Trồng loài sâm chỉ hái lá, cứ bán 1 ký lá giá 70.000 đồng
Tại ấp Ninh Quới, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) mô hình trồng cây sương sâm (còn gọi là cây lá sâm) theo hướng tập trung, an toàn của gia đình anh Trần Văn Hòa đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mỗi ngày gia đình anh Hòa hái lá sâm bán với giá 70.000 đồng/ký.
Cây sương sâm có 2 loại: Lá trơn láng và lá có lông mịn (còn gọi là sâm lông). Qua tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường, anh Hòa quyết định gắn bó với cây sâm lông. Cây sâm lông thơm, mát hơn sâm lá trơn và không có vị chua, được nhiều người ưa thích.
Theo anh Trần Văn Hòa, cây sâm lông sau khi trồng từ 5 – 6 tháng là bắt đầu cho thu hoạch lá. Mỗi dây sâm lông nếu được chăm sóc tốt có thể cho lá từ 6 – 7 năm.
Thu hái lá sâm lông giao cho bạn hàng ở vườn sâm lông của gia đình anh Trần Văn Hòa.
Anh Hòa bộc bạch: “Trong một lần đi thăm người quen tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, anh đã xin giống sâm lông về trồng thử với ý định cung cấp, bán sương sâm cho các tiểu thương ở các chợ truyền thống. Tuy nhiên, lần trồng sâm lông đầu tiên của tôi đã không thành công…”.
Vườn sâm lông của anh Hòa khi đó cây chậm phát triển và tỉ lệ cây con chết nhiều. Không nản chí và quyết tâm tìm tòi học hỏi, qua nhiều lần trồng thử nghiệm, anh đã khắc phục được tình trạng cây sâm lông con chết bằng phương pháp cải tạo đất…Theo đó, kinh nghiệm trồng sâm lông, kỹ thuật trồng sâm lông cứ dần dần được anh Hòa tích lũy.
Theo kinh nghiệm trồng cây sâm lông của anh Hòa, đất trồng sâm lông phải được cày, xới cho thật tơi xốp và được cải tạo bằng cách trộn phân chuồng ủ hoai mục vào đất ngay từ đầu. Trồng sâm lông phải lên liếp, mỗi liếp đất cao khoảng 20cm. Sau khi trồng cây sâm lông con, anh tiến hành chăm sóc tưới phân thuốc vào từng gốc để cây sâm con bén rễ phát triển.
Anh Hòa cho biết kỹ thuật trồng sâm lông, khâu làm đất sẽ quyết định cây sâm lông có phát triển tốt và cho năng suất lá nhiều hay không. Ngoài ra, sâm lông là loại cây ưa mát nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy, giữa các liếp phải có rãnh để thoát nước.
Video đang HOT
Với diện tích 300m2, vườn sâm lông của gia đình anh Trần Văn Hòa có tất cả 14 liếp đôi với khoảng 1.500 gốc sâm đang cho lá ổn định gần 2 năm nay. Mỗi liếp đôi có bề ngang 1,2m, dài 11m, anh trồng cây cách cây 60cm. Các liếp sâm lông đều có giàn riêng làm bằng các trụ bê tông cao khoảng 90cm và căng lưới ni lông để cho cây sâm lông leo.
Giàn sâm lông đảm bảo chắc chắn, vừa tầm để tiện chăm sóc và hái lá. Để giữ ẩm, hứng sương, giúp hạn chế các bệnh cho cây sâm lông, anh Hòa đầu tư lắp lưới che phía trên vườn. Gần đây anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phun tưới tự động cho vườn cây sâm lông. Mỗi ngày, vào sáng sớm hệ thống phun tưới sẽ tự động bật/tắt phun tưới khoảng 10 phút là cung cấp đủ nước cho cây sâm lông.
Vườn trồng sâm lông của gia đình anh Trần Văn Hòa cho thu hoạch lá bán quanh năm.
Anh Hòa chia sẻ, cây sâm lông cũng thường mắc các bệnh phấn trắng trên lá, rầy nâu trên đọt,…Tuy nhiên sâm lông là loại cây lấy lá, việc phun thuốc, bón phân phải tuân thủ theo hướng an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thuốc phun xịt trị các bệnh trên cây sâm lông phải là thuốc sinh học, đảm bảo thời gian cách ly ngắn. Việc bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ sẽ giúp cây sâm lông phát triển mạnh, cho lá dày, có màu xanh đậm, đồng thời giúp cây sâm lông tăng sức đề kháng sâu bệnh. Mỗi năm, vườn sâm lông nhà anh Hòa chỉ bón 3 đợt phân.
