Trồng loài hoa nghe tên thấy “đau nhói”, không phải để ngắm mà để ăn, tháng nào cũng bỏ túi vài chục triệu
Một vườn hoa kim châm vàng tươi rực nắng mang lại thu nhập đều đặn cho người nông dân. Loài hoa thường được trồng như cây cảnh đang là cây trồng chủ lực tại vườn một nông hộ vùng xa.
Trồng loài hoa kim châm, nghe tên thấy “đau nhói”, không phải để ăn mà hái không kịp bán
Cây kim châm còn được biết tới với tên gọi cây hoa hiên, là loài cây thân thảo cao khoảng 40-50 cm, có hoa màu vàng rực khá đẹp. Bông kim châm còn được sử dụng trong nhiều món ăn như hoa kim châm xào thịt bò, kim châm ăn lẩu, làm thuốc…
Loài hoa nghe tên đã thấy “đau nhói” này thường được trồng như cây cảnh , song đang là cây trồng chủ lực tại vườn một nông hộ vùng xa ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Anh Lê Vĩnh Phúc trong vườn kim châm
Vườn nhà anh Lê Vĩnh Phúc, thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà vốn là vườn cà phê lâu năm. Đánh giá cây cà phê già cho năng suất không cao, công chăm sóc, chi phí nặng, anh Lê Vĩnh Phúc đã đào bỏ gốc cà phê, cải tạo thành diện tích nhà lưới trồng rau thương phẩm. Đặc biệt, anh Phúc là một trong những nông hộ trồng hoa kim châm lớn trên địa bàn huyện Lâm Hà.
Cây kim châm còn được biết tới với tên gọi cây hoa hiên, là loài cây thân thảo cao khoảng 40-50 cm, có hoa màu vàng rực khá đẹp. Thông thường, cây kim châm được trồng ngoài trời hoặc trong chậu cảnh như một loài hoa tạo cảnh quan. Bông kim châm còn được sử dụng trong nhiều món ăn như hoa kim châm xào thịt bò, kim châm ăn lẩu, làm thuốc…
Nhiều nơi, nông dân trồng kim châm để cung ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng và nhiều địa phương của Lâm Đồng, bà con cũng trồng kim châm với diện tích rải rác. Nắm được nhu cầu của thị trường, anh Lê Vĩnh Phúc đã cải tạo vườn cà phê, lên luống để trồng kim châm.
Anh Phúc cho biết: “Cây kim châm có các tép như gốc sả, khi mua giống về tôi chia các tép nhỏ ra là trồng xuống. Đất được đánh luống rộng khoảng 70 cm, trồng hai hàng. Trước khi xuống giống, đất được làm kỹ, bón lót phân hữu cơ. Cây kim châm khá dễ sống, trồng xuống cây bén rễ khá nhanh và sau 3 tháng là bắt đầu cho hoa thu hoạch”.
Theo anh Phúc, anh trồng 5 sào kim châm, thuộc một trong những hộ có diện tích kim châm lớn. Kim châm được trồng trong nhà lưới giúp ngừa bớt côn trùng gây hại nhưng không hạn chế thông gió cũng như nước mưa tự nhiên.
Chăm sóc hoa kim châm, cần độ ẩm vừa phải, vào mùa mưa không cần tưới nhưng mùa khô thì phải tưới 3 lần/tuần để cây đủ nước phát triển. Nếu thiếu nước, cây kim châm bị ngả, ít ra hoa.
Anh Phúc xuống giống 5 sào kim châm vào tháng 3/2021 và tới tháng 6/2021, anh Phúc bắt đầu thu lứa hoa đầu tiên. Gọi là hoa kim châm nhưng thực sự khi thu hoạch chỉ chọn bông còn non, chưa nở, ở giai đoạn nụ chín, chưa bung cánh.
Ở giai đoạn hoa non, bông kim châm có độ giòn, ngọt, bảo toàn được đầy đủ dinh dưỡng. Hoa được hái hàng ngày, tùy thời điểm mà năng suất đạt từ 5-15 kg/ngày, trung bình 10 kg/ngày.
Anh Phúc chia sẻ: “Cây kim châm này rất đặc biệt là bông lớn từng ngày, rất đúng chu kì. Để bông non đạt độ đồng đều, khi thu hoạch phải đảm bảo trùng thời gian. Cụ thể như thu hoạch vào 8h sáng thì ngày nào cũng phải thu hoạch đúng giờ đó, bông mới lớn đều, được thị trường ưa chuộng. Nếu không chú ý, hái mỗi ngày một giờ khác nhau, bông sẽ lớn không đồng đều, chất lượng giảm”.
