Trong lúc lãi suất tăng cao, cổ đông nhận được hàng ngàn tỉ đồng cổ tức
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mạnh tay trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm đang tăng cao.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex – PLX) thông báo 9.11 là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với cổ đông để tham dự đại hội cổ đông bất thường 2022 lần 2 và nhận cổ tức năm 2021. Petrolimex sẽ trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%, tương ứng 1.200 đồng/ cổ phiếu và sẽ thanh toán vào ngày 29.11. Ước tính “ông lớn” xăng dầu sẽ chi hơn 1.551 tỉ đồng để trả cổ tức với tỷ lệ nêu trên.
Petrolimex sẽ chi hơn 1.551 tỉ đồng trả cổ tức. Ảnh NG.NGA
Tương tự, Tổng công ty Thiết bị Điện Đông Anh cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 8.11 để trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 30%, tương ứng 3.000 đồng/cổ phiếu. Với gần 32,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty cần chi khoảng 97,5 tỉ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất của công ty này là Tập đoàn Điện lực Việt Nam – đang nắm giữ hơn 15,1 triệu cổ phiếu sẽ nhận được khoảng 45,3 tỉ đồng.
Trong khi đó, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) sẽ trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với 12,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PSE cần chi hơn 31 tỉ đồng trả cổ tức năm 2022. Cổ đông lớn nhất của PSE là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) hiện đang là cổ đông lớn nhất với gần 9,4 triệu cổ phiếu. Như vậy, DPM sẽ nhận về hơn 23 tỉ đồng tiền cổ tức từ PSE.
Sẽ chi cổ tức cao hơn với tỷ lệ lên 50% bằng tiền mặt là thông báo từ Công ty CP Tập đoàn KIDO (KDC). Công ty này sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 để thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tương ứng 5.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. KIDO hiện có hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ chi khoảng 1.285 tỉ đồng để trả cổ tức đợt này…
Bàn giải pháp từ gốc dự trữ và cung ứng xăng dầu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Video đang HOT
Đây là buổi làm việc thứ hai sau chuyến thị sát với doanh nghiệp này ở khu vực phía Bắc nhằm nắm bắt tình hình thực tế về việc dự trữ xăng dầu, bảo đảm nguồn cung, nhất là trước biến động của những ngày giữa tháng 10 trên thị trường và một số tỉnh khu vực phía Nam; trong đó, có Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng và Đoàn công tác cũng khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong dự trữ xăng dầu, bảo đảm nguồn cung và kiến nghị của doanh nghiệp với Nhà nước.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên vấn đề dự trữ và cung ứng bảo đảm nguồn cho thị trường vô cùng quan trọng. Do đó, phải nắm được điều này để đưa ra biện pháp giải quyết tận gốc.
Mới đây, Ban cán sự Đảng của Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để xem xét, rà soát lại các quy định về lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu và các vấn đề về dự trữ xăng dầu quốc gia do phương thức quản lý, chủng loại, lượng dự trữ... còn nhiều bất cập, chưa thật rõ ràng; lẫn lộn giữa dự trữ Nhà nước với dự trữ thương mại. Ngoài ra, các vấn đề về chi phí, định mức, đơn giá bảo quản... còn chưa phù hợp với thực tế.
Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Công Thương cùng Tập đoàn Petrolimex và Công ty Xăng dầu Khu vực II trao đổi, tìm ra giải pháp để tham mưu hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật và hoàn chỉnh hơn nữa những chế tài xử lý với các trường hợp không chấp hành các quy định của pháp luật, cố tình gây khó, làm rối thị trường cung ứng xăng dầu.
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT Petrolimex đã báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác Bộ Công Thương những giải pháp mà Tập đoàn đã và đang thực hiện nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu.
Cụ thể, Petrolimex đã đề nghị với hai nhà máy lọc dầu trong nước có những cam kết chắc chắn về khả năng đảm bảo nguồn theo hợp đồng đã ký kết, nhất là giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, Petrolimex đã tích cực tìm kiếm nguồn hàng tin cậy, ký kết hợp đồng mua hàng sớm hơn thông lệ. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng liên tục nắm bắt thông tin, bám sát diễn biến của thị trường để linh hoạt, xử lý, kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn trong mọi tình huống.
Theo đó, ngay trong tháng 9 và những ngày đầu tháng 10/2022, Petrolimex đã phải chấp nhận mua cả hàng không ưu đãi, chịu mức thuế cao để đảm bảo nguồn cung trong nước, đặc biệt Petrolimex đã chỉ đạo toàn hệ thống đảm bảo cung ứng xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với cam kết hợp đồng và bảo đảm tiến độ nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Đối với nhu cầu tháng 11, Petrolimex đã chủ động tạo nguồn sớm ngay từ những ngày đầu tháng 10. Hiện Tập đoàn đã lên kế hoạch và mua đủ nguồn hàng bảo đảm khoảng 80% nhu cầu của tháng 11. Đồng thời vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng các nhà cung cấp để mua cho nhu cầu còn lại trong năm 2022.
