Trồng hẹ cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha
Xã Nam Xuân, Nam Đàn, Nghệ An đưa vào trồng hẹ sạch từ vài năm lại nay và đây được coi là cây rau sạch nhất, an toàn trong sản xuất và thu lãi cao so với các cây trồng khác. Toàn xã có 10 ha hẹ, 1 ha cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Gia đình chị Phương ở xã Nam Xuân trồng 2 sào hẹ, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Hiện nay toàn xã Nam Xuân có 10ha trồng hẹ với khoảng 150 hộ dân trồng giống cây này, tập trung ở xóm 4, xóm 5, xóm 6 và xóm 7. Trong đó xóm 6 và xóm 7 có diện tích lớn nhất với 7ha. Mỗi hộ dân trồng bình quân từ 1 – 2 sào.
Gia đình chị Nguyễn Thị Phương, xã Nam Xuân năm nay trồng 2 sào hẹ, sau 2 tháng cho thu hoạch đợt 1 và sau đó cứ khoảng 1 tháng sẽ thu hoạch một đợt tiếp theo. Mỗi đợt thu hoạch cho khoảng 350 bó hẹ/sào. Với giá thành 4.000 đồng/bó như hiện nay, mỗi đợt thu hoạch gia đình thu lại được gần 14 triệu đồng.
Cây hẹ có rất nhiều ưu điểm. Đây là giống cây thích hợp với đất cát pha thịt trên địa bàn xã Nam Xuân. Hẹ có thể thu hoạch quanh năm nên bà con có thu nhập thường xuyên. Chăm sóc hẹ chủ yếu là phân chuồng và lân nên đây là thực phẩm sạch, được ưa chuộng. Không những thế, trồng hẹ không mất tiền mua giống. Giống chủ yếu được lấy từ những cây hẹ của vụ mùa trước. Đặc biệt, có thương lái đến tận nhà thu mua nên bà con có đầu ra ổn định.
Mỗi bó hẹ được bán tại ruộng 4000 đồng và không khi nào ế hàng
Tuy nhiên, trồng hẹ còn gặp một số khó khăn như đây là giống cây không chịu được hạn nên cần tưới nước đầy đủ, nhất là trong ngày hè. Mặt khác, giá cả của hẹ thay đổi theo mùa, có lúc lên 7.000 đồng/bó nhưng cũng có khi chỉ 1.500 đồng/bó. Sự tăng giảm giá này chủ yếu dựa vào nhu cầu người tiêu dùng, những ngày nắng nóng, thị trường cần lượng rau nhiều thì cây hẹ luôn rất đắt hàng.
Thời điểm này, cây hẹ đang bước vào đợt thu hoạch cao điểm. Hẹ được bán theo bó chứ không bán theo cân. 1ha cho thu hoạch được 6000 – 7.000 bó/đợt. Mỗi đợt cho thu nhập 28 triệu đồng/ha, một năm thu hoạch khoảng 10 đợt cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Cứ 20 ngày sẽ thu hoạch 1 đợt tiếp theo, mỗi năm có 18 lần thu hoạch hẹ. Như vậy, với 10ha, sau một năm thu hoạch, cây hẹ đã cho thu nhập gần 5 tỉ đồng trên địa bàn toàn xã. Những cây hẹ được các thương lái trong vùng thu mua, sau đó được đưa đi tiêu thụ tại các chợ trong vùng và thị trường Vinh.
Để cây hẹ có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết khô hạn, chính quyền xã Nam Xuân đã đào 2 ao ở gần các ruộng hẹ ở xóm 6 và xóm 7, đồng thời kéo điện để có thể có thể bơm nước từ ao tưới cho hẹ phát triển đúng chu kì và thu hoạch đúng hạn.
Nam Xuân hiện có 10ha hẹ
Ông Nguyễn Hữu Thuận, Trưởng ban Nông nghiệp xã Nam Xuân cho biết : Hẹ là cây trồng cho thu nhập cao, bởi vậy trong vòng 3 năm, toàn xã đã tăng diện tích sản xuất hẹ lên gấp đôi (từ 5ha lên tới 10ha). Cây hẹ phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, không mất tiền vốn mua giống, ít bị sâu bệnh và không tốn công chăm sóc nhiều. Đây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại cây trên địa bàn xã.
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Theo Tây y, Hẹ giảm đường huyết, giảm mỡ máu, có khả năng bảo vệ tuyến tụy. Ngoài ra, hẹ còn được làm gia vị trong các món ăn ngon hàng ngày.
