Trồng khoai môn ít tốn sức, lãi cao hơn 6 lần cấy lúa
Nhưng năm gân đây, nhiêu hô nông dân vung ĐBSCL như An Giang, Đông Thap đa manh dan chuyên đôi nhưng diên tich trông lua kem hiêu qua sang trông rau mau va thu đươc hiêu qua kinh tê cao. Trong đo, mô hinh trông khoai môn đang kha “hot” khi giup ba con thu lai tơi 120 – 150 triêu đông/ha.
Khoai môn co thê dung ăn tươi, chê biên thưc phâm nên dê tiêu thu.
Hai địa phương có diện tích trồng khoai môn lớn nhất ĐBSCL là huyện An Phú (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Ông Lê Văn Đào, trồng 8 công khoai môn ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (An Giang) cho biết thời tiết năm nay thuận lợi nên năng suất khoai môn vụ hè thu đạt từ 3,5-4 tấn/công (1 công = 1.000m2), cá biệt có nơi đạt 5 tấn/1.000m2.
Khoai môn là loại dễ trồng, có thể trồng quanh năm, lịch xuống giống vụ đông xuân khoảng tháng 1 – 2 và thu hoạch tháng 5 – 6; vụ hè thu: Trồng tháng 5 – 6 và thu hoạch tháng 8 – 9; vụ thu đông: trồng tháng 8 – 9 và thu hoạch tháng 11 – 12 dương lịch.
Đê khoai môn cho năng suât cao, ba con nên chon cu giông cấp 2 hoặc cấp 3 ở những ruộng khoai già, củ không bị bệnh thối, củ giống đồng đều và không bị côn trùng cắn phá. Anh: Chi Trung
Tuỳ thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước ma ba con làm đất cho phù hợp. Cây khoai môn hay khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn. làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, ruộng nước phải làm đất nhuyễn. Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng 1m, cao 20 – 30cm, rãnh luống 30cm.
Sau khi trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh thì hơn 3 tháng có thể thu hoạch khoai môn, năng suất trung bình dao động từ 2,5 – 3,5 tấn/công.
Khi thấy cây khoai đã héo rũ, các tàu lá đã lụi dần, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng, tránh xây xước, dập nát. Tách củ phân loại theo kích cỡ để tiêu thụ hoặc để làm giống. Bảo quản khoai thương phẩm và khoai giống nơi thoáng mát, cao ráo.
Video đang HOT
Khoai sau khi đươc thu hoach cân phân loai đê dê bao quan.
Hiện tại, khoai môn được các thương lái thu mua và xuất sang thị trường Trung Quốc, Campuchia và sử dụng nội địa. Thương lái thu mua với giá từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi công khoai môn nông dân có thể thu lợi nhuận từ 12 – 15 triệu đồng, cao gấp 5 – 6 lần so với trồng lúa.
Cây khoai môn không chi đươc trông phô biên ơ cac tinh ĐBSCL ma tai cac tinh đông băng sông Hông, trung du miên nui cung co thê trông đươc. Anh Hoàng Công Khanh, người dân tộc Tày ở xã Vĩnh Phúc, huyện miền núi Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là môt trong nhưng người đâu tiên đưa giống cây khoai môn về trồng tai đia phương, năng suất trên 35 tấn/ha, cho thu nhập 75 triệu đồng/ha.
Anh Khanh cho biêt minh đã lặn lội đến tận Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) để trực tiếp học hỏi cách trồng, chăm sóc cây khoai môn cua ngươi dân đia phương và mua giống trồng thử. Với số củ giống có hạn, năm đầu anh trồng một ít trên đất bãi soi để thử nghiệm xem giống khoai có hợp đồng đất, khí hậu quê mình không. Được người trồng luôn chăm sóc và bón đủ phân, khoai môn của anh Khanh phát triển tốt và cho thu hoạch nhiều củ. Sang vu thư 2, anh đa thu hoạch được hơn 10 tấn khoai.
Cây khoai môn phu hơp vơi điêu kiên tư nhiên tai nhiêu đia phương. Anh minh hoa
Vụ thứ 3, anh Khanh tận dụng đất bãi soi, đất vườn đồi trồng được 1 ha cây khoai môn. Trước khi trồng, anh chuẩn bị đất kỹ, đánh luống và cuốc hốc đều nhau theo tỷ lệ hốc cách hốc 40cm, hàng cách hàng 30 cm và tất cả các hốc trồng khoai đều được anh bón lót phân chuồng trộn với phân NPK. Cây khoai môn được anh xuống giống trồng vào tháng 3 và sau 7 tháng thi thu hoạch.
Anh Khanh cho biết trồng cây khoai môn không tốn nhiều công sức, ít phải chăm sóc, không yêu cầu kỹ thuật cao. Hiên khoai đươc khách hàng đến tận nhà mua hết, trư chi phi anh thu lai 75 triệu đồng.
