Trong lịch sử, nữ thái giám thực sự tồn tại, và quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn so với nam thái giám rất nhiều
Trước khi vào cung làm thái giám, các nam nhân sẽ phải tịnh thân (bị thiến) nhằm tránh xảy ra những chuyện nam nữ phiền phức chốn hậu cung. Vậy còn nữ thái giám thì sao, quá trình tịnh thân của họ sẽ diễn ra như thế nào?
Năm 495, Hiếu Văn Đế của triều đại Bắc Ngụy đã tiến hành cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp trong hậu cung. Trong cuộc cải cách này, ngoài việc làm rõ hơn địa vị độc quyền của thê thiếp, thì cung nữ thái giám cũng được tiến hành.
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên khi nghe đến từ “nữ thái giám”, bởi hầu hết chúng ta đều chỉ thấy thái giám trên các bộ phim truyền hình là tên gọi của các nam nhân sau khi tịnh thân chứ chưa từng thấy thái giám là nữ bao giờ? Vậy có nữ thái giám thật không?
Trên thực tế, nữ thái giám thực sự tồn tại trong lịch sử, nhưng quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn nhiều so với nam giới.
Cải cách hệ thống vợ chồng
Như chúng ta đã biết, thời cổ đại những nam nhân được đưa vào cung làm thái giám phải tịnh thân trước (làm mất đi “của quý” của mình – hay còn gọi là bị thiến), nên họ còn được gọi với cái tên là “hoạn quan”. Việc nam thái giám bị thiến sẽ giúp tránh gây ra nhiều phiền phức về chuyện nam nữ trong cung. Vậy còn nữ thái giám, khi vào cung họ có phải “tịnh thân” trước không? Nếu có thì quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào? Muốn hiểu rõ vấn đề này phải nói đến hệ thống cung phi, thê thiếp trước thời Bắc Ngụy.
Theo ghi chép của “Ngụy thư”, trước khi Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp không chỉ là vợ của Hoàng đế mà còn là người cai quản các bộ phận khác nhau chốn hậu cung, được gọi là quan nữ.
Điều này không sai, trên thực tế, hệ thống cung nữ đã có từ thời Tiền Tần, theo ghi chép của “Sử ký”, trong hậu cung của hoàng đế nhà Chu, ngoại trừ hoàng hậu, tất cả các phi tần khác đều gọi là nữ quan và phụ trách những việc khác nhau.
Video đang HOT
Ví dụ, các phi tần thì có trách nhiệm dạy dỗ con cái, các hạ nhân có trách nhiệm cúng tế và tiếp khách, các phu nhân thuộc hạ chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, sinh hoạt của Hoàng đế. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng các phi tần trước thời Bắc Ngụy, mặc dù có tước vị, có lương bổng nhưng dường như vẫn làm công việc của cung nữ. Tất nhiên, họ không phải tự mình làm việc đó, mà là họ chỉ đạo người hầu của mình làm việc. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong các triều đại sau đó, và ngay cả nhà Tần và nhà Hán cũng kế thừa hệ thống này.
Tuy nhiên, những vị Hoàng đế sau này đã dần phát hiện ra những lỗ hổng trong hệ thống trên. Chẳng hạn, những phi tần có tài quản lý thì tính tình cứng nhắc, thô lỗ vì họ phải lo toan mọi việc lớn nhỏ trong cung nên càng ngày càng bị hoàng đế ghẻ lạnh, không có cơ hội sủng ái. Còn những phi tần suốt ngày chỉ biết ăn diện phấn son thì chỉ tìm mọi cách để mua vui cho hoàng đế mà không có tài quản lý, để chuyện hậu cung rối tung cả lên. Vì những bất cập này, đã dẫn tới cuộc cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp của Hiếu Văn Đế.
Hoàng đế Hiếu Văn quy định sau khi thực hiện hệ thống mới, tất cả các phi tần không còn quyền quản lý hậu cung mà phải hết lòng phục vụ Hoàng đế. Để cai quản hậu cung, sẽ có một hệ thống nữ quan bao gồm Nội ti, Thái ti và Nữ thượng thư được đặc biệt bổ sung vào hậu cung. Đương nhiên, những nữ quan này đã được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những người phụ nữ có năng lực nhất để có thể gánh vác trọng trách chốn hậu cung.
