Trong lá ngón có chất gì mà chỉ cần ăn 3 lá đã tử vong?
Lá ngón là gì, trong lá ngón có chất gì mà chỉ cần ăn 3 lá đã tử vong? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.
Lá ngón là gì?
Theo Wiki Pedia, lá ngón hay còn được gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, đoạn trường thảo, hoàng đằng, câu vẫn,… Đây là loại cây khá phổ biến ở vùng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cây lá ngón thuộc dạng cây leo thân quấn thường xanh. Đây được liệt vào danh sách 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất gây nguy hiểm đến tính mạng con người là: Cây củ chi, lá ngón, trúc đào và cây sui.
Cây lá ngón (Ảnh minh họa)
Cây lá ngón có độc không?
Có thể bạn đã biết, trong lá ngón chứa chất kịch độc có khả năng gây chết người ngay lập tức gọi là hoạt chất alkaloid. Khi độc tố trong lá ngón ngấm rất nhanh vào hệ tiêu hóa. Thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón dao động khoảng từ 1 – 7 tiếng.
Theo kết quả nghiên cứu về lá ngón của nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành và để chất độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở thì ngay lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và dẫn tới tử vong do ngừng hô hấp.
Người tiến hành giã lá ngón lấy nước (10g lá, 10ml nước) rồi cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút, chuột chết vì co giật. Với con người, chỉ cần ăn ba lá hoặc 1 lá ngón với rượu sẽ mất mạng.
Video đang HOT
Cũng theo nghiên cứu, chất kịch độc alkaloid có trong toàn bộ cây lá ngón. Tuy nhiên, độc tính sẽ giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II có ghi, triệu chứng ngộ độc lá ngón là khát nước, sốt, đau, rát họng, đau bụng, nôn mửa, hoa mắt, răng cắn chặt, sùi bọt mép, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, cuối cùng chết do ngừng hô hấp.
Trong trường hợp ăn phải lá ngón và phát hiện sớm, bạn có thể giúp nạn nhân thải độc ra khỏi cơ thể bằng cách làm cho nạn nhân nôn mửa, tiến hành rửa dạ dày, tiêm truyền huyết thanh mặn ngọt, giữ ấm cơ thể và điều trị triệu chứng như huyết áp, cho thở oxy hoặc làm hô hấp nhân tạo.
Hoa lá ngón thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành xim dạng ngù, hoa màu vàng (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để phân biệt lá ngón với các loại cây thông thường?
Các chuyên gia lưu ý, vì lá ngón trông rất giống nhiều loại cây thuốc và rau rừng thế nên việc nhầm lẫn là không thể tránh khỏi. Để phân biệt, bạn cần chú ý sự khác nhau về hình dạng lá.
Thông thường, lá ngón mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.
Hoa lá ngón thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành xim dạng ngù, hoa màu vàng, đài 5 răng nhỏ, rời; tràng 5 cánh dính nhau thành ống hình phễu; nhị dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn.
Quả nang, màu nâu, hạt nhỏ có rìa mỏng bao quanh mép khía rách. Mùa hoa lá ngón thường bắt đầu vào tháng 10, 11, 12. Mùa quả tháng 1, 2, 3.
Theo Gia đình mới
Lá ngón là gì? Tại sao lá ngón lại có thể lấy mạng người trong nháy mắt?
Lá ngón thuộc loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m khá phổ biến ở vùng rừng núi Việt Nam. Wikipedia định nghĩa "Cây lá ngón còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn v.v. là loại cây khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La...."
Và đây là một trong 4 loại thực vật độc nhất ở Việt Nam.
Lá ngón có hình dạng như thế nào?
Lá ngón có lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.
Lá ngón có hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa nở thường tháng 6, 8, 10.
Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài một cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.
Lá ngón không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn gây hậu quả chết người. Vì thế, nên cẩn trọng trong việc hái thuốc, hái rau ở những vùng lá ngón sinh trưởng mạnh.
Lá ngón chứa chất kịch độc gì mà lợi hại đến vậy?
Hoạt chất cực độc alkaloid trong lá ngón thừa sức làm chết người. Loại chất độc này chỉ trong vòng 5-30 phút sẽ ngấm vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Trung bình, trễ nhất là sau 7 giờ đồng hồ không được cứu chữa kịp thời, người trúng độc sẽ tử vong.
Các alkaloid này nằm trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Xét về độ dễ hái thì lá cây là dễ nhất và cũng dễ bị nhầm lẫn thành thực vật vô độc và có thể ăn được.
Triệu chứng khi ngộ độc lá ngón
Một nghiên cứu về lá ngón của nhóm nghiên cứu khoa Sinh tại Đại học Đà Lạt chứng minh: chỉ cần chút ít dịch từ việc ngắt lá, bẻ cành dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn hoặc vết thương hở sẽ gây ra triệu chứng như: khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và tử vong rất nhanh do ngừng hô hấp.
Sơ cứu người trúng độc lá ngón như thế nào?
Giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Theo ohman
Đầu độc chồng bằng canh khổ qua nhồi... lá ngón: Lãnh án 14 năm tù Nghi ngờ chồng thường gửi tiền cho con riêng, bị cáo Hoa nhẫn tâm nấu canh khổ qua trộn thịt nhồi chung với lá ngón để đầu độc chồng mình. Bị cáo Hoa tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16.4 ẢNH: HOÀNG GIÁP Ngày 16.4, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Thị Hoa (36 tuổi,...