Trong lòng đau đớn vì bị tổn thương không dứt, bạn hãy tìm đến 9 ‘vị thuốc’ đặc trị sau
Con người luôn bị hấp dẫn bởi 5% những điều thú vị, chịu đựng 5% đau khổ, còn lại 90% là sống một cách tẻ nhạt, bình thường.
Thực ra đời người không có nỗi đau nào không thể chữa lành, cũng không có khổ ải nào không thể kết thúc. Những gì mất đi, sẽ quay về bên bạn theo một cách khác, chỉ là cách bạn đối mặt thế nào.
Nếu trong lòng đang mang vết thương khó lành, bạn hãy thử làm theo những điều sau đây:
1. Khi tâm trạng không tốt, thay vì nghĩ bạn không có gì, hãy tự hỏi mình đang có gì. Nếu bạn cảm thấy không vui, hãy mở cửa sổ, nhìn ra bên ngoài, thế giới này rộng lớn lắm, cuộc sống ngoài kia tươi đẹp lắm và cơ hội cho bạn còn nhiều lắm.
Đời người ngắn ngủi, đừng mãi thu mình trong một cái vỏ ốc. Nếu cuộc sống đang bế tắc, hãy mạnh dạn bước đi, vì mỗi bước đi là mỗi bước tiến về phía ánh sáng.
2. Từ bỏ không dễ dàng hơn kiên trì là mấy, chỉ là tiện hơn mà thôi; kiên trì không khó hơn từ bỏ là mấy, chỉ là ngại thay đổi mà thôi.
3. Những người lạc quan thường hay gặp những việc thú vị. Cuộc sống là sự lặp lại ngày qua ngày, chỉ một chút nỗ lực sẽ khiến một ngày của bạn tươi mới hơn, ý nghĩa hơn. Hãy làm điều đó vì chính bạn.
Nếu thường xuyên không vui, rất có thể bạn đã quên mất giai điệu của niềm vui. Hãy đi đến những nơi khiến bạn cảm thấy vui vẻ, mở lòng với mọi người mọi vật xung quanh, chắc chắn bạn sẽ không khó tìm thấy những điều thú vị.
Cuộc sống ngoài kia rất đẹp và cơ hội cho bạn còn nhiều lắm. (Ảnh: internet)
4. Rất khó để buông bỏ, nhưng đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Có những thứ có thể lấy lại như vóc dáng, tri thức…; cũng có những thứ mất đi rồi không bao giờ lấy lại được, đó là ước mơ, đó là tuổi xuân, đó là tình cảm. Từ bỏ một người yêu bạn tha thiết không đau khổ; đau khổ chính là phải từ bỏ một người bạn yêu tha thiết.
5. Đừng coi thường những việc nhỏ bé. Hãy hoàn thành chúng một cách xuất sắc, bởi chúng là tiền đề cho những việc lớn sau này. Đừng mơ mộng vào ngày mai xa vời mà hãy sống thật tốt hiện tại. Vì chỉ mơ mộng mà không bắt tay vào làm bất cứ việc gì thì chỉ khiến hiện tại của bạn thê thảm hơn mà thôi.
Đừng mơ mộng vào ngày mai xa vời mà hãy sống thật tốt hiện tại. (Ảnh: internet)
Video đang HOT
6. Khi con nho, hanh phuc rât đơn gian; lơn lên rôi, hanh phuc chinh la sự đơn gian.
Khi con nho, moi ươc mơ đêu rât đep đe; lơn lên rôi, tôt đep lai biên thanh mơ ươc.
Khi con nho, ly tương rât kiên đinh; lơn lên rôi, kiên đinh lai trơ thanh ly tương…
7. Chuyện gì cũng nên nhẫn nhịn và chờ đợi. Nếu bạn biết nhẫn nhịn, bạn sẽ có thêm bình tĩnh để suy xét; nếu bạn biết chờ đợi, bạn sẽ không hành động nông nổi, bột phát.
Nếu bạn biết nhẫn nhịn khi tâm trạng không vui, có thể xua đi mây đen u ám;
Nếu bạn biết chờ đợi khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, biết đâu sẽ tìm thấy hy vọng mới.
Chờ đợi có lẽ không làm thay đổi hiện tại, nhưng có thể khiến bạn thay đổi tâm tình, như vậy là đủ để bạn đối mặt với mọi vấn đề nan giải.
