Trồng hơn 1.000 cây sao đen tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú
Ngày 9/1, Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp với Công ty Viet Vision và Công ty Menard tổ chức hoạt động “Tái tạo và phủ xanh rừng sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, thuộc Tiểu khu 300, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong Dự án cộng đồng “ Rừng Việt Nam”.
Chương trình góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc bảo vệ rừng.
Tại đây, đoàn viên, thanh niên tham gia trồng hơn 1.000 cây sao đen trên diện tích 2 ha đất Khu bảo tồn. Sau khi trồng cây xong, các đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương theo dõi, chăm sóc và nuôi lớn cây trong các cánh rừng đã trồng. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực trong việc chống xói mòn, rửa trôi đất, đẩy nhanh quá trình phong hoá đá để hình thành đất, phục hồi những cánh rừng nguyên sinh, phát triển cây xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Tỉnh đoàn Bình Thuận, dự kiến trong tháng 5/2022, Tỉnh đoàn sẽ đồng hành cùng các đơn vị tài trợ tiếp tục trồng 4.000 cây sao đen trên diện tích 5,5ha đất của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú. Không chỉ mang ý nghĩa thiết thực nhằm mục đích phủ xanh đất trống, đồi trọc, chương trình này còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên tỉnh Bình Thuận và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của cây xanh, của rừng, cùng tính cấp thiết của việc trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí…Từ đó, huy động sự chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, bảo vệ môi trường.
Được biết, Dự án cộng đồng “Rừng Việt Nam” được khởi xướng từ năm 2019 và đến nay đã triển khai thực hiện tại một số địa phương như: Lâm Đồng, Đà Nẵng, Hà Giang… Với thông điệp thêm một người trồng cây gây rừng thì chúng ta sẽ có thêm cơ hội được sống trong một đất nước giảm thiểu thiên tai, Dự án cộng đồng “Rừng Việt Nam” đã tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, giúp xây dựng, phát triển ý thức bảo vệ môi trường, truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, bảo vệ rừng.
Tình cờ tìm ra loài côn trùng quý, dân ở Lâm Đồng đem về rủ nhau nuôi, ai ngờ như bắt được "lộc trời"
Trong nhiều năm qua, một số hộ gia đình ở Cát Tiên đã phát triển nuôi ong dú quy mô nhỏ lẻ.
Sau nhiều năm tìm hiểu và nuôi thử nghiệm, thấy loại ong dú phát triển tốt và cho ra mật chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) là vùng tiếp giáp giữa Tây nguyên và Đông Nam Bộ được bao bọc bởi sông Đồng Nai và Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc (Vườn Quốc gia Cát Tiên).
Mật và trứng ong dú được nuôi và khai thác tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Thiên nhiên ưu đãi, là vùng đa dạng sinh học về thực vật, có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho việc phát triển nuôi ong nơi đây.
Trong nhiều năm qua, một số hộ gia đình ở Cát Tiên đã phát triển nuôi ong dú quy mô nhỏ lẻ. Sau nhiều năm tìm hiểu và nuôi thử nghiệm.
Thực tế cho thấy loại ong dú phát triển tốt và cho ra mật chất lượng cao, thân thiện với môi trường.Từ đó, một số hộ gia đình ở huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) đã nhân giống và phát triển đàn ong dú ra để nuôi lấy mật.
Đàn ong dú được phát triển lên đến hàng trăm đàn như: hộ anh Trần Văn Thức thôn 3, xã Đức Phổ có trên 300 đàn; hộ anh Đỗ Văn Nghĩa tổ dân phố 15, thị trấn Cát Tiên có trên 250 đàn.
Và một số hộ khác trên địa bàn huyện Cát Tiên bắt đầu phát triển từ 50 - 100 đàn, hiện tại, đàn ong dú ở Cát Tiên phát triển tốt và cho ra mật đảm bảo chất lượng cao.
Theo kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm nuôi và nhân giống ong dú thì thấy, đặc trưng của loài ong dú không bỏ tổ, lấy mật hoàn toàn ở môi trường tự nhiên.
Loài ong dú Furva có kích thước cơ thể nhỏ, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, có tốc độ phát triển nhanh.
Ong chúa sinh sản tốt và dễ nuôi nhất trong các giống ong dú và phù hợp với môi trường, khí hậu ở Cát Tiên.
Mô hình nuôi ong dú của hộ anh Trần Văn Thức thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Ong dú cho sản phẩm mật ngọt lẫn vị chua thanh, có màu vàng óng. Một tổ ong dú có một ong chúa, khi đẻ ong chúa tạo ra 2-3 ấu trùng ong chúa.
Sản phẩm mật ong dú của Tổ hợp tác Ong Dú Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Khi tổ ong đủ lớn mạnh và đông quân, ấu trùng ong chúa sẽ được chăm sóc đặc biệt và nở ra trở thành ong chúa trưởng thành rồi tách đàn. Ong chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa "quân" cho ong chúa con lớn lên tiếp tục duy trì phát triển.
Những năm gần đây, đàn ong dú ở Cát Tiên đã phát triển mạnh với số lượng lên đến 2.000 thùng.
Mỗi năm thu hoạch cho bình quân 0,75 lít mật ong dú chất lượng tốt.
Mật ong dú trên thị trường hiện nay có giá bán từ 900.000 - 1.200.000/lít. Ngoài ra, sau khi thu hoạch mật thì tiếp tục tách đàn, tỷ lệ tách đàn hàng năm đạt 70% - 80%.
Với mỗi đàn ong dú sau khi được tách tổ thành công, người nuôi ong dú bán với giá 1.500.000 đồng/thùng.
Để sản phẩm mật ong dú Cát Tiên nhiều người biết đến và được công nhận sản phẩm OCOP, năm 2020 một số hộ gia đình nuôi ong dú trên địa bàn huyện đã phối hợp thành lập Tổ hợp tác Ong dú Cát Tiên.
Tổ tác xã nuôi ong dú phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo ra sản phâm mật ong dú có chất lượng cao.
Tổ hợp tác nuôi ong dú hướng tới phát triển mô hình kinh tế hiểu quả và xây dựng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP để thị trường trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng biết đến đặc trưng, chất lượng, thương hiệu của Mật ong dú Cát Tiên.
Bất ngờ phát hiện trăn đất nặng 5 kg ở trong nhà Cá thể trăn đất nặng 5 kg đi lạc vào nhà dân ở xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) được cơ quan chức năng tiếp nhận và thả về môi trường tự nhiên. Ngày 26/12, Hạt kiểm lâm Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết đã tiến hành tái thả cá thể trăn đất (Python molurus) về lại môi trường...