Trong kỳ “rớt dâu”, nữ giới thấy có 4 biểu hiện lạ xuất hiện thì nên cẩn thận vì có thể tử cung đang chứa nhiều độc tố
Tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ. Do đó, phái nữ nên chủ động bảo vệ và chăm sóc tử cung để phòng tránh nguy cơ gặp phải những vấn đề sau khi tới kỳ kinh nguyệt.
Tử cung là cơ quan sinh sản duy nhất trong cơ thể của phái nữ. Đối với nữ giới, nếu tử cung càng khỏe mạnh thì càng dễ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày càng bận rộn của thời nay, nhiều chị em phụ nữ thường không chú ý nhiều đến chế độ ăn uống trong sinh hoạt, thường xuyên thức khuya, thích uống đồ lạnh… Những thói quen này đều vô tình làm tử cung tích tụ nhiều độc tố.
Nếu tử cung chất chứa quá nhiều độc tố thì bạn sẽ thấy 4 biểu hiện dưới đây xuất hiện rõ nét trong kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là lúc nên tìm cách thải độc cho tử cung để duy trì sức khỏe sinh sản của mình luôn ở tình trạng tốt nhất.
Hàng tháng, con gái đều sẽ phải trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 – 7 ngày. Với những người khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xoay vòng trong khoảng 28 – 35 ngày. Nếu chị em phụ nữ thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, cứ 2 – 3 tháng mới có một lần thì đồng nghĩa là trong cơ thể đang chất chứa rất nhiều tố do không được đào thải ra ngoài kịp thời.
Lúc này, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị đúng cách.
Video đang HOT
2. Màu sắc của máu kinh thay đổi bất thường
Trong trường hợp bình thường, máu kinh sẽ có màu đỏ tươi, nhưng khi thải ra ngoài thì sẽ bị oxy hóa với không khí nên dễ chuyển màu đỏ sẫm. Khi quan sát kỹ, nếu bạn thấy máu kinh tiết ra có màu đen hoặc đỏ tía thì điều này chứng tỏ độc tố đang tích tụ nhiều.
Ngoài ra, một số cô nàng do thích ăn đồ lạnh nên khí lạnh sẽ càng dễ xâm nhập vào tử cung, gây lạnh tử cung, đi kèm với hiện tượng ra cục máu đông khi tới kỳ kinh nguyệt. Những loại thực phẩm có tính lạnh mà bạn nên kiêng trong kỳ kinh nguyệt là kem, đồ uống lạnh, dưa hấu để lạnh.
3. Đau bụng kinh dữ dội
Thường thì trong kỳ kinh nguyệt, để thải chất độc ra khỏi cơ thể, tử cung sẽ co bóp theo chu kỳ. Đa phần các chị em sẽ bị đau nhẹ ở vùng bụng dưới hoặc đau thắt lưng. Lúc này, chỉ cần chú ý giữ ấm tử cung và nghỉ ngơi nhiều hơn là triệu chứng này sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, nếu thấy cơn đau tương đối mạnh khi hành kinh, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt bình thường thì nữ giới nên chủ động nằm nghỉ trên giường cả ngày hoặc dùng thuốc giảm đau để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng tử cung đang có vấn đề nên hãy sẵn sàng tới bệnh viện để khám và điều trị sớm.
4. Lượng máu kinh ra bất thường
Tùy theo thể trạng của từng người, có người sẽ thấy kinh nguyệt ra nhiều, nhưng cũng có người lại thấy kinh nguyệt ra ít. Nếu lượng máu kinh giảm hơn bình thường thì nó có thể là do chất độc đã tích tụ trong tử cung nên khiến máu lưu thông kém hơn. Bên cạnh đó, lượng máu kinh giảm xuống cũng sẽ khiến các chất độc và lượng máu lớn trong cơ thể không kịp thải ra ngoài, từ đó càng dễ tích tụ sâu bên trong.
Vì vậy, trong những ngày hành kinh, nữ giới nên ngâm chân trong nước nóng để làm dịu ấm tử cung, từ đó cũng thúc đẩy tuần hoàn máu trong tử cung, giảm bớt các triệu chứng đau bụng kinh.
Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên tắm quá nhiều. Bởi lúc này cổ tử cung hơi mở nên khi tắm có thể khiến số lượng lớn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, gây viêm nhiễm tử cung. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh và tuyệt đối không ăn đồ lạnh.
Chạy bộ khi gặp vấn đề "khó nói" này, quý cô gặp nguy
Quý cô chọn chạy bộ là môn thể dục thường xuyên dễ gặp "gãy xương do căng thẳng", có mức độ phổ biến lên tới 20% người tập, nếu bỏ qua dấu hiệu bất thường trong "chu kỳ".
"Gãy xương do căng thẳng" là tình trạng hay gặp ở người tập luyện thể thao cường độ cao, hoặc người mới tập mà quá "hăng". Đó là một dạng nhẹ của gãy xương, thường là những vết nứt nhỏ, hay gặp nhất ở xương bàn chân. Tuy không nặng nhưng nó sẽ khiến bạn phải hạn chế vận động trong nhiều tuần lễ. Ước tính tới 20% người chạy bộ thường xuyên từng phải gánh chịu chấn thương này.
Trong 2 nghiên cứu vừa công bố trên P hysical Therapy in Sport và Sports Health, giáo sư Therese Johnston (Khoa Vật lý trị liệu, Đại học Thomas Jefferson, Mỹ) cho biết những khác biệt và thay đổi sinh lý ở phụ nữ có thể khiến họ bị tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng.
Phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện cơ thể để tránh tình trạng gãy xương do căng thẳng khi chạy bộ - ảnh minh họa từ Internet
Hai nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố góp phần vào nguy cơ gãy xương do căng thẳng, từ yếu tố sinh lý, chẳng hạn như - cấu trúc và mật độ xương, khối lượng cơ, tình trạng nội tiết tố, đến những yếu tố ảnh hưởng bởi thói quen luyện tập, chẳng hạn như cường độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, những lần cố gắng chịu đau để luyện tập...
Kết quả khá bất ngờ: tình trạng này dường như có dấu hiệu cảnh báo. Các phụ nữ có tiền sử gãy xương do căng thẳng cho biết họ thường gặp sự thay đổi kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian luyện tập căng thẳng. Điều này xảy ra do thay đổi nội tiết. Những phụ nữ này cũng có mức độ khoáng ở xương hông thấp hơn những người không phải trải qua chấn thương đau đớn này.
Vì vậy, các tác giả đề nghị những phụ nữ chạy bộ không chuyên nên đi kiểm tra sức khỏe và xem xét lại mức độ tập nếu có sự bất thường trong kinh nguyệt.
Ngoài ra, cường độ tập hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các chất cần thiết cho hệ xương khớp... là rất quan trọng trong việc ngừa gãy xương do căng thẳng. Ước tính có tới 20% người chạy bộ thường xuyên gặp phải vấn đề này ít nhất 1 lần trong đời.
3 thói quen xấu là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết ở nữ giới, cần sửa ngay trước khi quá muộn Tình trạng rối loạn nội tiết có thể gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như kinh nguyệt không đều, bệnh vú, bệnh tuyến giáp... Do đó, phái nữ nên duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình ổn định nhất. Rối loạn nội tiết là tình trạng thường xảy ra khi lượng hormone...