Tuy nhiên, khi hệ thống này lan rộng đến các triều đại nhà Đường và nhà Tống, các vấn đề mới đã xuất hiện.
Nỗi đau của thái giám
Do những nữ quan này có thể trực tiếp tiếp xúc với hoàng đế, hơn nữa, một trong số họ rất thông minh và quyến rũ. Nếu như một ngày họ có tham vọng muốn được Hoàng đế sủng ái, hoặc chỉ cần một ngày nào đó hoàng đế phát sinh tình cảm với các nữ quan thì hệ thống này không phải là vô dụng sao?
Để đề phòng những trường hợp trên xảy ra, ở triều đại nhà Đường và nhà Tống, đã áp dụng phương pháp rất tàn độc với các nữ thái giám trong cung.
Nam thái giám “tịnh thân” trước khi vào cung, trở thành người không có khả năng sinh con (mất gốc). Còn nữ thái giám thì mức độ còn kinh khủng hơn nam thái giám rất nhiều
Quá trình tịnh thân của nữ thái giám đã được ghi chép lại như sau: Người phụ trách “tịnh thân” sẽ dùng chùy mềm đập vào phần bụng dưới của họ cho tới khi buồng trứng tụt ra ngoài rồi cắt bỏ, từ đó khiến những cô gái này mất đi năng lực sinh sản.
Ngoài ra, ngực của những nữ thái giám nàycũng bị cắt bỏ khiến họ hoàn toàn mất đi nét đẹp đặc trưng của phái nữ.
Có thể thấy, những nữ thái giám này không chỉ bị ép “rụng buồng trứng”, làm mất đi khả năng sinh sản mà còn phải cắt bỏ cả hai vú, quả thực còn tàn nhẫn hơn cả việc nam thái giám bị thiến. Bởi đây là một quá trình rất tàn khốc nên trong triều đại nhà Thanh, những người cai trị đã bãi bỏ hệ thống này.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại, không có bất kỳ nhân vật nào nổi tiếng trong số các nữ thái giám nên chuyện của họ ít được nhắc đến và dần mai một đi, cho nên ngày nay chúng ta biết rất ít về họ cũng là điều dễ hiểu.
Tìm thấy thành phố cổ dưới lòng đất sức chứa hơn 70.000 người, cất giấu bí mật lịch sử to lớn liên quan đến hàng ngàn sinh mạng
Ngoài sự khác biệt về kích thước khổng lồ, thành phố cổ dưới lòng đất còn nhiều điểm ấn tượng đang chờ khám phá.
Thành phố ngầm được sử dụng như một nơi để thờ cúng với hầm chứa, giếng nước và hệ thống cống rãnh.
Với ý nghĩa lịch sử vô cùng phong phú, thị trấn Midyat thuộc Thổ Nhĩ Kỳ xứng đáng được gọi là một bảo tàng ngoài trời. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó lại được nâng lên một tầm cao mới khi các nhà khảo cổ học tìm ra "thành phố ngầm" lớn nhất thế giới dưới nền móng của thị trấn cổ này.
Theo Ancient Origins, khi đang dọn dẹp kinh thánh tại các tòa nhà lâu đời trong thị trấn, các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện ra một con đường bí ẩn dẫn vào hang động. Bản tính tò mò của những người làm khảo cổ đã thúc đẩy họ đi theo con đường ấy cho tới khi được dẫn đến một quần thể kiến trúc khổng lồ đáng kinh ngạc.
Thành phố ngầm được sử dụng như một nơi để thờ cúng với hầm chứa, giếng nước và hệ thống cống rãnh.
Với hàng chục đường hầm và 49 căn phòng được phát hiện tính đến thời điểm hiện tại, không gian này được mệnh danh là "Matiate", có nghĩa là "thành phố của những hang động". Trong quá trình khai quật, nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ II và III sau Công nguyên, bao gồm các hầm chứa, bàn thờ và giếng nước. Điều đáng kinh ngạc hơn cả là các nhà sử học tin rằng những phần kiến trúc đã khai phá chỉ chiếm 3% tổng diện tích khổng lồ của thành phố ngầm này.
