Trồng mía lưu gốc – làm chơi ăn thật
Thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất mía, nhiều nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) còn áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.
Năm 2012, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hậu Giang đã triển khai xây dựng dự án tu bổ nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp nhằm bảo vệ hơn 6.000ha mía, giúp người dân chủ động bơm thoát nước khi có lũ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng mía.
Ông Thiết chăm sóc diện tích mía lưu gốc của gia đình. Ảnh: Thanh Duy
Gắn bó với cây mía gần nửa đời người, nhưng mãi đến vụ mía năm 2015 thấy đê bao kiên cố, không làm ngập diện tích mía, ông Phạm Hoàng Thiết ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu mới mạnh dạn áp dụng lưu gốc giống mía K 88 – 95 trên diện tích 2,5ha của gia đình. Theo dự đoán của ông Thiết, ruộng mía lưu gốc năm nay sẽ cho năng suất cao hơn so với hình thức trồng mới, do mía lưu gốc thường mọc thành bụi, số cây trong hàng nhiều hơn hình thức mía trồng mới.
Video đang HOT
“Mấy năm trước khi chưa có đê bao, đến mùa lũ thường gây ngập trên diện rộng. Nhưng từ khi có đê bao, gia đình tôi không lo mía bị ngập nữa. Tuy chưa thu hoạch, nhưng nhìn quá trình phát triển của cây mía cũng thấy phấn khởi. Bụi nào cũng có 2 – 3 cây, trong khi mía trồng theo hình thức xuống giống, mỗi bụi chỉ có 1 cây”.
Được biết, dù mới là năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, nhưng nông dân Phụng Hiệp đã lưu gốc được 574ha. Bà con cho biết, trồng mía lưu gốc giảm khoảng 40% chi phí đầu tư (tương đương 3 triệu đồng/công), bởi tiết kiệm được tiền mua mía giống, tiền đào học, nhân công trồng mía…
Ông Trần văn Tuấn – Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: “Trồng mía lưu gốc có nhiều cái lợi. Với nông dân, trồng mía theo hình thức này sẽ tiết giảm chi phí đầu tư, với các nhà máy đường, hình thức này cũng góp phần rải vụ, không bị động trong khâu thu hoạch”.
Theo Danviet
Trồng rong nho - nhàn như... đi tắm biển
Trồng rong nho vừa nhàn, đầu tư thấp lại cho năng suất cao. Nhờ rong nho, nhiều hộ dân tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đang có thu nhập khá ổn định, từ 5 - 10 triệu đồng/tháng.
Rong nho là một loại tảo biển, do hình dạng hạt rong giống quả nho nên được gọi là rong nho. Trong tự nhiên, chúng thường được phân bố tại các vùng biển ấm. Tại Việt Nam, các nhà khoa học cho rằng vùng biển Khánh Hòa có tiềm năng phát triển rong nho đạt năng suất cao nhất thế giới.
Rong nho có đặc điểm mềm, giòn, ngon, được thị trường ưa chuộng như một loại rau xanh cao cấp. Đây là một sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
Để trồng rong nho, ông Đặng Ngọc Minh (phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) chỉ phải bỏ chi phí 150 triệu đồng cho việc mua vật liệu, giống và đầu tư trang thiết bị. Số tiền này sẽ được ông thu hồi sau một năm nuôi trồng và bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi sẽ có nguồn lợi nhuận ổn định từ mô hình này.
Theo ông Minh, rong nho phát triển rất nhanh, từ khi trồng đến thu hoạch chỉ khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, người trồng hầu như không phải đầu tư chi phí chăm sóc mà vẫn có thu nhập ổn định.
"Cái này ai làm cũng được. Không phải làm gì nặng nhọc cả, khi thu hoạch chỉ xuống nước nhặt như mình đi tập thể thao, đi tắm biển vậy...", ông Minh chia sẻ.
Theo Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa, nghề nuôi trồng rong nho được phổ biến tại địa phương từ năm 2004. Qua thời gian nuôi trồng thử nghiệm, ngành nuôi trồng địa phương nhận thấy, Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình này. Chính vì vậy, từ 1-2 ha ban đầu, đến nay diện tích trồng rong nho tại địa phương đạt gần 100 ha.
Ảnh minh họa
Theo Danviet
Chuyện ông chủ trang trại qua đêm tại... chuồng heo Nuôi heo nhàn, có thể đúng với ai đó, còn với anh Nguyễn Duy Tuấn (Hoà Khương, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) nếu những con heo nái đến thời kỳ chuyển dạ vẫn đủng đỉnh chưa chịu đẻ thì ông chủ trang trại này phải qua đêm tại chuồng heo. Tốt nghiệp đại học Kinh tế, thay vì ở lại thành phố với...