Trong mùa lũ, các webgame đầu tiên giờ sống thế nào?
Sống chung với lũ, điều gì đã khiến các webgame cũ vẫn sống tốt, phải chăng nhờ “chất” hay nhờ cách điều hành và nội dung game?
Với đủ mọi thể loại, cách chơi, từ bối cảnh kiếm hiệp, tiên hiệp, phương tây, hiện đại đến “lai vô tội vạ”, thậm chí có những webgame mà hệ thống tính năng không khác gì nhau được nhập về từ xứ sở gấu trúc liên tục từ giữa năm 2010 đến nay đã khiến các game thủ Việt Nam bội thực với món ăn này.
Vấn đề này xảy ra chủ yếu là dựa vào lợi ích về kinh doanh như: thu lời nhanh chóng, rủi ro và đầu tư ít, hàng loạt các NPH cả chính thức lẫn không chính thức tại Việt Nam như thiêu thân lao vào lũ, liên tục nhập các webgame về một cách vội vàng với chất lượng có thể nói là chẳng có mấy game đạt yêu cầu đã khiến game thủ và ngày càng phản cảm với các game giải trí đơn giản trên trình duyệt này.
Tuy nhiên, trong bầu trời đêm đầy bóng tối ngoài những vì sao đơn độc lóe sáng bởi được NPH đầu tư và chăm chút nhưng điều này là không đáng kể và ngày càng khó xuất hiện, thậm chí nhiều game được đánh giá cao thế nhưng vì “bội thực” mà không thể thoát khỏi cảnh chợ chiều. Những webgame thực sự chất lượng nổi lên trong cơn lũ này như Thần Chiến, Chân Long Giáng Thế, Bá Đao, Ninja … chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đến thời điểm hiện tại, khi ngồi viết bài này tôi cảm thấy loạn và choáng váng vì không thể nhớ hết tên webgame khi mà game thì cứ ra ngày một, cách chơi cũng chả khác nhau là mấy mà cách thức đặt tên lại na ná nhau chỉ được gói gọn trong các từ Ma, Tiên, Kiếm, Truyền Kỳ,…. Đặc biệt, tôi cũng vô cùng bất ngờ khi vẫn còn vài webgame từ cách đây 4 năm vẫn sống sót và tôi tự hỏi, liệu điều gì đã làm nên điều này?
Thể loại SLG – Mưu lược trong các cuộc công thành chiếm “bánh” của các nhà cầm binh
Nếu cách đây 3 năm (2009), được coi là thưở hồng hoang của webgame thì tiên phong trong thể loại RTS là Đế Chế Quật Khởi do VGame phát hành, với cách chơi đơn giản thể loại chiến thuật và xây dựng đã dễ dàng được game thủ tiếp nhận. Tuy nhiên, đế chế RTS này càng ngày càng trở nên lụi tàn khi Linh Vương (VTC), Tung Hoành Thiên Hạ (VNG), Truyền Thuyết Rồng (VGame),… chiếm đóng và lập nên quốc gia mới cho mình.
Một thời hùng bá đế chế SLG.
Trong cuộc chiến này, bất chợt một mỹ nhân mới xuất hiện đó là nàng hồ ly sexy Đắc Kỷ. Với mỹ nhân kế của mình, Đắc Kỷ đã mang lại thành công cho SGame tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, số server của tựa game này vẫn còn rất lớn trong khi nhiều webgame cùng thời kỳ đã phải từ giã cuộc chơi. Đây cũng là NPH đầu tiên đi tiên phong trong việc channeling webgame với các NPH khác trong nước.
Ngoài Đắc Kỷ, SGame còn biết đến với thành công trong việc phát hành Tam Quốc Truyền Kỳ, tựa game này cũng gây sóng gió không kém.
Thể loại RPG – Thành công không nhờ sự rập khuôn mà nhờ cách điều hành
Là món ăn mới lạ nên các game SLG đều được game thủ chú ý trong thời gian đầu, thế nhưng việc nhai đi nhai lại nhiều lần khiến mọi người cảm thấy chóng chán. Đứng trước cảnh này, điểm đột phá cái bóng của các game thể loại RTS trong năm 2009 đó là sự xuất hiện của Vua Pháp Thuật do VTC Online tại Tp.HCM phát hành. Với lối chơi turn-based tương tự như TS Online, hình ảnh kute 2.5D và các tính năng độc đáo về pet, phụ bản, … như một game nhập vai cài đặt, trò chơi này đã nhanh chóng thu hút một cộng đồng đông đảo nhất thời bấy giờ.
Video đang HOT
Sau khi ra mắt được 6 tháng, đến đầu năm 2010 Vua pháp Thuật đã bị chững lại khi các mắc xích khóa làng game Việt xuất hiện. Bị buộc phải cuộn mình với các chiến lược phải bỏ, trò chơi đã chuyển hướng chú tâm vào cộng đồng, liên tục cập nhật và đổi mới tính năng, hệ thống game và mang đến nhiều nét mới lạ mang phong cách Việt trong từng hoạt động, sự kiện đến cho game thủ. Sau nhiều lần nâng cấp phiên bản (hiện tại là phiênbản 10) trò chơi vẫn giữ vững vị trí đứng của mình trong làng game Việt.