Ngoài ra, việc bảo quản hàng dự trữ quốc gia, hiện nay Tập đoàn đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến định mức bảo quản thấp, không đủ trang trải chi phí... nên hàng dự trữ quốc gia còn để chung với hàng kinh doanh, công ty đề nghị xem xét điều chỉnh đơn giá bảo quản cho phù hợp với chi phí của doanh nghiệp.
Cùng đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ công ty cải tạo, nâng cao sức chứa tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè để tăng sức chứa bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực phía Nam.
Trong trao đổi tại buổi làm việc, đại diện các Cục, Vụ thuộc Đoàn công tác đánh giá cao vai trò dẫn dắt, đảm bảo nguồn cung cho thị trường của Petrolimex; đồng thời ghi nhận đây là một trong những đơn vị gương mẫu, tiên phong trong thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến xăng dầu, đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin về quản trị; đặc biệt Petrolimex là một trong số doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bình ổn thị trường.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, gần đây có hiện tượng một số doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh phía Nam.
Qua kiểm tra, trong số các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở khu vực phía Nam, có 1 doanh nghiệp không thực hiện dự trữ xăng dầu theo quy định; 5 doanh nghiệp không đảm bảo dự trữ thương mại và có doanh nghiệp không đảm bảo hạn mức nhập khẩu được Bộ Công Thương phân giao.
Để việc quản lý và điều hành hoạt động nhập khẩu, phân phối, lưu thông xăng dầu thông suốt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của nhiều bộ, ngành và chính quyền địa phương; trong đó, việc quản lý hệ thống trên 17.000 cửa hàng bán lẻ cả nước có vai trò quan trọng.
Qua thống kê có những ngày cao điểm nhất cũng chỉ có trên 200 cửa hàng bán lẻ không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nếu so với tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước, con số này chỉ chiếm hơn 1% và nhất là hiện tượng này chỉ có xảy ra ở một vài địa bàn là Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao hiện tượng này không xảy ra ở các nơi khác? Tại sao chỉ có hơn 1% cửa hàng xăng dầu tạm ngưng mà dư luận lại cho là khủng hoảng hệ thống phân phối xăng dầu trong cả nước?
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh mua xăng tại một cửa hàng xăng dầu. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao Công ty Xăng dầu Khu vực II trong việc chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung ra thị trường; tích cực tìm kiếm các nguồn nguồn cung tin cậy để mua hàng, thậm chí là mua sớm hơn thường lệ, không được hưởng các ưu đãi và phải chấp nhận chi phí cao. Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè cũng đã giữ được vai trò chủ đạo không chỉ cung ứng xăng dầu cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cung ứng cho các tỉnh, thành phố khác của khu vực phía Nam.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập cần phải xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Ngay tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã đề nghị Tập đoàn và các thành viên; trong đó, có Công ty Xăng dầu khu vực II nghiêm túc đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu, kể cả dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.
Mặt khác, đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng và kinh doanh xăng dầu, nhất là từ những vấn đề đã xảy ra từ đầu năm đến nay, để thấy rõ những hạn chế, yếu kém, lỗ hổng trong quản lý và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với mỗi cấp, mỗi tổ chức và cá nhân để kịp thời có giải pháp khắc phục triệt để, bảo đảm đúng luật và phù hợp với tình hình.
Đây là một yêu cầu mới phải thực hiện và tập trung thật cao độ cho việc tìm nguồn cung nhập khẩu để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước; đồng thời, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống phân phối, giảm khâu trung gian, tăng chế độ trách nhiệm cá nhân mỗi khâu và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu trong mọi tình huống không để xảy ra đứt gãy nguồn cung và hệ thống phân phối hay thiếu hụt dự trữ chiến lược quốc gia. Đặc biệt, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý kinh doanh, dự trữ xăng dầu, cả dự trữ quốc gia và thương mại từ tập đoàn tới các đơn vị thành viên, thậm chí là đơn vị cơ sở, cửa hàng bán lẻ. Hơn nữa, phải tổ chức quản lý bằng công nghệ để bảo đảm tính khách quan, minh bạch, kịp thời và chính xác, hạn chế tối đa sự can gián của con người vào quy trình quản lý.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đẩy nhanh quá trình hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia để từ tháng 1/2023 trở đi, toàn bộ doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối phải được quản lý, giám sát bằng hệ thống này.
Theo đó, khi có hệ thống quản lý dữ liệu, cơ quan quản lý, từ Lãnh đạo Bộ cho đến các Vụ chức năng có thể giám sát, kiểm soát được các hoạt động từ các doanh nghiệp sản xuất cho đến các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và trong tương lai sẽ kiểm soát đến các cửa hàng bán lẻ.
"Nếu làm tốt, làm hết chức trách, nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị và mỗi người thì những hạn chế và bất cập hiện nay chắc chắn sẽ được khắc phục", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Bộ Công Thương kiến nghị ngân hàng 'bơm' tiền cho 16 doanh nghiệp xăng dầu Bộ Công thương đã lập danh sách 16 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại "bơm" tiền cho vay vốn, nâng mức tín dụng, tiếp cận ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Bộ Công thương cho biết, trong ngày 18.10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Công thương...