Trong kho vũ khí của Hải quân Việt Nam có những loại ngư lôi nào?
Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện đang được trang bị những loại ngư lôi chống tàu ngầm và tàu mặt nước sau đây.
1. Ngư lôi chống tàu ngầm – tàu mặt nước SET-53M
Giàn phóng ngư lôi SET-53M lắp trên tàu chiến mặt nước
SET-53 là ngư lôi chống tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ 533 mm do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, chính thức đưa vào biên chế từ năm 1958. Đến năm 1964, phiên bản nâng cấp SET-53M được hoàn thành với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội. Loại ngư lôi hạng nặng này không chỉ trang bị cho tàu mặt nước cỡ lớn mà còn xuất hiện trên cả các tàu phóng lôi có lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi SET-53/ SET-53M: Trọng lượng 1.480 kg; dài 7.800 mm; đầu đạn 100 kg; tầm bắn 8.000/ 14.000 m; tốc độ 23/ 29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò thụ động đạt 600 m.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya III số hiệu HQ-09 của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Lao Động
Ngư lôi SET-53M là vũ khí chủ lực của tàu hộ vệ săn ngầm Petya III số hiệu HQ-09/ HQ-11 của Hải quân Việt Nam với 1 giàn phóng 3 ống TTA-53-57 bis trên mỗi tàu. Ngoài ra loại ngư lôi này còn được lắp đặt trên tàu phóng lôi lớp Turya với 4 ống phóng đơn chia làm 2 cụm bố trí 2 bên sườn.
Tàu phóng lôi lớp Turya của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
2. Ngư lôi chống tàu ngầm SET-40UE
Giàn phóng PTA-40-159 của ngư lôi SET-40UE trên tàu hộ vệ săn ngầm Petya II của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
SET-40UE là loại ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ cỡ 400 mm do Liên Xô sản xuất, được thiết kế để lắp đặt trên tàu mặt nước cỡ nhỏ và trung bình nhằm thay thế cho ngư lôi SET-53 tỏ ra quá nặng nề và cồng kềnh, chỉ thích hợp đối với những chiến hạm cỡ lớn. Quá trình phát triển SET-40 hoàn thành vào năm 1962 và đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U ra đời, đây là thế hệ ngư lôi đầu tiên của Liên Xô có thể tìm kiếm mục tiêu dưới nước thông qua một hệ thống sonar chủ động.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi SET-40U/ SET-40UE: Trọng lượng 550 kg; dài 4.500 mm; đầu đạn 80 kg; tầm bắn 8.000 m; tốc độ 29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò chủ động trong khoảng 600 – 800 m.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II số hiệu HQ-13 của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Hải quân Việt Nam hiện có trong biên chế 3 tàu hộ vệ săn ngầm Petya II mang số hiệu HQ-13/ HQ-15/ HQ-17, mỗi tàu trang bị 2 giàn 5 ống phóng PTA-40-159 mang theo 10 ngư lôi SET-40UE.
3. Ngư lôi chống tàu mặt nước 53-65
Ngư lôi chống tàu mặt nước 53-65M
Ngư lôi 53-65 (NATO định danh là ET-80) là mẫu ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm, có tính năng xác định sóng chấn động để tìm – diệt tàu mặt nước do Liên xô thiết kế từ năm 1965, loại ngư lôi này có 2 biến thể nâng cấp là 53-65K và 53-65M chính thức vào biên chế năm 1969. Mặc dù đã cũ nhưng cho tới nay loại ngư lôi này vẫn là vũ khí tiêu chuẩn trên tàu ngầm của Nga cùng nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi 53-65/ 53-65K/ 53-65M: Trọng lượng 2.100 kg; dài 7.200 mm; đầu đạn 300 kg; tầm bắn 18.000/ 19.000/ 22.000 m; tốc độ 45/ 45/ 44 hải lý/h.
Giống với bất kỳ loại ngư lôi dò tìm bằng sóng âm khác, ngư lôi 53-65 không phân biệt được đâu là mục tiêu chính trong hạm đội nên sẽ đâm vào bất cứ con tàu nào đang di chuyển gần nhất. Hiện tại chưa có cơ chế đánh lạc hướng loại đầu dò này nên nó tỏ ra rất hữu hiệu khi dùng để tìm và diệt tàu mặt nước.
Nạp ngư lôi 53-65 cho tàu ngầm Kilo 877
4. Ngư lôi chống tàu ngầm – tàu mặt nước TEST-71
Ngư lôi TEST-71
TEST-71 là loại ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm thuộc hàng tiên tiến nhất của Nga, có thể dùng để chống cả tàu ngầm và tàu mặt nước, nó chính thức được chấp nhận đưa vào biên chế từ năm 1971. TEST-71 được trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm kết hợp với việc nhận lệnh điều khiển thông qua dây dẫn nên cực kỳ khó gây nhiễu.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi TEST-71/ TEST-71MKE : Trọng lượng 1.750/ 1.820 kg; dài 7.900 mm; đầu đạn 205 kg; tầm bắn 15.000 m khi chạy với tốc độ 40 hải lý/h hoặc 25.000 m khi chạy ở tốc độ 35 hải lý /h.
Khác với ngư lôi 53-56 và tương tự SET-53, TEST-71 có thể được lắp đặt trên cả tàu mặt nước lẫn tàu ngầm. Theo SIPRI, năm 2009, cùng với thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo 636, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 80 quả ngư lôi chống tàu nổi 56-65 và 80 quả ngư lôi chống tàu ngầm/ tàu nổi TEST-71.
Ngư lôi TEST-71 được phóng đi từ tàu chiến mặt nước
Theo Đại Lộ
Quân đội Việt Nam đang sử dụng những loại súng không giật nào?