Theo Danviet
Sạt lở trái mùa tại ĐBSCL: Quốc lộ 30 đang bị đe dọa
Chỉ chưa đầy 1 tuần lễ, lần lượt Đồng Tháp rồi An Giang cùng ban bố nóng về sạt lở đất sau khi liên tiếp hứng chịu nạn sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền và sông Hậu. Thực sự rất đáng lo, bởi đây là thời điểm "trái mùa" của sạt lở.
Điểm sạt lở nghiêm trọng xâm lấn vào tuyến đường bộ. Ảnh: LỤC TÙNG
16 căn nhà biến mất
Có mặt tại ấp Mỹ Hội (Mỹ Hội Đông - Chợ Mới - An Giang) ngay sau khi bờ sông Hậu vừa trải qua cơn sạt lở kinh hoàng vào hồi 09h20 ngày 22.4 làm 16 căn nhà đổ ụp xuống sông mất dạng trong tích tắc. Mờ sáng, nhưng lực lượng bảo vệ đã túc trực tại chốt kiểm soát và nghiêm ngặt kiểm tra việc ra vào... Những khuôn mặt, ánh mắt của cán bộ, người dân đều toát lên vẻ căng thẳng, lo lắng.
Trao đổi tại hiện trường, ông Trương Trung Lập - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - cho biết, sau một đêm xảy ra sạt lở nghiêm trọng, một số địa điểm ven sông vẫn đang tiếp tục sạt lở nhỏ và xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy đang có chiều hướng gia tăng". Theo ông Lập, sạt lở đã lan rộng phạm vi nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đưa tổng số hộ cần di dời khẩn cấp lên con số trên 100. Trong lúc chúng tôi trò chuyện, thỉnh thoảng từng vạt đất nhỏ rơi tõm xuống, cho thấy sạt lở vẫn đang ẩn mình như ngọn khói nhỏ chờ cơ hội bùng phát thành đám cháy lớn. Thật là một thực trạng nguy ngập và tất cả mọi người như bị đẩy lên đỉnh điểm của nỗi lo lắng khi có nguồn tin "cấp báo": Ở huyện đầu nguồn An Phú cũng đang sạt lở lớn. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Hùng Dũng - Phó Giám đốc Sở TNMT An Giang - xác nhận: Có sạt lở trên bờ sông Bình Di đoạn đi qua xã Nhơn Hội (huyện An Phú). Tuy chưa có số liệu cụ thể vì đang chờ bộ phận đo đạc, quan trắc..., nhưng thông tin ban đầu cho thấy, sạt lở ăn sâu vào bờ trên 2m, kéo dài hàng chục mét, làm đứt hoàn toàn đường giao thông nông thôn.
Thật ra An Giang không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, nạn sạt lở bờ sông Tiền ở Đồng Tháp cũng bùng phát đến mức lãnh đạo tỉnh này có công văn "hỏa tốc" báo động đến địa phương. Cụ thể ngày 20.4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có công điện khẩn đến UBND huyện Thanh Bình, Văn phòng BCĐ Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về tình hình sạt lở bờ sông Tiền, nhất là khu vực xã Bình Thành với chiều dài hơn 150m, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 20m, đe dọa tuyến QL30...
Điểm Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông nơi có gần 1.000 học sinh theo học cũng nằm trong vùng nguy cơ cao. Ảnh: LỤC TÙNG
Không chỉ tê liệt giao thông...
Sạt lở dồn dập, cấp tập những ngày qua không chỉ làm tê liệt một đoạn đường liên xã từ Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới) và đường nông thôn xã Nhơn Hội (huyện An Phú - An Giang) mà còn đẩy cả QL 30 (Đồng Tháp) vào nguy cơ bị đứt đoạn. Đó là nỗi lo không nhỏ, vì cần có rất nhiều tiền của và thời gian mới có thể hàn gắn, làm mới... Nhưng đáng lo hơn nữa, là đời sống và sự ổn định của những người dân mất đi tài sản tích góp cả đời người.
Ông Nguyễn Văn Nhợt, vò vò mái đầu bạc trắng của ông lão gần tuổi xưa nay hiếm rồi buông tiếng thở dài: "Quần quật cả đời mới cất được căn nhà, vậy mà chỉ trong tích tắc, nó chìm xuống sông mất dạng". Nhiều hàng xóm của ông Nhợt bị mất nhà tiền tỷ, thậm chí nhiều tỷ đồng... Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là câu chuyện ổn định cuộc sống sau cơn "địa chấn" này. Vừa trở về từ TP. Biên Hòa (Đồng Nai) sau khi được gia đình báo hung tin, anh Huỳnh Văn Ngoan - như người mất hồn. Bởi đó không chỉ là nỗi buồn mất hoàn toàn căn nhà "gia bảo", mà còn bởi anh đang giằng xé bởi nhiều nỗi lo khác cho cuộc sống gia đình 5 miệng ăn.
