổ sạch hũ gạo đi, vì đây là điều kị trong phong thủy.
Đặt thêm một số yếu tố tăng may mắn
Một số chuyên gia phong thủy còn đặt một túi đỏ chứa tiền thật hoặc 3 đồng xu bên dưới đáy của bình gạo. Bạn có thể thử cách này với hi vọng tăng sự may mắn và giàu có.
Vật liệu sử dụng
Hiện nay bình gạo được bày bán được làm từ nhiều chất liệu nhưng gia chủ nên chọn bình đựng gạo bằng sứ hay gốm. Bạn nên tránh dùng đồ nhựa là yếu tố hỏa. Nó tượng trưng cho việc đốt hết của cải của gia đình. Chủ nhà cũng nên nhớ khi mua về phải tháo túi nilon đựng ra và đổ trực tiếp gạo vào bên trong bình.
Giữ xung quanh bình gạo sạch sẽ
Gia chủ cần giữ nơi đặt bình gạo sạch sẽ và quét dọn thường xuyên, không nên để rác rưởi hay đồ ăn thừa lên trên. Nếu có thời gian rỗi, gia chủ nên lau chùi phía ngoài bình đựng gạo để nó trông được sạch sẽ và luôn luôn mới. Có nhiều người thường không mấy quan tâm điều này nhưng đây là việc cần làm giúp đưa lại may mắn cho gia đình.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo 2sao.vn
Trang trí cổng nhà đón Tết theo cách này để may mắn ầm ầm kéo đến Trang trí cổng nhà làm sao để vừa đẹp mắt, vừa mang lại may mắn, tài lộc trong dịp năm mới là điều mà nhiều người quan tâm. Cổng nhà là bộ mặt của cả căn nhà, đồng thời cũng là nơi các thành viên thường lưu lại những khoảnh khắc đẹp, sum vầy bên nhau trong ngày Tết. Dưới đây là 4...