Đầu ra cho lá sâm lông của vườn nhà anh Hòa là ở các chợ trong xã Long Bình, xã Bình Tân và thị xã Gò Công. Hiện tại, anh có 5 mối thường xuyên đến vườn để thu mua lá sâm lông. Anh Hòa cho biết, trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng lá sâm lông của thị trường cũng tăng theo.
Mỗi ngày anh Trần Văn Hòa hái bán từ 3 – 5 kg lá sâm lông cho các bạn hàng. Với 14 giàn sâm lông anh có thể hái xoay vòng và luôn đảm bảo nguồn cung lá sâm lông cho thị trường.
Theo Danviet
"Dúi" mai chiếu thủy xuống ruộng lầy, cây xanh tốt, bán đắt tiền
Trong những năm gần đây, tại xã Long Vĩnh (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, tìm hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp.
Trong đó, cây mai chiếu thủy đã trở thành một trong những cây trồng mới, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Theo thống kê của UBND xã Long Vĩnh (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), toàn xã hiện nay có khoảng 29.000 m2 đất trồng cây mai chiếu thủy. Trong xã, có khoảng 13 hộ dân trồng mai chiếu thủy với diện tích từ 1.000 m2 trở lên.
Các vườn mai chiếu thủy trồng tập trung với số lượng lớn ở ấp Thới An A. Ngoài ra, còn một số lượng diện tích mai chiếu thủy trồng xung quanh nhà người dân chưa thể thống kê hết. Mô hình làm kinh tế bằng trồng cây mai chiếu Tthủy của người dân trong xã chỉ mới nở rộ cách đây khoảng 3 năm.
Vườn mai 2 năm tuổi của gia đình anh Huỳnh Lê Thanh - ấp Thới An A, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Đến nay, nhiều hộ đầu tư trồng mai chiếu thủy theo hướng làm kinh tế, đã bắt đầu có thu nhập từ việc bán cành nhánh (cây phôi) ra thị trường. Trung bình 1.000 m2 trồng được 1.000 cây mai chiếu thủy. Theo giá trị trường hiện nay, mai chiếu Thủy 3 năm tuổi đang có giá 200.000 đồng/gốc. Mai năm thứ 5 là 500.000 đồng/gốc. Có thể thấy, hiệu quả kinh tế từ cây mai chiếu thủy gấp hơn 20 lần so với lúa.
Nhanh nhạy, nắm bắt thị trường, anh Huỳnh Lê Thanh sinh năm 1985 ở ấp Thới An A đã quyết định đưa cây mai chiếu thủy trồng trên đất ruộng để phát triển kinh tế gia đình. Vốn là thợ sửa xe máy, năm 2015, anh mạnh dạn đặt mua 2800 nhánh mai chiếu thủy giá 10.000 đồng/ nhánh trồng trên diện tích 3 công đất của gia đình.
Qua tìm hiểu thị trường, anh quyết định đưa xuống ruộng trồng 3 giống mai chính: mai nu mặt khỉ Gò Công, mai Trung nu (lá nhuyễn), mai Trung Xiêm (lá vừa). Anh Thanh cho biết, khách hàng thường chọn mai lá nhuyễn trồng làm hàng rào, mai nu mặt khỉ Gò Công và mai Trung Xiêm thường làm cây nguyên liệu để tạo hình làm kiểng bonsai. Sau 2 năm chăm sóc, vườn mai đủ tiêu chuẩn để bầu chiết nhánh. Thu nhập từ bán cành chiết đã giúp anh nhanh chóng lấy lại vốn.
Để nâng cao giá trị, nhiều người nông dân tại xã Long Vĩnh lại chọn hướng đi khác với cây mai chiếu thủy. Trên con đường văn hóa Hòa Hưng - Long Bình, hỏi thăm người dân, chúng tôi không khó để tìm anh Lưu Hoàng Hiệp làm nghề bán mai chiếu thủy bon sai tại Long Vĩnh.
Trong ngôi nhà ngói khang trang với chậu mai nu cổ đặt trước hiên nhà, anh cho biết mình bắt đầu cái duyên với cây mai chiếu thủy từ năm 2009. Ban đầu nhà chỉ có một vài gốc mai nhỏ trồng chủ yếu để làm kiểng. Qua tìm hiểu từ bạn bè, anh dần đam mê và nhận ra giá trị kinh tế từ mai chiếu thủy.