Cuộc sống tại chỗ khó khăn, anh Ngoan lên Biên Hòa làm công nhân cho Cty Hyosung, còn vợ làm công nhật cho cơ sở gạch ngói gần nhà với thu nhập không ổn định. Vì vậy, khả năng để cất mới ngôi nhà là không hề đơn giản. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các khu dân cư trên địa bàn xã đã hết nền đất để bố trí. Dù theo chỉ đạo của đoàn công tác tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu về Mỹ Hội Đông làm việc, sẽ làm nhanh nhất để mở khu dân cư mới bố trí bà con vào, nhưng điều này cũng đồng nghĩa phải chờ vì còn phải thông qua các thủ tục...
Chuyện người lớn là vậy, chuyện trẻ em trong vùng sạt lở cũng không kém lo toan khi gần 1.000 học sinh phải nghỉ học "bất đắc dĩ" vào thời điểm cận thi cuối niên học. Sạt lở đang "bao vây" trường Tiểu học "A" Mỹ Hội Đông - nơi có 916 học sinh theo học 5 khối lớp. "Với diễn biến phức tạp hiện nay, chúng tôi cương quyết "đóng cửa trường" để đảm bảo an toàn tính mạng cho các em học sinh. Còn cụ thể nghỉ, học bù, thi bù thế nào, chúng tôi đã giao cho Phòng GDĐT nghiên cứu đề xuất...", ông Trương Trung Lập - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho biết.
Đừng đánh rắn đàng đuôi
Trong báo cáo nhanh về tình hình sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông, Sở TNMT An Giang nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do tại vị trí sạt lở xuất hiện 01 hố xoáy sâu với chiều dài 380m, chiều ngang 120m, độ sâu (âm) - 42m. Nhưng cũng như nhiều đề xuất thường thấy trước đó, báo cáo này nhấn mạnh đến giải pháp: Đề nghị địa phương quy hoạch lại, di dời và bố trí dân cư, đường giao thông, hạ tầng thích hợp...
Trong khi đó theo nhiều nhà chuyên môn, cái cốt lõi của vấn đề thì dường như chưa được quan tâm xử lý dứt điểm. Đó là câu chuyện vì sao có hố xoáy. Có người cho đó là chuyện bình thường của quy luật: "Sông sâu, bên lở, bên bồi". Nhưng cũng có ý kiến cho là do tác động của con người, mà đậm nét nhất là chuyện khai thác cát. Tuy nhiên, cả hai ý kiến này đều chưa thuyết phục được nhau.
Vì sao có hiện tượng lạ này? Trao đổi với chúng tôi, T.S Dương Văn Ni, chuyên gia tài nguyên môi trường (ĐH Cần Thơ) cho rằng đành rằng lở - bồi là chuyện của quy luật của tự nhiên, nhưng quá trình này không diễn ra một cách tấp nập, dồn dập và "trái mùa" như hiện nay. Vì thế không thể loại trừ khả năng tác động của con người, trong đó có khai thác cát. Theo T.S Ni, để có kết luận, thuyết phục khoa học, cần có khảo sát, đánh giá tổng quan, cụ thể. "Cái thiếu sót lớn nhất của chúng ta trong tranh luận về nguyên nhân của sạt lở bờ sông, biển thời gian qua là thiếu thông tin nền đầy đủ, nên sau tranh luận là ai về nhà ấy. Còn sạt lở thì vẫn cứ diễn ra"- TS Ni tỏ vẻ tiếc nuối: "Nếu chưa tìm ra nguyên nhân chính, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng trái khoái mà các cụ đã đúc kết: Đánh rắn đàng đuôi".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa gửi lời hỏi thăm người dân, yêu cầu UBND tỉnh An Giang tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng cảnh báo, hạn chế người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở; tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản.
Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, sắp xếp chỗ ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà cửa và phải di dời, không để người dân thiếu đói, khó khăn; có phương án hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân đã bị mất nhà cửa hoặc phải di dời, đảm bảo ổn định đời sống. Phó Thủ tướng giao các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp thực hiện khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn và sớm ổn định đời sống nhân dân trong khu vực.
(Theo Lao Động)
Sập cầu nối Đồng Tháp - An Giang, ôtô phải đi vòng Cầu Cống Rạch Chùa nối đường huyết mạch từ Đồng Tháp đi An Giang bất ngờ đổ sập khiến giao thông chia cắt, ôtô phải đi đường vòng xa hơn 20 km. Sáng 27/4, cầu Cống Rạch Chùa (huyện Lấp Vò, cách phà Cao Lãnh 500 m) dài hơn 10 m, nối Tỉnh lộ 848 đi Đồng Tháp và An Giang bất ngờ...