Trong lớp học, những bề mặt nào có khả năng lưu trữ virus và mầm bệnh? Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc như thế nào cho hiệu quả?
Khi học sinh sinh viên mang mầm bệnh tới lớp, đâu là những bề mặt dễ dàng nhiễm khuẩn?
Quyết định để cho học sinh nghỉ học khi dịch cúm 2019-nCoV diễn ra là hoàn toàn có cơ sở. Khi một em học sinh/sinh viên chẳng may nhiễm cúm mà tới trường, khó có thể tránh khỏi việc em này hắt hơi, ho khiến nước dịch chứa vi khuẩn/virus bay ra môi trường. Thậm chí, việc trò chuyện thông thường cũng có thể khiến nước bọt văng ra môi trường ngoài.
Theo cảnh báo của WHO và theo cả kiến thức mà ta biết, một cú hắt hơi có thể khiến vi khuẩn/virus từ người mang bệnh bay xa tới 2 mét. Trong bán kính 1 mét quanh một em học sinh/sinh viên tới trường, sẽ có vô số bề mặt cho phép vi khuẩn bám vào: từ bảng, bàn ghế cho tới … quần áo của các bạn xung quanh.
Đáng ngại hơn, khi em này sử dụng cốc uống nước chung với các bạn khác, em sẽ khiến mầm bệnh từ nước bọt xâm chiếm miệng cốc, tạo khả năng lây nhiễm cho chúng bạn cùng lớp.
Bằng những biện pháp đơn giản như đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà phòng thường xuyên, các em học sinh/sinh viên có thể hạn chế được việc lây truyền mầm bệnh.
Theo lời PGS. TS Lê Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, khi mà virus corona có thể lây qua đường phân, không loại trừ được khả năng người bệnh tiếp xúc với phân mà lại không rửa tay sạch sẽ. Mầm bệnh sẽ có thể lây lên tường nhà vệ sinh, lên bồn rửa tay, lên nắm đấm cửa và rồi sẽ tìm tới tay những cá nhân khỏe mạnh khác. Lại càng thêm một lý do nêu lên tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo mọi người cần giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với nhau để tránh lây nhiễm virus corona mới, đặc biệt là phải giữa khoảng cách với những người có triệu chứng sốt, ho và hắt hơi.
Học sinh và sinh viên nên tránh các hoạt động như bắt tay, ôm hôn, tụ tập thành nhóm đông người khi đi học trở lại.
Video đang HOT
Theo Trí Thức Trẻ
Tưởng chỉ cần sát trùng tay sau khi bấm thang máy nhưng đây mới là những ổ vi khuẩn nguy hiểm mà dân công sở thường bỏ qua
Đừng tưởng rằng nơi công sở chỉ có thang máy mới là ổ vi khuẩn, rất nhiều vật dụng quen thuộc khác nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ cũng ẩn chứa mầm bệnh rất đáng sợ đấy!
Theo ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế, đặc trưng của virus corona là khi ho, hắt hơi... không lơ lửng trong không khí, mà bám vào các bề mặt gỗ, đá, sắt, vải. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, chủng virus này có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại.
Chính vì thế, dân văn phòng cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân bởi môi trường công sở có rất nhiều bề mặt là ổ chứa vi khuẩn mà mọi người chưa ý thức được hết.
1. Nút bấm thang máy
Nút bấm thang máy trở thành vị trí có nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus nói chung và virus corona nói riêng hàng đầu ở nơi công sở vì lượng người sử dụng, chạm tay vào mỗi ngày rất lớn.
Do đó, tại nhiều khu chung cư, tòa nhà văn phòng, nút bấm thang máy đã được bọc nylon và thay mới để phòng ngừa virus corona lây lan. Dù thế, tất cả mọi người vẫn cần tự nâng cao ý thức bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng vị trí công cộng này.
Nút bấm thang máy có thể là ổ chứa vi khuẩn, virus nên mọi người cần sát khuẩn tay sau khi sử dụng.
2. Tay nắm cửa
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện virus corona ở tay nắm cửa tại nhà bệnh nhân nhiễm viêm phổi cấp Vũ Hán. Ông Trương Chu Bân, phó giám đốc Trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm Quảng Châu nhấn mạnh rằng virus corona có thể tồn tại trên các đồ dùng như điện thoại di động, công tắc đèn... và đó cũng là một phương thức lây lan.
Ở môi trường công sở, tay nắm cửa rất khó để không chạm vào mỗi ngày. Mặc dù nhiều công ty đã chú trọng lau sạch, khử khuẩn những vị trí nhiều người chạm vào nhưng bạn vẫn cần tự bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc nước rửa tay khô. Bởi lẽ, thật khó biết được những người đồng nghiệp khác có bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra hay không.
Tay nắm cửa cũng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus.
3. Điện thoại
Điện thoại di động gần như là vật bất ly thân của nhiều người trong thời đại ngày nay, được bạn mang theo từ nhà vệ sinh tới nhà ăn, từ bến xe tới phòng ngủ... Chính vì thế, việc vật dụng này chứa nhiều loại vi khuẩn, virus là khó tránh khỏi. Thậm chí, không loại trừ khả năng điện thoại có virus corona bám vào.
Chính vì thế, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ điện thoại, hạn chế bỏ điện thoại ra sử dụng ở những nơi dễ phát tán virus như thang máy, xe bus, xe khách... Và quan trọng nhất, cần phải rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô hoặc xà phòng diệt khuẩn sau khi sử dụng điện thoại, hạn chế đưa tay lên mặt để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
4. Bàn phím máy tính
Theo thông tin từ các nhà khoa học thì virus có thể nằm ở bàn phím máy tính vì thế nên thường xuyên vệ sinh, lau dọn. Đặc biệt không nên dùng chung hay mượn các thiết bị công nghệ của đồng nghiệp để sử dụng trong giai đoạn dịch bệnh đang lây lan.
5. Mặt bàn
Tương tự như nút bấm thang máy, tay nắm cửa... mặt bàn cũng là một trong những vị trí ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus ở chốn công sở. Để hạn chế mang bệnh vào người, hãy lau sạch khu vực này trước khi bắt tay vào làm việc nhé.
Mặt bàn cũng là nơi chứa cả ổ vi khuẩn mà nhiều người không ngờ tới.
6. Các bề mặt khác (nếu có)
Ngoài những vị trí nêu trên, một số bề mặt khác như máy chấm công, chuột máy tính, ghế dùng chung, van nước... đều có thể là ổ chứa vi khuẩn nếu không được khử trùng sạch sẽ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những bề mặt nhiều người tiếp xúc, có nguy cơ lây lan virus cần được lau chùi, tẩy rửa bằng các hóa chất phù hợp. Ngoài ra, mọi người cần giữ môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ là điều cực kỳ cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
Chế độ ăn kiêng giúp ngừa biến chứng cúm Theo các nhà khoa học Mỹ, khi bị cúm, chúng ta nên tuân thủ chế độ ăn kiêng với một lượng carbohydrate hạn chế, chất béo cao và lượng protein vừa phải để làm giảm nguy cơ biến chứng và vượt qua nhiễm trùng nhanh hơn. Với chế độ ăn ketogenic, cơ thể nhận được hầu hết năng lượng không phải từ đường,...