Trọng Khương The Voice mê ca hát từ… nhỏ xíu
Tiến khá sâu tại The Voice, chàng trai hát nhạc trữ tình – Trọng Khương vốn rất được HLV Đàm Vĩnh Hưng “vừa lòng” vì chất nhạc và hình ảnh khá giống mình. Sau khi rời khỏi The Voice Việt, Trọng Khương vẫn sẽ tiếp tục duy trì niềm đam mê ca hát mà anh đã không thể nào dứt ra được.
Trọng Khương hát Vẽ Em (Giáng Son)
Anh chàng chia sẻ với chúng tôi những bức ảnh từ thời còn bé xíu mà đã ham cầm guitar, tập đàn rất hào hứng, cả bố mẹ của Khương cũng rất yêu ca hát nên có lẽ đó là lí do Trọng Khương gắn bó với niềm đam mê này nhiều như vậy.
Ba mẹ Khương hát trong ngày cưới
Video đang HOT
Theo Kenh14
'Phiêu' ở phòng trà
Muốn nghe nhạc live, đến phòng trà. Muốn gặp thần tượng, đến phòng trà. Muốn một góc riêng tư, tránh xa mọi phiền nhiễu, lặng lẽ thả hồn mình vào âm nhạc đích thực, đến phòng trà... Với tất cả sự "muốn" ấy của khách, phòng trà vẫn dặt dìu mỗi đêm. Dù mưa hay ráo. Khi cầm ca cất lên, mỗi người "phiêu" một kiểu...
Đêm bên góc quen
Tối cuối tuần, mưa biếng nhác, chỉ muốn ở nhà trùm chăn thì cô bạn "hú": "Ê, đi phòng trà không? Phòng trà Tiếng Xưa nhé".
Hơn 9h đêm. Bước vào phòng trà khi búp tóc còn nhỏ nước. Đèn vàng vọt. Có lẽ bởi cái tên của phòng trà, nên khách đến đây đa phần là "những người muôn năm cũ". Cô bạn rỉ tai: không phải chỉ nơi đây mà những phòng trà thiên về dòng nhạc trữ tình, đa phần khách đều ở tuổi trung và lão niên. Tôi và cô bạn dĩ nhiên là một trong số những vị khách trẻ hiếm hoi của phòng trà đêm nay.
Khách vắng. Lẽ thường thôi. Sài Gòn chợt nắng chợt mưa, khách phòng trà khi đông khi vắng. Nhưng những vị khách trung thành của phòng trà thì vẫn đến. Mặc mưa gió, đường xa. Họ ngồi đó, quen thuộc ghế, quen thuộc thức uống. Hai chúng tôi chọn bàn cuối dãy, vẫn cốc đen đá, rồi nghiêng tai mơ màng với "Diễm xưa", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Như cánh vạc bay"... theo tiếng hát phiêu linh. Khách quen như bạn thân của phòng trà. Mà bạn thân thì nào có nhiều.
Phòng trà ca nhạc thực ra là quán cà phê khép kín có hát sống. Phòng trà thiên hướng về nghệ thuật nên không gian vì thế cũng rất nghệ thuật. Nhớ có lần "lạc" vào phòng trà C'est Moi (quận Phú Nhuận), tôi mê mẩn mãi bởi dẫn vào phòng trà là khu vườn hoang hoải hương hoa lá với những góc bàn ghế gỗ màu trắng bên tàn lá xanh. Bậc thềm rêu phong. Bên trong, không gian đượm chất cổ điển Tây phương: những chiếc ghế gỗ sang trọng, nhạc cụ phương Tây trang trí nơi vách tường, tranh phong cảnh treo tường to bản. Không gian của các phòng trà thường riêng tư, ấm cúng và sang trọng. Đội ngũ tiếp tân tận tình, chu đáo. Thực đơn ở đây cũng rất phong phú. Khách vừa thưởng thức nước uống, vừa thưởng thức âm nhạc. Mời đi xem phòng trà vẫn là cách bạn bè thể hiện sự trân trọng nhau bởi đó là một trong những hình thức giải trí đẳng cấp, trở thành một nét văn hóa của người thành thị.