Hiện, anh Lê Vĩnh Phúc đang cung cấp bông kim châm cho hệ thống một số nhà hàng, siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Với giá từ 120 – 130 ngàn đồng/kg kim châm, anh có thể có thu nhập 25 – 30 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, bông kim châm mức đầu tư không cao, phân bón không cần nhiều. Anh bón phân đều 10 ngày/lần với lượng rất ít. Nước được cung cấp qua hệ thống tưới phun, vừa cấp ẩm, vừa làm mát không khí. Chi phí đầu tư không cao mà cho thu nhập ổn định, bông kim châm đang được anh Lê Vĩnh Phúc coi là cây trồng chủ lực trong vườn nhà.
Ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà đánh giá, hộ anh Lê Vĩnh Phúc là nông hộ rất năng động. Anh Phúc sẵn sàng chuyển đổi cây trồng, chọn trồng những loại nông sản ít chịu cạnh tranh tại địa phương. Vì vậy, bông kim châm của gia đình anh là mô hình cây trồng khá độc đáo tại xã Đan Phượng cũng như toàn huyện Lâm Hà.
Đồng thời, anh Lê Vĩnh Phúc cũng đang tính tới chuyện mua máy móc để chế biến bông kim châm theo hướng cấp đông và sấy khô, tăng giá trị cho loại nông sản này.
Dân mạng sốc với cây "quái vật" cho ra đống củ như núi chưa từng thấy trên Trái đất, ai cũng ngơ ngác hỏi gì đây?
Trông vẻ ngoài rất giống củ khoai nhưng nhìn vậy mà không phải vậy.
Mạng xã hội TikTok giờ đây đã trở thành "biển rộng mênh mông" cho những người thích các của ngon vật lạ từ khắp nơi trên thế giới. Có những thứ đồ ăn, trái cây quen thuộc nhưng vẫn cực hấp dẫn, có những "của lạ" chẳng được nhìn thấy bao giờ gây tò mò cho hàng triệu cư dân mạng và sau khi có được câu trả lời thì gật gù công nhận "thế giới này thật lắm điều hay ho mà dù có đi khắp năm châu bốn bể cũng chưa chắc hiểu hết được".
Mới đây, tài khoản TikTok chuyên chia sẻ các video về các loại rau củ quả có tên @cccase2000 đã chia sẻ một đoạn video cho thấy một cảnh lạ thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nói là cảnh lạ bởi video cho thấy một cái cây cho ra đám củ chất cao như một đống đất, dễ có đến vài trăm củ. Vẻ bề ngoài trông giống như củ khoai nhưng khi một người đàn ông gọt vỏ ra thì lại không giống.
Cây 'khoai' kỳ lạ cho ra cả trăm củ một gốc
Chính vì thế mà nó khiến cư dân mạng vô cùng tò mò không biết là loại cây gì, củ gì. Chủ tài khoản đăng tải video cũng đánh đố cư dân mạng mà không hề tiết lộ tên của nó.
Sau đó, một vài cư dân mạng phát hiện ra đó chính là cây sâm khoai (Yacon) là một loại củ hình dáng giống củ khoai lang, chứa nhiều nước, có vị ngọt mát, hoa giống hoa cúc.
Sâm khoai có tên khoa học là Smallanthus sonchifolius, là một loại cây thân thảo lâu năm của gia đình họ Cúc, nguồn gốc ở vùng Andes của Nam Mỹ. Vị của sâm khoai này khá ngọt, mát thanh, không ngọt quá và cát như lê, giòn như củ đậu nhưng không cứng quá và có mùi thơm của sâm. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi hương đọng lại trong miệng.
Cây sâm khoai có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, sâm Yacon được gọi với nhiều tên khác nhau như Sâm Fanxipan, Sâm Đất, Sâm Khoai, Địa Tạng Thiên, Thượng Đẳng Sâm... Chúng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.
Tuy nhiên, mỗi cây sâm khoai dù "mắn" lắm cũng chỉ cho ra được hơn chục củ đến 20 củ một gốc chứ không thể nhiều đến vài trăm củ cao thành đống như trong video. Và thế là, dân mạng lại tinh mắt lật tẩy sự thật rằng đây là do bàn tay con người tạo ra.
Người ta chất đống những củ sâm khoai lại và lèn đất vào khiến chúng trông như thể mọc ra từ một gốc cây. Có thể mục đích của việc này nhằm thu hút sự chú ý của dân tình. Và nếu thế thì quả thực là họ đã thành công rồi đấy. Đoạn video thu hút tới 200.000 lượt xem và hơn 6.000 lượt thích cùng nhiều lượt bình luận.
Nguồn: Tổng hợp
Kim Tiền Thảo có tác dụng gì? Cách trồng và sử dụng tốt nhất Kim Tiền Thảo là loại dược liệu vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Cùng tìm hiểu những tác dụng, cách sử dụng và cách trồng loại thảo dược quý giá này trong vườn nhà như thế nào nhé. Kim Tiền Thảo là cây gì? Kim Tiền Thảo là loài thảo dược vô cùng quen thuộc với chúng ta, nó có tên...