Sau một thời gian trầm lắng, thị trường mai chiếu thủy bonsai hiện nay đã bắt đầu sôi động trở lại. Nhiều đại gia ở các nơi sẵn sàng bỏ số tiền lớn để có được một cặp mai chiếu thủy vùng Gò Công. Từ lâu, mai chiếu thủy ở Gò Công có tiếng là dáng đẹp, nu to, và nhiều gốc cổ thụ nên nhiều người sành về cây kiểng rất ưa chuộng.
Từ đam mê, anh tìm tòi học hỏi bạn bè, tìm mua mai chiếu thủy nguyên liệu ở nhà dân về nuôi dưỡng và tạo hình. Để có bài bản, anh tham gia các lớp giảng dạy về cách tạo dáng bonsai của Hội Sinh vật cảnh xã để biết cách chăm sóc, uốn tạo hình nâng cao giá trị cây mai chiếu thủy.
Cách đây 3 tháng, anh Lưu Hoàng Hiệp vừa bán 1 cặp kiểng mai chiếu thủy cổ và 1 cây mai chiếu thủy bonsai với giá 80 triệu đồng. Số tiền bán mai giúp nuôi con ăn học. Ngoài ra, anh còn sắm xe máy và đồ dùng trong gia đình. Anh cho biết, nghề làm mai chiếu thủy bonsai không tốn quá nhiều chi phí. Ai chịu làm nghề có thể phát triển kinh tế cao.
Theo kinh nghiệm trồng mai chiếu thủy của anh Hiệp, cây mai chiếu thủy lại rất dễ chăm sóc mà lại ít tốn công. Định kỳ 2 tháng chỉ cần rãi phân DAP 1 lần để cây phát triển tốt, cho nu đẹp. Việc còn lại chủ yếu là tưới nước và tạo tỉa nhánh. Hiện tại, xung quanh vườn nhà anh Hiệp đang có 30 cây mai chiếu thủy đang tạo dáng.
Và để đáp hướng làm ăn dài lâu, anh Hiệp đã trồng thêm 400 nhánh cây mai chiếu thủy con để chuẩn bị cho nguồn cây mai chiếu thủy nguyên liệu tạo cây mai chiếu thủy bonsai
Theo Ông Đặng Công Tiên - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Xã Long Vĩnh cho biết: cơ bản đầu ra cho cây mai chiếu thủy hiện đang ổn định. Thị trường tiêu thụ mai chiếu thủy chủ yếu ở Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
"Hiện nay, thương lái các tỉnh đặt hàng mua mai chiếu thủy với số lượng lớn cành chiết và cây mai chiếu thủy nguyên liệu tạo khí thế phấn khởi cho người trồng mai chiếu thủy ở Long Vĩnh. Một số công việc như quấn bầu, đào gốc mai chiếu thủy nguyên liệu, đưa mai chiếu thủy lên chậu,....đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương...", ông Đặng Công Tiên thông tin.
Nhận định là một hướng đi mới và có tiềm năng phát triển kinh tế dài lâu, thời gian qua ngành nông nghiệp xã Long Vĩnh phối hợp cùng Hội Sinh vật cảnh xã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ nông dân vay vốn để mua cây giống nhân rộng mô hình trồng mai chiếu thủy trên địa bàn xã.
Nhiều nông dân còn được tham gia các chuyến tham quan ở Bến Tre, công viên Tao Đàn, Đầm Sen,...qua đó học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm uốn, tạo dáng, sửa rể cây mai chiếu thủy nguyên liệu đáp ứng thị hiếu của thị trường kiểng bonsai.
Giờ đây, cây mai chiếu thủy không chỉ để làm đẹp cho ngôi nhà, hay để ngắm nhìn cho vui mắt mà nó còn mang lại thu nhập giúp phát triển kinh tế. Những kết quả bước đầu đã mang đến những tín hiệu vui cho người dân nơi đây; góp phần thay đổi cảnh sắc, diện mạo nông thôn. Đặc biệt, cùng với các xã khác, người dân Long Vĩnh đã góp phần duy trì, mở rộng và nâng cao thêm giá trị dòng kiểng cổ của Gò Công.
Theo Danviet
Quây kín ao nuôi bầy le le bay giỏi, nhẹ nhàng lãi 60 triệu đồng/năm Đến ấp Hòa Thạnh (xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) hỏi về mô hình nuôi le le của anh Nguyễn Minh Đỡ (sinh năm 1975) dường như ai cũng biết. Nhờ nuôi le le mà gia đình anh đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương năm...