Trồng khoai môn chỉ lấy ngó, lớn nhanh vù vù, bỏ túi 20 triệu/tháng
Gần 1 năm trước, anh Phạm Văn Thắng, xóm Thượng 2, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) mang giống khoai môn từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử nghiệm trên ruộng đất lúa của gia đình. Ngó khoai môn lớn nhanh như thổi, chỉ sau 2 tháng đã cho thu hoạch.
Hiện nay, việc chăm sóc và thu hoạch ngó khoai đã giúp anh Thắng thu nhập trên dưới 6 trăm nghìn đồng/ngày.
Năm 2018, khi công việc trên thành phố gặp nhiều khó khăn, anh Phạm Văn Thắng và vợ quyết định về quê cùng với bố mẹ già chăm lo việc đồng áng. Nhận thấy, với 8 sào ruộng của gia đình nếu chỉ cấy lúa thì không thể nào trang trải cho cuộc sống nên anh đã đi nhiều nơi, tham khảo nhiều nguồn thông tin để tìm cho được loại cây trồng thay thế, có giá trị kinh tế cao hơn.
“Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng quay lại sử dụng và ưa chuộng các món ăn dân dã. Ngó khoai là một trong những loại như vậy, mát, bổ và lạ miệng. Tuy nhiên, trước giờ loại ngó mà chúng ta hay sử dụng là ngó khoai của cây khoai nước, khoai dại, thân nhỏ, khó chế biến và thường bị ngứa. Riêng khoai môn là một giống cây mới, ăn giòn, ngọt và khắc phục được tính ngứa, do vậy tôi đã quyết định lựa chọn loại cây này để phát triển thành một sản phẩm hàng hóa” – anh Thắng chia sẻ.
Ngó khoai ăn lạ miệng nên được bà con ưa chuộng, việc bán cũng dễ dàng.
Video đang HOT
Anh kể, ban đầu, bố mẹ phản đối, nhiều người bảo anh khùng, họ nói rằng: “Thứ rau dại đó bán ai mua, chỉ rước mệt vào người”. Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, anh vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình.
Anh lên tận Học viện Nông nghiệp Việt Nam để mua được giống khoai môn chuẩn nhất; ghi chép cẩn thận công thức làm đất, bón phân cũng như mật độ trồng. Sau hơn 2 tháng xuống giống, cây khoai môn cho thu hoạch lứa ngó đầu tiên. Sau đó cứ thế cây nảy ngó liên tục nên ngày nào cũng có thể hái tỉa.
Vợ chồng anh mang ngó khoai bán ở chợ gần nhà, giao bán online và đổ buôn cho một số gian hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh. Ngó khoai ăn lạ miệng nên được bà con ưa chuộng, việc bán cũng dễ dàng. Thương lái biết anh bán ngó khoai nên tới tận ruộng đặt mua. Đơn hàng ổn định nên anh Thắng không lo đầu ra của sản phẩm.
Theo anh Thắng, so với các loại cây trồng khác, khoai môn là loại cây dễ trồng, cách thức chăm sóc cũng đơn giản. Lưu ý bón lót, bón thúc, làm cỏ lúc mới trồng. Còn khi cây đã lên cứng cáp thì chỉ cần bảo đảm cấp đủ nước là có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, với giống cây này không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thi thoảng xuất hiện con sâu khoai thì bắt là hết.
Được biết, trên diện tích 8 sào đất, ngày nào anh Thắng cũng cắt được khoảng 30 kg ngó, 1 tháng thu được 1 tấn ngó khoai. Với giá bán bình quân 22 nghìn đồng/kg, mỗi tháng anh thu về 20 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều khách hàng đang yêu cầu tăng số lượng mua nhưng diện tích trồng khoai của gia đình anh Thắng chưa đủ đáp ứng.
Do vậy, thời gian tới anh Thắng sẽ mở rộng diện tích, hoàn thiện thêm khâu sơ chế, bao gói và xây dựng thương hiệu ngó khoai “Minh Tâm” của riêng mình để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong các cửa hàng, siêu thị.
Theo Hà Phương (Báo Ninh Bình)
Dịch tả heo châu Phi: 3,3 triệu con heo chết, chỉ còn "sót" tỉnh Ninh Thuận
Cả nước có 63 tỉnh và thành phố thì đến nay chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa bị dịch tả heo châu Phi hoành hành, còn lại tỉnh nào cũng có. Tổng số heo phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con.
Cả nước có 63 tỉnh và thành phố thì đến nay chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa bị dịch tả heo châu Phi hoành hành, còn lại tỉnh nào cũng có. Tại hội nghị tiếp tục triển khai giải pháp phòng chống, ngăn chặn dịch tả sáng nay 11-7 do Bộ NN-PTNT tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ rằng, chẳng còn giải pháp nào khác ngoài chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để "sống chung với dịch".
Toàn cảnh hội nghị của Bộ NN-PTNT về dịch tả heo sáng nay 11-7
Đây là hội nghị lần thứ 4 của Bộ NN-PTNT tổ chức để triển khai giải pháp ứng phó với dịch tả heo châu Phi vẫn đang tiếp tục lây lan, hoành hành trên diện rộng.
Báo cáo tại hội nghị này, Bộ NN-PTNT cho biết, đến nay dịch tả heo đã lây lan ra 62 tỉnh, thành phố với tổng số heo phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con. Trong đó, có 116 xã thuộc 73 huyện của 23 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh heo bệnh. Và hiện nay, cả nước chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa có dịch tả heo châu Phi, nhưng tỉnh này lại nuôi heo rất ít.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường giãi bày rằng, chưa có loại dịch nào lại gây ra tác hại lớn, quá trình ứng phó khó khăn vất vả như dịch tả heo châu Phi.
"Hiện tại chỉ còn 1 tỉnh duy nhất mà dịch tả heo châu Phi chưa xâm nhập đến, đó là tỉnh Ninh Thuận. Và diễn biến dịch tả heo vẫn chưa dừng lại"- ông Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Vừa qua, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu, khảo nghiệm vaccine cho dịch tả heo châu Phi, bước đầu có dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, từ kết quả trong phòng thí nghiệm, để cho ra được vaccine thương phẩm, đưa vào sản xuất, sử dụng đại trà là cả một quá trình dài.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong quá trình theo dõi, cho thấy virus dịch tả heo châu Phi rất nguy hiểm. Vũ khí duy nhất để ngăn chặn, thích ứng với dịch bây giờ là an toàn sinh học, áp dụng cho nhiều loại dịch chứ không riêng dịch tả heo châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, triển khai tổng thể các giải pháp an toàn sinh học là giải pháp hiệu quả nhất trong ngăn chặn và giảm thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
NÓNG: Kết quả mới nhất về nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi Tại cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay (2/7), thông tin khiến nhiều người nức lòng là các nghiên cứu đã có kết quả khả quan cả trong phòng thí nghiệm và thí điểm diện hẹp....