Nếu bạn biết nhẫn nhịn khi tâm trạng không vui, có thể xua đi mây đen u ám .(Ảnh: internet)
8. Vết thương sâu đến đâu rồi cũng sẽ lành, dù cho nó sẽ để lại những vết sẹo khó coi; nỗi đau nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai, dù cho nó từng khiến bạn đau đến chết đi sống lại; khó khăn lớn đến đâu rồi cũng sẽ vượt qua, chỉ cần bạn có đủ dũng cảm và kiên trì để bước tiếp.
Tình yêu là một câu hỏi không lời giải, dù bạn có vất vả theo đuổi đến đâu cũng chưa chắc khiến cuộc sống hạnh phúc hơn. Lưu lại chút tiếc nuối, để lại chút thương nhớ, mang một chút đau thương, biết đâu sẽ khiến tình cảm của bạn càng ý nghĩa hơn, lâu bền hơn.
9. Mỗi người đi qua cuộc đời bạn đều có lý do và vai trò của họ. Hãy biết ơn vì sự xuất hiện của họ vì chính họ đã giúp bạn học được cách sống tốt đẹp hơn.
Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, hãy nắm bắt quy luật có được có mất, hãy biết cách thay đổi tâm trạng trước khi chờ đợi thực tại thay đổi. Dừng lại một chút, đừng gấp gáp vội vàng, biết đâu, những gì bạn chưa đạt được hoặc đã mất đi đang quay về bên bạn theo một cách khác.
Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta vẫn là cuộc sống thực tại, nó giống như một bức tranh đồ họa mà tự tay chúng ta phải vẽ lên cuộc sống bằng chính ngòi bút là bàn tay và tâm hồn của mình. Bàn tay ấy có khéo léo thì mới vẽ lên một bức tranh với đường nét chỉn chu, sắc gọn nhưng điều tạo ra bức họa mang tính nghệ thuật chính là một tâm hồn đẹp. Cho nên, cái đẹp của tâm hồn xuất phát từ một trái tim thiện lương, chân chính và từ bi chính là cái đẹp trân quý nhất
Theo PN
Ngày ly hôn, mẹ chồng khóc rồi ấn chặt vào tay con dâu 2 chỉ vàng
Lúc Hạnh định đi, mẹ chồng cô giữ chặt lấy tay. Hạnh nhìn thấy bà đang khóc, bà nói điều gì đó thều thào. Nói rồi, bà ấn chặt vào tay cô chiếc nhẫn vàng, dây chuyền vàng bà vẫn đeo trị giá 2 chỉ.
Khi rời khỏi nhà chồng Hạnh ôm mặt khóc nức nở, việc chia tay lão chồng không làm cô đau đớn khi phải rời xa người mẹ chồng cô đã gắn bó hơn 10 năm ấy. Trong suốt 10 năm qua, cô đã coi bà như chính mẹ đẻ của mình.
Nguyễn Thị Hạnh sinh ra ở vùng quê Tân Kỳ, Nghệ An. Từ nhỏ, Hạnh mồ côi mẹ, cô sống cùng người cha nát rượu. Dù thế, cha cô khi tỉnh táo vẫn một mực bắt Hạnh phải học hành, lớn lên bằng bạn, bằng bè. Ngày Hạnh vào cấp 3 cũng là ngày cha cô đi bước nữa.
Ngày từ giã cảnh sống "gà trống nuôi con" cha Hạnh có đưa cho con gái 1 chỉ vàng, ông dặn Hạnh rằng, cô phải ráng học tốt vào Đại học, đó là món quà cuối cùng mà ông có thể cho cô. Sau đó, cha cô cùng người vợ mới vào Nam sinh sống, để Hạnh một mình bơ vơ trong căn nhà ấy.
Hạnh chuyển về Vinh sống cùng ông bà nội. Dù thế, cô vẫn không giận cha mình, cô mong ông có cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Sau 3 năm, cha Hạnh có thêm 2 người con trai sinh đôi mới. Hạnh đỗ Đại học ra hà Nội sống. Cũng chính từ đây cô quen với Đạt, một chàng trai người Hà Nội học cùng lớp. Thấu hiểu cho hoàn cảnh của Hạnh, Đạt bảo Hạnh về nhà mình sống. Mới đầu, Hạnh giật mình vì lời đề nghị có phần vội vàng này, nhưng sau này cô mới biết, Đạt sống với người mẹ già ngày ngày bán xôi. Còn anh đêm nào cũng ra công trường trực cùng với bố mình.