Theo một số ghi chép, ở Việt Nam, phòng trà ca nhạc đầu tiên Quán Nghệ sĩ, mở năm 1946 ở đường Bờ Hồ, Hà Nội. Phòng trà ra đời thay thế quán cô đầu hát ả đào, sau khi tân nhạc xuất hiện. Tuy nhiên, phòng trà lại phát triển mạnh mẽ và sôi động tại miền Nam. Thập kỉ 50 của thế kỉ XX, nền tân nhạc ở Sài Gòn cực thịnh với những nghệ sĩ tên tuổi đã đưa phòng trà bước vào thời kì hoàng kim. Sau một thời gian gián đoạn, giữa thập kỉ 90, các phòng trà xuất hiện trở lại. Có thể kể đến như Tiếng Tơ Đồng, M&Tôi đưa những giọng ca đỉnh cao: Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Lam Trường, Phương Thanh, Trần Thu Hà... đến gần với khán giả.
Các khán giả trẻ đắm hồn cùng tiếng nhạc tại một phòng trà ở Đà Nẵng.
Những năm 2000, thị hiếu âm nhạc của khán giả ngày càng đa đạng. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hình thức giải trí hấp dẫn khác, các phòng trà nghĩ ra không ít chiêu trò để giữ chân khách. Tiếng Tơ Đồng có chương trình "Khi người đẹp hát" thức hiện được 13 số, quy tụ các hoa hậu, người mẫu, diễn viên nổi tiếng. M&Tôi có chương trình "Vui, trẻ khỏe". Nhiều phòng trà thu hút khán giả bằng những ngôi sao lớn. Song chỉ có thể "mua vui được vài trống canh". Vì lý do mặt bằng, catse cho ca sĩ ngôi sao quá cao, tiền nước và phụ thu không đủ chi nên nhiều phòng trà phải đóng cửa hoặc chuyển xa trung tâm. Hiện nay, đến phòng trà vẫn là một trong những hình thức giải trí của người dân TP Hồ Chí Minh nhưng không phải là sự lựa chọn ưu tiên. Đến phòng trà đa số vẫn là khách quen.
Cõi về của những người yêu nhạc
Những phòng trà hiện nay có được tầng lớp khán giả nhất định là nhờ duy trì được phong cách âm nhạc riêng biệt với những giọng ca "đinh" của mình. Phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, 2B của ca sĩ Mỹ Hạnh được biết đến bởi các nhạc phẩm tiền chiến, tình khúc mang màu sắc hoài niệm. Nếu giới mộ điệu guitar và nhạc flamenco chỉ có thể thỏa mình khi đến phòng trà Carmen thì người yêu giai điệu trữ tình bất hủ của nước Pháp hoa lệ chỉ có thể tìm về C'est Moi của ca sĩ Thanh Hoa. Ngoài những phòng trà có thương hiệu dòng nhạc, một số phòng trà khác lôi kéo khách bằng cách chăm chút cho nội dung chương trình. Phòng trà Tiếng Xưa với những vở cải lương, ca kịch đặc sắc. Da Vàng của nhạc sĩ Lê Quang tổ chức những đêm nhạc có chất lượng nghệ thuật cao theo chủ đề như: "Xuân trong lòng người", "Đêm tình ca nhạc Pháp", "Riêng một góc trời - Ngô Thụy Miên & Từ Công Phụng", "Nhìn những mùa thu đi - Trịnh Công Sơn"... với những giọng ca hải ngoại như Linda Trang Đài, Giao Linh, Kim Anh, Elvis Phương, Duy Quang... Phòng trà Không Tên của ca sĩ Lệ Quyên dành riêng cho các tên tuổi được ưa chuộng trong nước như Thanh Lam, Lê Hiếu, Lệ Quyên, Tuấn Hưng... Mạo hiểm hơn, phòng trà WE gây chú ý khi dựng vở nhạc kịch nổi tiếng "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" do các ca sĩ trẻ thể hiện...
Tôi yêu phòng trà bởi những buổi hát live. Dòng suối âm nhạc được truyền tải một cách chân thực nhất qua giọng hát live của ca sĩ. Có thể xem như đó là linh hồn của phòng trà vậy. Cũng có một dạo phòng trà để ca sĩ hát nhép, chú trọng phô diễn hình thức hơn giọng hát, chỉ cốt để mua vui. Phòng trà ca nhạc bị công chúng coi khinh như một sân khấu ca nhạc không chính thống, nhạc chỉ là yếu tố phụ họa cho phòng trà. Nhiều người coi phòng trà không khác gì quán bar, thậm chí còn tệ hại hơn sân khấu ngoài trời, yếu tố "xem" nhiều hơn là "nghe" khi các phòng trà chạy theo âm nhạc thị trường. Chuyện buồn đó đã trở thành quá vãng. Phòng trà "thế hệ hai" đã và đang khẳng định đẳng cấp của mình và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.