"Trong khi những ngôi nhà bên trên có niên đại từ thế kỷ 17, 18 và 19 thì bên dưới lại là một thành phố đã được 1.900 năm tuổi", Gani Tarkan, giám đốc Bảo tàng Mardin đồng thời là người phụ trách chính của dự án cho biết.
Thị trấn nông thôn Midyat nằm ở phía Đông Nam của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Con người bắt đầu định cư tại đây vào thời Đế chế Assyria (khoảng năm 900 TCN), và lần lượt được cai trị bởi người Ả Rập, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine và Ottoman.
Theo ông Tarkan, thành phố đá vôi mới được phát hiện bên dưới thị trấn cổ kính này có khả năng đã không được ai biết đến trong suốt 1.900 năm qua. Đồng thời, ông cũng tin rằng không gian rộng lớn này từng là nơi sinh sống của 70.000 người.
Ông Tarkan đã nêu ra những suy nghĩ của mình: "Ban đầu, thành phố này được xây dựng như một khu vực ẩn náu hoặc dùng để trốn thoát. Như chúng ta đã biết, vào thế kỷ thứ II, Cơ Đốc giáo không được xem là một tôn giáo chính thức. Các gia đình và tín đồ của của Cơ Đốc giáo thường trú ẩn trong các thành phố ngầm để trốn thoát khỏi sự đàn áp của người La Mã".
"Có thể thành phố ngầm Midyat là một trong những không gian sống được xây dựng để đáp ứng mục đích trên. Chúng tôi ước tính rằng có ít nhất là 60.000 đến 70.000 người từng sống trong thành phố này".
Thành phố được tình cờ phát hiện trong quá trình dọn dẹp các toà nhà và đường phố cổ kính tại Midyat.
Lozan Bayar, một nhà khảo cổ học đến từ Văn phòng Giám sát và Bảo vệ Đô thị Mardin, đã khẳng định lại giả thuyết của ông Tarkan: "Khi Cơ đốc giáo mới xuất hiện, La Mã đang nằm dưới ảnh hưởng của Pagans giáo. Mãi về sau, Cơ đốc giáo mới chính thức được công nhận".
Ông chia sẻ: "Những thành phố dưới lòng đất như thế này sẽ mang lại sự an toàn cho người dân trong lúc họ thực hiện những nghi thức cầu nguyện của mình. Đây cũng là nơi để họ trốn thoát khỏi sự truy đuổi của tôn giáo khác, các bể chứa, giếng nước và hệ thống cống rãnh cũng được hình thành từ thời kỳ đó".
Khi tiếp tục tiến hành công tác khai quật, Tarkan và các đồng nghiệp đã tìm thấy thêm các di tích, bức tranh trên tường và đường hầm khác. Thành phố dưới lòng đất này có khả năng sẽ vượt qua kích thước của thành phố ngầm Derinkuyu được phát hiện tại vùng Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ mà trước đó được xác định là có sức chứa 20.000 người.
Có ít nhất 40 thành phố ngầm khác đã được phát hiện trên khắp lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên vẫn chưa có thành phố nào có thể so sánh được với Matiate. Ngoài sự khác biệt về kích thước, Matiate còn đặc biệt ở chỗ nó nằm dưới chân một thị trấn nhộn nhịp.
Nếu như ước tính của Tarkan và các nhà nghiên cứu khác về kích thước của thành phố là chính xác, thì họ vẫn còn rất nhiều công việc phải làm. Ông hy vọng rằng khám phá đáng kinh ngạc sẽ đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến với thành phố cổ đại khổng lồ này.
Sở hữu hàng trăm sủng nam, vì sao Võ Tắc Thiên chưa từng mang thai? Nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên gây ngỡ ngàng khi công khai nạp hàng trăm sủng nam. Dù vậy, bà hoàng này chưa từng mang thai. Võ Tắc Thiên ghi danh sử sách với việc làm được nhiều điều chưa từng có trong lịch sử. Trong đó, bà là nữ hoàng đế đầu tiên và...