Hỏi ra, Hạnh mới hay, bố mẹ Đạt ly hôn cách đây hơn 10 năm do tính tình không hợp nhau. Đạt sống với cả bố lẫn mẹ. Ban ngày anh ở cùng mẹ, đêm đến lại ra công trường trực, ngủ cùng bố.
Cũng từ đây, hai người nảy sinh tình cảm. Hạnh thầm yêu Đạt và quý mẹ anh như chính mẹ đẻ của mình vậy. Đáp lại, mẹ của Đạt cũng coi Hạnh như dâu con trong nhà. Trong những năm sống cùng, bà không lấy của cô một xu nào. Bà cũng nói thẳng chỉ cần Hạnh ngoan, kèm Đạt học hành, lo lắng hết việc nấu nướng giặt giũ trong nhà, bà sẽ không lấy tiền.
Khi cả hai ra trường chính mẹ Đạt cũng là người lo công việc cho Hạnh. Bà luôn ân cần, tận tình. Những ngày đầu đi làm, Hạnh áp lực, vất vả, thường xuyên ốm đau bà không hề than phiền mà thuốc thang, nấu cháo chăm sóc động viên cô hết lời. Chính tình cảm đó đã khiến Hạnh cảm thấy ấm áp vô cùng.
Vì thế, sau khi Đạt ngỏ lời yêu cưới, Hạnh không ngần ngại đồng ý. Sau hôn nhân, cô một mực chăm lo cho chồng, gia đình chồng. Chính Hạnh cũng không ngờ cô lại làm tốt tới như vậy. Chính sự nỗ lực của cô ngày càng được mẹ chồng ghi nhận, bà cũng không phụ lòng Hạnh khi sắm sửa, mua cho vợ chồng cô một căn nhà mới.
Dù thế, khi món quà chưa được hoàn thiện, bà bỗng dưng ngã bệnh. Và rồi, mẹ chồng Hạnh nằm liệt giường từ ngày đó. Bao nhiêu nước mắt cũng không đủ để diễn tả nỗi đau đớn của Hạnh. Ngày mẹ chồng ngã bệnh, cũng là ngày Hạnh sảy thai. Dù thế, cô vẫn nín náu để chăm sóc mẹ chồng.
Sau đợt đó, Hạnh có thai trở lại. Mẹ chồng từ đây cũng phải ngồi xe lăn, bà không còn có thể đi lại bình thường được. Khi thấy con dâu vất vả, bà vẫn cố gắng giúp cô những việc nhỏ nhất. Để có thêm thu nhập, ngày ngày mẹ chồng Hạnh vẫn duy trì việc đồ xôi.
Thời gian trôi đi, con Hạnh đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 7 tuổi. Mẹ chồng nàng dâu cũng trải qua quãng thời gian dài bên nhau, càng thấu hiểu, thương nhau như máu mủ ruột rà. Chính Hạnh cũng không ngờ, cô lại có thể được lòng mẹ chồng như vậy. Nhiều khi cô nhận mình thẳng thắn, nóng nảy. Nhưng mẹ chồng vẫn một mực bỏ qua. Bà lúc nào cũng tâm niệm "Nó vốn từ nhỏ thiệt thòi không được bên bố mẹ như bao người khác, tôi không để bụng làm gì".
Nhưng rồi sau 8 năm ngồi xe lăn, lần này mẹ chồng Hạnh lên cơn tai biến. Bà không ngồi xe lăn mà nằm liệt giường một chỗ. Ngày ngày, một mình Hạnh vẫn gắng gượng chăm sóc mẹ chồng. Tuy nhiên, chồng cô ngày càng thờ ơ lạnh lùng. Anh nghiễm nhiên coi đó là việc Hạnh cần làm, phải làm.
Hạnh vì bận việc nhà nên không hề hay biết, từ lâu chồng cô đã phải lòng người đàn bà khác. Anh đi sớm về muộn cũng vì ả đàn bà kia. Chỉ tới hôm, Hạnh đi làm về, rẽ vào một hiệu thuốc trên đường Tôn Đức Thắng mua thuốc cho mẹ chồng, mới bắt gặp chồng cô cùng ả nhân tình vào mua bao cao su.
Tình cảnh trớ trêu đau đớn khiến vợ chồng cô ai cũng bất ngờ. Tuy nhiên, đáp lại, chồng cô lại kéo tay ả nhân tình đi, để mặc Hạnh đứng đó chơi vơi. Hôm đó, Hạnh ân hận vô cùng, bởi cô không đủ dũng cảm gọi chồng mình lại, cho cái bạt tai đau điếng. Hạnh thấy mình yếu thế vô cùng.