Nhận thức được mảng RPG vẫn còn để ngõ, nàng hồ ly SGame cũng nhảy vào tranh đoạt với sự tham gia của Thần Tiên Vui vẻ, rồi đến thế lực mới nổi xGo cũng nhúng tay. Hàng loạt game mới chào sân như Tiên Kiếm, Khuynh Thành, Võ Lâm Chi Mộng, Pet Forest, Thần Mộ, … Tuy nhiên có lẽ do chiều sâu không đủ hoặc vì nguyên nhân nào đó mà nhiều game đã ra đi không hẹn ngày về.
Có câu “Trường Giang sóng sau đè sóng trước”, trong cơn lũ từ năm 2010 đến nay với ngày càng nhiều webgame cùng thể loại, thậm chí có game sở hữu đồ họa 3D như Bá Đao, Thần Chiến,… đặc sắc hơn xuất hiện. Nhưng ngoài một số ít game ấn tượng nêu ở phần trên, các webgame RPG còn lại được mở cửa ồ ạt đã nhanh chóng lui vào quên lãng.
Thể loại Casual – Đúng thời cơ sẽ tạo nên thành công
Thời kỳ làm mưa làm gió của Gunbound đã kết thúc, nhưng tâm trí game thủ Việt vẫn luôn hướng về tựa game này với nhiều ấn tượng sâu sắc cùng các từ ngữ “Gà, Búa gỗ, Rìu vàng,…” quen thuộc. Với tầm nhìn chiến lược, hai ông lớn làng game là VNG và FPT đã nhanh chóng chen chân khi đồng thời thỉnh về Gunny và TAAN với mục đích sống lại thời Gunbound.
Cả hai tựa game đều có nhiều điểm tương đồng về cách chơi, thế nhưng một trong những lợi thế của Gunny đó là chơi trên web, trong khi TAAN lại yêu cầu cài đặt. Đặc biệt, nhiều bạn bè của tôi, những người thường tham gia vào các tựa game lớn đều nhận xét TAAN hay hơn Gunny. Tuy nhiên, Gunny thành công có lẽ một phần do chớp được thời cơ ra mắt sớm hơn để thu hút được lượng game thủ trung thành cho riêng mình. Phần còn lại đó là cách điều hành của NPH.
Ngoài những game thuộc thể loại trên, trong năm 2009 cũng nổi lên thể loại game kinh doanh đó là Đại Gia do SGame phát hành. Tựa game này hiện vẫn đang phát triển khá tốt. Nếu tính về tuổi đời của webgame thì tính đến thời điểm 01/2013, có thể nói sau chặng đường phát triển 4 năm chàng gà già Gunny và kỵ sĩ già Vua Pháp Thuật là hai game “thế hệ cũ” thành công nhất tại Việt Nam.
Có lẽ vài dòng trên vẫn chưa tóm tắt hết được tình hình của các webgame cũ tại Việt Nam. Câu hỏi là tại sao các game đã ra mắt cách đây 4 năm, thế nhưng vẫn tồn tại dù một số game mới ấn tượng hơn, ra đời sau lại buộc phải buông cành? Vậy đâu là cơ sở để đánh giá chất lượng một webgame, đâu là cơ sở để xem một webgame là game chất, game rác? Liệu đây có phải là lúc mà các NPH cần nhìn lại những gì đang làm để mang lại không khí trong sạch cho làng game Việt.
Mong mọi người chia sẽ những nhận định của mình về các webgame cũ đang tồn tại, để chúng ta có thể có những đánh giá chính xác hơn về lý do tồn tại của chúng đến thời điểm này.
Theo Game8
Tương lai mờ mịt của các MMO cài đặt tại Việt Nam năm 2013
Như đã biết, dù năm 2012 còn chưa thực sự trôi qua nhưng hầu hết cộng đồng game thủ Việt Nam đã gửi gắm nhiều kỳ vọng cho năm 2013. Một trong số đó là mong muốn có thêm nhiều MMO cài đặt truyền thống với đồ họa 3D cập bến nội địa. Điều này cũng không có gì là lạ vì chúng ta đang nắm trong tay 2 MMORPG thuộc dạng "bom tấn" là Võ Lâm Truyền Kỳ 3 và Cửu Âm Chân Kinh, cả 2 đều được lên lịch ra mắt ngay đầu năm mới.
Nếu thực sự VNG và Sunsoft có thể hiện thực hóa được kế hoạch trên thì gần như họ đã "dọn đường" cho xu thế MMO cài đặt trở lại dải đất hình chữ S sau thời gian dài nhường chỗ cho webgame. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
VLTK 3, CACK gần như không có cơ hội phát hành
Thực tế thì cả VLTK 3 và CACK phiên bản Việt Nam đều đã hoàn tất mọi khâu chuẩn bị từ nhiều tháng trước, vì thế khó khăn đến từ khâu này là gần như không có trong thời gian tới. Nguồn tin riêng cho hay cả VNG và Sunsoft đều có thể mở cửa game ngay bây giờ, có điều 2 NPH này đều rất e dè hoặc cố tình tránh né không đề cập đến chúng.