Súng không giật là hỏa khí mang vác của bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp, lô cốt hay các hỏa điểm của kẻ địch.
1. Súng không giật B-10 (DKZ-82)
B-10 loại súng (pháo) không giật nòng trơn cỡ 82 mm, được phòng thiết kế khí cụ quân sự KBM ở Kolomna, Liên Xô thiết kế và sản xuất, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay. Tại Việt Nam nó được gọi bằng cái tên DKZ-82.
B-10 thường được đặt trên giá 3 chân, có thể gắn thêm 2 bánh xe với khả năng gập lại để thuận tiện khi di chuyển. Súng có chiều dài 1,85 m với nòng dài 1,66 m; trọng lượng 85,3 kg khi gắn thêm bánh xe hay 71,7 kg khi chỉ có riêng giá 3 chân. Ảnh: Bảo dưỡng súng không giật B-10 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Một khẩu đội DKZ-82 (B-10) tiêu chuẩn gồm 4 người, có nhiệm vụ mang vác đạn cũng như từng bộ phận tháo rời của súng. Ảnh: Khẩu đội DKZ-82 trong trạng thái hành quân (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Trong tình huống khẩn cấp, xạ thủ cũng có thể lựa chọn phương pháp bắn ứng dụng bằng cách vác vai như các loại súng chống tăng thông thường. Ảnh: súng không giật B-10 trong trạng thái bắn ứng dụng (Nguồn: Báo Bình Định).
Súng DKZ-82 có góc nâng hạ từ -20 - 35 độ; góc xoay ngang 250 - 360 độ; tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút. Loại đạn thông dụng của súng là đạn xuyên lõm KB-881 nặng 3,87 kg, có sơ tốc 322 m/s; tầm bắn hiệu quả 400 m, tầm bắn tối đa 4.500 m, sức xuyên 150 mm thép đồng nhất. Kính ngắm tiêu chuẩn của súng là loại PBO-2. Ảnh: nạp đạn cho súng DKZ-82 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Trong kháng chiến chống Mỹ, súng không giật B-10/DKZ-82 đã được sử dụng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, lô cốt, hỏa điểm hay công trình quân sự của đối phương. Tuy nhiên hiện nay súng đã trở nên lạc hậu vì 2 nhược điểm chính đó là rất nặng và sức xuyên thấp. Do vậy Việt Nam đang tiến hành thay thế dần súng không giật B-10 bằng SPG-9. Ảnh: Khẩu đội DKZ-82 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu (Nguồn: Quân đội nhân dân).
2. Súng không giật SPG-9
SPG-9 Kopye (ngọn giáo) là loại súng (pháo) chống tăng không giật nòng trơn cỡ 73 mm do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1962 nhằm thay thế cho loại súng không giật 82 mm B-10.
So với B-10 thì SPG-9 có nhiều ưu điểm hơn hẳn như nhẹ hơn (trọng lượng súng 47,5 kg và 59,5 kg với giá 3 chân) do đó khẩu đội được rút gọn xuống chỉ còn 2 người; đạn xuyên lõm PG-9V của súng nặng 4,4 kg có sơ tốc đầu nòng 435 m/s, tầm bắn hiệu quả 800 m và tối đa 1.300 m (6.500 m với đạn nổ phá mảnh OG-9BG1), sức xuyên 400 mm thép đồng nhất (550 mm với đạn PG-9VNT). Kính ngắm tiêu chuẩn của súng là loại PGO-9 có độ phóng đại 4x. Ảnh: khẩu đội sĩ quan sự bị SPG-9 luyện tập (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Gần đây Việt Nam đã sản xuất thành công phiên bản nâng cấp của súng SPG-9 với tên gọi SPG-9T2 và đang dần biên chế cho các đơn vị để thay thế súng không giật B-10/DKZ-82. Ảnh: khẩu đội SPG-9T2 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Ngoài trang bị cho bộ binh, súng SPG-9 còn được lắp đặt trên các xe thiết giáp M-113 nâng cấp để thay thế súng không giật 105 mm M-40A1 của Mỹ. Ảnh: súng không giật SPG-9 trên xe thiết giáp M-113 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Súng không giật SPG-9 còn có một biến thể mang định danh 2A28 được lắp trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Nạp đạn cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
3. Súng không giật M-20/ Type-56/ DKZ-75
M-20 là loại súng không giật cỡ 75 mm được quân đội Mỹ chế tạo và sử dụng từ Chiến tranh thế giới II, Trung Quốc copy lại M-20 và định danh là Type-56, bổ sung thêm kính ngắm quang học và giá 3 chân kiểu mới. Súng không giật M-20 tiêu chuẩn có trọng lượng 52 kg, tầm bắn 6.400m, đạn xuyên lõm có trọng lượng 9,92 kg nhưng chỉ xuyên được 100 mm thép đồng nhất.
Hiện nay trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một lượng nhỏ DKZ-75 (tên định danh của Việt Nam dành cho súng không giật Type-56 được Trung Quốc viện trợ), tuy nhiên chúng chỉ phục vụ công tác huấn luyện, không được triển khai sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: khẩu đội DKZ-75 của sư đoàn 395 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Theo Tri Thức
Các loại xe, pháo phòng không tự hành của Quân đội Việt Nam Pháo phòng không tự hành là một trong những thành phần quan trọng của "lưới lửa" tầm thấp bảo vệ bầu trời tổ quốc. 1. Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 ZSU-57-2 (Ob'yekt 500) là loại pháo phòng không tự hành đầu tiên của Liên Xô được sản xuất với số lượng lớn. "ZSU" là viết tắt...