Từ đây, chồng Hạnh cũng không giả vờ chiều chuộng vợ. Anh sống thật với bản chất "chán vợ, thèm phở". Có những đêm anh bỏ mặc cô vò võ chăm mẹ già để đến ngủ nhà nhân tình. Khi Hạnh gọi điện dầu dây bên kia, cô ả nhân tình còn trơ trẽn "Anh ngủ rồi, chị cần em gọi anh dậy".
Hạnh không nói gì, tắt máy nằm ôm gối khóc một mình. Cô cảm thấy bất lực, chán chường vô cùng. Sáng hôm sau, chồng cô về trong tình trạng ngái ngủ. Khi Hạnh nói, anh ta còn cho cô bạt tai "Cô dám, cô ăn ở nhà tôi, cô nợ nần mẹ tôi, cô chăm bà là đúng".
Anh còn cằn nhằn, anh ghét cô chỉ vì cô không độc lập. Anh ghét cô chỉ vì cô ăn bám gia đình anh,..Anh nói những lời lẽ hết sức cộc cằn. Có lẽ, câu nói đau nhất chính là câu "Chẳng qua tôi cưới cô vì mẹ mình thôi. Với tôi, cô chỉ là đứa em gái không hơn, không kém".
Nói rồi, anh ta vùng vằng bỏ đi. Chẳng lâu sau, chồng Hạnh thông báo nhân tình có thai. Hạnh như chết ngất đi, cô nhìn người mẹ già liệt giường. Nhìn 2 đứa con nhỏ, lòng đau như cắt. Nhưng rồi bị chồng ép, nhân tình ép, cuối cùng Hạnh vẫn phải ra đi. Dù cô rất thương người mẹ chồng ấy.
Ngày ly hôn Hạnh quỳ xin chồng cô để cô ở lại chăm mẹ chồng thêm một thời gian nữa. Anh ta nhìn Hạnh anh mắt đầy coi thường "Cô tưởng vợ tôi không chăm được mẹ mình hay sao ?".
Khi mẹ chồng ngủ, Hạnh loạng choạng bước vào ôm lấy bà mà khóc thầm. Rồi đây, bà sẽ thế nào đây? Hạnh thương lắm, nhưng cô không còn lựa chọn khác.
Lúc Hạnh định đi, mẹ chồng cô giữ chặt lấy tay. Hạnh nhìn thấy bà đang khóc, bà nói điều gì đó thều thào. Nói rồi, bà ấn chặt vào tay cô chiếc nhẫn vàng, dây chuyền vàng bà vẫn đeo trị giá 2 chỉ.
Sau đó, bà quay mặt đi, có lẽ mẹ chồng cô đã biết tất cả, chỉ có điều giờ bà không còn nói được. Hạnh bước đi, lòng đau đớn. Vậy là sau bao nhiêu năm, Hạnh vẫn phải chấp nhận gia đình tan vỡ.
Chồng Hạnh cũng chẳng níu kéo gì khi cô nói đưa cả 2 đứa con theo. Anh ta vẫn chưng hửng. Hạnh thầm nghĩ, với một người bạc tình như anh có lẽ ở lại đây cuộc đời mẹ con cô cũng sẽ chẳng sung sướng gì.
Hơn 1 năm sau ngày ly hôn. Hạnh nhận được điện thoại của chồng cô giọng anh mếu máo thều thào "Mẹ đang hấp hối". Hạnh nghe thế cô liền chạy về bên bà. Khi nhìn thấy Hạnh mẹ chồng cô trút hơi thở cuối cùng. Còn cô nhân tình nhìn bộ dạng suy nhược khác hẳn với xưa kia Hạnh gặp.
Hạnh sau ly hôn, xinh đẹp hẳn ra. Cuộc sống Hạnh khá đầy đủ khi 2 con cô đứa nào cũng ngoan ngoãn, học giỏi. Chính điều đó khiến chồng Hạnh chột dạ.
Anh ta không nói gì mà im lặng quay đi. Không cần nói, chỉ cần nhìn bộ dạng nhếch nhác của chồng và vợ mới của anh ta, Hạnh hiểu không có cô cuộc đời họ khốn đốn thế nào.
Khi Hạnh bước ra ngõ, cô vẫn nghe tiếng chồng quát cô vợ mới "Mày nhanh lên, sao đứng như trời trồng vậy. Dọn cơm ra cho tao ăn còn gì nữa...".
Theo Người đưa tin