Rất khó để VLTK 3 hoặc CACK có thể có giấy phép.
Nguyên nhân của sự e dè ấy cũng không có gì quá mới lạ, chính là khâu giấy phép phát hành còn rất khó khăn. Và được biết, năm 2013 gần như sẽ không có chuyện một MMO lớn nào xin được giấy phép. Thậm chí game còn được liệt vào danh sách các sản phẩm "không khuyến khích phát triển" tại Việt Nam.
Các nỗ lực nhằm xin cấp phép cho MMO vẫn được gấp rút triển khai, nhưng tương lai còn rất mịt mờ. " VLTK 3 và CACK chắc chắn không thể phát hành chính thức tại Việt Nam trong thời gian tới", đại diện một doanh nghiệp kinh doanh game online tâm sự.
Gần đây, "sự cố chủ quyền" liên quan tới Chinh Đồ cũng khiến cộng đồng gamer lo lắng rằng nó sẽ tạo hệ lụy không nhỏ cho toàn ngành trò chơi trực tuyến nước nhà. Thậm chí phương án xấu nhất đã từng được tính đến, đó là ngừng trệ hoàn toàn thị trường.
Cơ hội chỉ có nếu phát hành không theo "chính ngạch".
Sự thật bên trên tuy là tin chẳng vui vẻ gì với game thủ nội địa, nhưng chúng ta vẫn sẽ phải chấp nhận nó. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi thử nghiệm VLTK 3, VNG đột ngột im lặng mà không đưa ra được bất cứ kế hoạch tiếp theo nào. Hoặc như Sunsoft, dù CACK đã nằm trong tay hãng nhiều tháng, đã Việt hóa xong nhưng vẫn không dám lên tiếng khẳng định mình là chủ nhân của tựa game này.
Dĩ nhiên phát hành theo đường "chính ngạch" là không thể, nhưng chiêu bài "server ngoại, phiên bản Việt" vẫn có thể được sử dụng trong trường hợp này. Vấn đề là khi làm như vậy thì chính doanh nghiệp cũng không thể đảm bảo chất lượng game hoặc việc phục vụ gamer đạt mức hoàn hảo như phát hành chính thức.
Xu hướng nào lên ngôi năm 2013?
Với tương lai mịt mờ của MMO cài đặt, giá mua cao mà tỷ lệ rủi ro cũng không hề nhỏ, rõ ràng lựa chọn webgame vẫn là giải pháp khó tránh khỏi. Tuy nhiên quãng thời gian hơn 2 năm trời chìm đắm trong thể loại này đang khiến gamer Việt chán ngán đến cực độ, một phần cũng vì 80% webgame mua về sao chép lẫn nhau mà không có gì đổi mới.
Webgame 3D là sự lựa chọn khôn ngoan cho 2013.
Nếu vẫn cứ đi theo đường cũ, nguy cơ chính giới trẻ Việt sẽ quay lưng với game online nội địa là điều dễ xảy ra. Rất may từ giai đoạn cuối 2012 nhiều NPH đã bắt đầu những nỗ lực để cải thiện bộ mặt thị trường với thể loại webgame đồ họa 3D. Có thể kể ra cái tên điển hình như Thần Chiến của VTC Game, phiên bản web của Cửu Long Tranh Bá và sắp tới là game kiếm hiệp 3D chạy cả trên web lẫn client của Soha Game.
Theo dự đoán, năm 2013 các webgame 3D sẽ được phát hành ở Việt Nam với tần suất cao hơn. Việc đưa chúng về nước chính là phương pháp mới để tạo nên những bước đột phá về game online, khi mà thị hiếu cũng như yêu cầu của game thủ Việt đang ngày càng cao lên.
Khoảng cách client và webgame ngày càng hẹp dần.
Trên thực tế, ngay tại thị trường quốc tế thì webgame 3D cũng đang được nhiều NPH chú ý (điển hình như Drakensang Online, Call of Thrones, Epic of the Three Kingdoms...) một phần vì càng ngày khoảng cách của nó với một MMO cài đặt thông thường càng giảm xuống. Dĩ nhiên gamer vẫn phải cài đặt một số plug-in nhỏ trong máy để có thể thưởng thức đồ họa 3D trên trình duyệt nhưng vẫn tiện lợi hơn nhiều.
Lúc này vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì về làng game Việt năm 2013, thế nhưng với lượng dữ kiện hiện tại thì những dự đoán bên trên là hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo GameK
Thần Chiến náo loạn vì tình trạng gộp server vô tội vạ Sát nhập server vốn đã không còn là chuyện lạ ở làng game Việt như trước đây mà hiện nay, đây là một thực trạng xảy ra ở hầu hết các Webgame, đặc biệt là Webgame nhập vai. Đây có thể xem là một biện pháp giúp cứu vãn cho các server cũ đã và đang rơi vào tình trạng vắng vẻ khi...