Hẹ là loại rau không bị sâu ăn và không chịu các loại thuốc hóa chất như thuốc trừ sâu.
Theo Quang An (Báo Nghệ An)
Nuôi gà, trồng rau trên ban công trong thành phố để cứu đói
Khi cơn đói và việc vật vã xếp hàng mua thực phẩm quá mệt mỏi, người Venezuela đã tự trồng rau, nuôi gà ngay trên ban công trong thành phố để cải thiện.
Một giáo viên cho biết: "Chúng tôi cần phải tận dụng mọi không gian có thể". "Nông nghiệp đô thị" được xem là vũ khí mới nhất của Venezuela trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.
Học cách trồng vườn trên sân thượng.
Tổng thống Nicolas Manduro đã thành lập Bộ Nông nghiệp Đô thị và nhấn mạnh tầm quan trọng của Bộ này để chiến đấu với tình hình kinh tế nghiêm trọng. Chính quyền của Tổng thống Manduro đánh giá, nông nghiệp đô thị sẽ tăng trưởng ít nhất 20%.
Trên thực tế, nông nghiệp đô thị là xu hướng toàn cầu tại nhiều nơi. Nhưng đa số là làm nông nghiệp đô thị do sở thích cá nhân nhưng ở Venezuela thì khác, mọi người trồng rau, nuôi gà để kiếm thêm thực phẩm cho bữa ăn.
Bà Petra Meneses - bác sĩ 66 tuổi đã nghỉ hưu cho biết, giá các loại rau tăng vọt đã giúp bà nghĩ đến vườn nhà. Trong khu phố nơi bà ở, 1 túi ớt xanh được bán giá 1.800 bolivar, tức khoảng 4 USD, bằng 1/10 tiền trợ cấp hàng tháng.
"Tất cả mọi thứ trở nên bấp bênh, chúng tôi phải quay lại với đất. Ngay cả đất trong thành phố hay trong nhà của chúng tôi", bà nói.
Requena bên vườn rau.
Còn bà Jaqueline Tavarez (50 tuổi) thức dậy lúc 3h sáng cùng cháu trai 2 tuổi đi khắp thị trấn, hy vọng tìm mua được một ít thực phẩm. Dù thức dậy sớm như vậy nhưng bà vẫn phải xếp hàng thứ 60 trong dãy hàng trăm người xếp hàng trước cửa hàng tạp hóa.
"Tôi sẽ mua bất cứ thứ gì tôi có thể tìm thấy. Bây giờ, ở khu chúng tôi ở không mua được gạo, mì ống, khoai tây".
Theo lời người phụ nữ này, bà và con gái lớn thường bỏ bữa để cho cháu có thức ăn. "Chúng tôi không đủ khả năng để ăn đủ bữa. Làm thế nào để trả nổi 4000 bolivar cho sữa và 1.500 bolivar mua gạo", bà nói.
Một khoảnh vườn treo được tận dụng trong khu dân cư.
Josefila Requena đã trồng dưa chuột, ớt xanh, chanh dây và các sản phẩm nông nghiệp khác ngay sân trước của gia đình cô nằm trong một khu ổ chuột ở Caracas. Ngoài ra, cô còn nuôi cả gà trong chuồng để cung cấp thực phẩm cho gia đình.
Vào một buổi chiều nóng nực, phóng viên tờ NPR đã cùng Requena và cư dân khác đi tìm đất để trồng các loại cây rau, củ trên núi. Họ đào đất rồi kéo về nhà như những người nông dân. "Tôi thích trồng các loại cây. Nhưng hai năm qua, mọi thứ trở nên khó khăn hơn nên tôi phải làm vườn nghiêm túc hơn", cô nói.
Còn Josefina Bravo đã tận dụng các chai nhựa để làm thành nơi trồng rau, củ trên sân thượng. Khu vườn treo của người phụ nữ này có xoài, hành lá, rau mùi, hạt ca cao...
Giữa lúc kinh tế khủng hoảng, lương thực và thực phẩm thiếu thốn, người dân Venezuela phải vật lộn từng giờ, từng ngày để kiếm kế sinh nhai và chạy bữa từng ngày.
Theo Nghi Dung (VTCNews)
Thành công nhờ liều mình thuê đất trồng rau VietGAP Nhiều hộ dân tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để thuê đất trồng rau sạch. Với sự cần cù, chịu khó, họ đã đưa vùng đất Thuận Nghĩa trở thành nơi cung cấp rau sạch lớn và uy tín bậc nhất tại thị trường Bình Định. Thuê...