Trồng lan rừng nơi sát biển, vì sao sáng ra ông nông dân tỉnh Ninh Bình phải tưới rửa bớt muối?
Năm 1996, ông Nguyễn Anh Toán (sinh năm 1947, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) mới có đủ điều kiện để thực hiện mơ ước từ thời thanh niên, đó là trồng lan rừng, xây dựng một vườn lan rừng cho riêng mình.
Ông Nguyễn Anh Toán chọn cho mình một phong cách riêng là chuyên sưu tập và trồng lan rừng.
Bước đầu việc trồng lan rừng và kinh doanh lan rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cũng như thỏa niềm đam mê của ông là đưa loài hoa của núi rừng về với đất biển.
Ông Nguyễn Anh Toán (xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) tỉ mỉ chăm sóc những cây lan rừng.
Những ngày đầu hè, thời tiết oi bức, ngột ngạt. Nhưng khi bước vào khoảng sân rộng chừng 50m2 phía trước nhà của ông Toán tại xóm 2 (xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn), chúng tôi như bước vào một không gian hoàn toàn khác, mát lạnh và tràn ngập màu sắc.
Gần 100 giò lan rừng đủ loại, kiểu dáng khiến cho ta có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
Chỉ cho chúng tôi xem những giò lan rừng ưng ý nhất, ông Toán nói: Sở dĩ gọi tên giống lan này là lan Vũ nữ bởi những cánh hoa nở ra có hình dáng như một cô gái đang nhảy múa, với tà váy dài thướt tha.
Video đang HOT
Cũng giống lan Vũ nữ nhưng hoa có mùi thơm thoang thoảng, ngọt ngào thì được gọi với cái tên Vũ nữ mật ngọt.
Hay giống lan Đai châu nghĩa là khi ra hoa, chùm hoa chụm lại như những vòng châu báu lấp lánh, với vẻ đẹp kiêu sa và quý phái.
Ông Toán cho biết: Tôi đã phải lên Tây Bắc, lặn lội vào các bản làng ở Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu để tìm các giống lan rừng quý hiếm.
Lan rừng rất cuốn hút, mỗi loài một vẻ đẹp riêng. Nhưng để thuần phục được các giống lan rừng thì không phải là điều dễ dàng.
Vì vậy, người trồng lan rừng và chăm sóc hoa lan cần có đức tính kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ. Vùng đất Kim Sơn giáp biển nên sẽ có một chút vị mặn trong gió, nếu người trồng hoa lan rừng không tinh ý lan sẽ khó sinh trưởng tốt.
Vì vậy, sáng sớm cần tưới nhiều nước để rửa bớt lượng muối bám trên thân cây lan rừng. Ông Toán tâm sự, trong hơn 20 năm trồng lan rừng và chăm sóc hoa lan, ông đã không ít lần gặp thất bại.
Đối với ông, thiệt hại về kinh tế chỉ là nỗi buồn nhỏ, mất mát về tinh thần mới là điều khiến ông buồn nhất. Mỗi giống lan rừng mới tìm được, ông đều dành tâm huyết và tình cảm để chăm sóc cẩn thận, bởi vậy giá trị tinh thần mới là điều vô giá.
Hoa lan rừng đẹp không chỉ bởi những nụ hoa, người chơi lan am hiểu còn biết rằng, chơi lan có thể chơi cả lá, thân, thậm chí là cả rễ lan.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, dân rắc vôi bột trắng xóa chuồng
Tính đến ngày 26/11, dịch tả lợn châu Phi bùng phát 8/8 huyện, thành phố tại tỉnh Ninh Bình, trên 15.000 con lợn mắc bệnh đã chết và tiêu hủy.
Nhiều hộ lợn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi tiến hành khử khuẩn, rắc vôi bột trắng xóa chuồng...
Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.557 hộ, trên 620 thôn, xóm tại 108/142 xã, phường, thị trấn thuộc 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại tỉnh Ninh Bình khiến nhiều hộ nuôi lợn chết trắng chuồng Ảnh: N B
Với tổng số con lợn bị mắc bệnh do dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy trên 15.000 con, tương đương với 1.085.852kg. Trong đó, có 3.456 con lợn nái trọng lượng là 638.980kg và 11.548 con lợn thương phẩm trọng lượng 446.873kg.
Nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan tại tỉnh Ninh Bình là do một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn, lợn con chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc.
Tính đến ngày 26/11, tỉnh Ninh Bình tiêu hủy 15.000 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: N B
Ngoài ra, khi con lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm mà ngay lập tức bán chạy hoặc giết mổ lợn để tiêu thụ, không xử lý chất thải, nước thải,...khiến cho dịch tả lợn châu Phi khó kiểm soát.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, giảm thiểu thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lợn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình đã cấp trên 10.300 lít hóa chất cho 8/8 huyện, thành phố để triển khai khử trùng, tiêu độc môi trường.
Người dân huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) dùng vôi bột để xử lý khu vực chuồng nuôi lợn. Ảnh: N B
Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình triển khai tập huấn giúp người dân chủ động nâng cao ý thức bảo vệ đàn lợn của gia đình. Đặc biệt, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo, dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, ảnh hưởng tiêu cực cho người chăn nuôi và cộng đồng
Hầu hết số xã có hiện tượng lợn ốm nghi ngờ mắc bệnh đều được lấy mẫu giám sát, gửi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương xét nghiệm dịch tả lợn Châu Phi làm căn cứ để các huyện, thành phố công bố dịch theo quy định.
Ninh Bình: Nuôi con ốc nhồi trong tráng cước, trên trồng mướp, dưới thả bèo cám, bèo tây mà thu lời trăm triệu Ông Đinh Văn Phát (xóm 13, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã lựa chọn nuôi con ốc nhồi trong tráng cước để tiện chăm sóc, quản lý...Ốc nhồi ông Phát nuôi tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông Phát thu lời gần 100 triệu đồng/năm. Nuôi ốc nhồi trong tráng...