Phòng trà "thế hệ hai" thường đi về một dòng nhạc chuyên biệt, chú trọng "nghe" hơn "xem". Nó đòi hỏi người thưởng thức phải có trình độ cảm thụ và kiến thức âm nhạc nhất định. Hát live buộc ca sĩ phải có chất giọng chuẩn, không ngừng rèn luyện. Không gian phòng trà vừa phải, số lượng khách chỉ vài chục đến vài trăm người, lý tưởng để cảm nhận đủ đầy, tinh tế một giọng ca, một bài hát. Đó là không gian dành cho những đêm nhạc đỉnh cao. Do đó khán giả ở phòng trà được ví như những vị giám khảo khó tính và kén chọn. Chính không gian âm nhạc tưởng như chật hẹp với "ban giám khảo" khó tính ấy đã cho ra đời những chất giọng tuyệt vời, khẳng định tài năng trên bước đường nghệ thuật như: Quang Dũng, Lệ Quyên, Nguyên Thảo, Xuân Phú...
Đặt chân đến phòng trà, tôi mới hiểu rằng đến đây để tìm nơi thư giãn thực ra là một mục đích rất hời hợt. Phòng trà làm được nhiều hơn thế. Ở phòng trà, có đôi vợ chồng da mồi, tóc trắng nhẹ nhàng nắm tay nhau khi bản "Mùa thu cho em" cất lên da diết. Có cô gái lặng lẽ rơi nước mắt khi Lệ Quyên hát khúc "Sầu lẻ bóng". Có đôi bạn trẻ thường xuyên lui tới phòng trà ATB chỉ để chờ đợi phần trình diễn của ca sĩ Ánh Tuyết... Ca nhạc phòng trà thanh lọc tâm hồn, giúp khán giả thưởng thức âm nhạc theo "gu" thẩm âm của mình. Đã có những tình bạn, tình yêu bắt nguồn từ nhưng phòng trà ấm cúng, lãng mạn như thế. Họ đến với nhau bằng duyên tơ âm nhạc.
Khi tiếng hát cất lên, cuộc trò chuyện giữa nghệ sĩ và khán giả bằng âm nhạc bắt đầu. Cảm xúc bắt gặp nhau, rưng rưng đồng cảm theo từng giai điệu. Không gian phòng trà tạo điều kiện cho khán giả và các nghệ sĩ gần lại với nhau, cùng ôn lại những ca khúc một thời. Lặng lẽ và thân mật. Không cổ vũ la ó, hò hét nhốn nháo đầy phiền nhiễu như ở sân khấu hay các tụ điểm ca nhạc. Năm 2011, Tuấn Ngọc về Việt Nam hát tại phòng trà Tiếng Xưa. Rất nhiều khán giả không ngại ngần bỏ 2 triệu đồng mua vé để đi xem, thậm chí có người đi hai đêm liền để lặng yên trong khán phòng chật kín nghe anh hát và kể về chuyện đời mình. Và cũng tại phòng trà này, tôi đã thấy giọt nước mắt hoen trên gò má của nhiều khán giả trong cuộc trò chuyện gần gũi với nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Đêm nay, trên sân khấu, ca sĩ Lina Nguyễn đang phiêu lãng với "Vết lăn trầm". Phía dưới, khán giả lặng lẽ thả hồn với giai điệu Trịnh. Cô bạn bên cạnh mắt vẫn nhắm hờ, nghiêng tai ru mình bên ly cà phê. "Ôi vết hằn ghi trên bồn gió hoang. Chờ ta da du một chuyến. Ôi môi hờn xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn"... Bất giác, tôi khẽ nhắm mắt, nghe câu hát chạm đáy tim... Lần thứ bao nhiêu, tôi nhắm mắt "phiêu" ở phòng trà?
N.M.
Theo CAND
Loại Thái Trinh, Hà Hồ 'ăn gạch' từ Thu Minh Mặc sự can ngăn của Thu Minh và Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà vẫn quyết định cho Thái Trinh về nhà. Dù thể hiện khá tốt ca khúc Bonjour Việt Nam, thế nhưng Thái Trinh vẫn phải đối mặt với thử thách sing off khi không được cả khán giả lẫn HLV của mình là Hồ Ngọc Hà trao cho tấm vé...