Trồng hành lá vừa được mùa được giá, dân ở Lồng Lộng thu nửa tỉ/ha
Khu vực sản xuất hành lá tập trung của xã Thuần Thiện (Can Lộc – Hà Tĩnh) có nền đất cao nên đợt mưa lũ vừa qua không bị ảnh hưởng. Thời điểm này, nông dân tích cực bám đồng, vừa sản xuất, vừa thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Hành lá cho thu nhập 500 triệu đồng/ha/năm
Xã Thuần Thiện sản xuất 5 ha hành lá tập trung tại thôn Lồng Lộng
Đợt mưa lũ vừa qua, nhiều địa phương của Hà Tĩnh bị thiệt hại rau màu, tuy nhiên, khu vực sản xuất hành lá của xã Thuần Thiện không bị ảnh hưởng. Do vậy, thời điểm này, mọi hoạt động canh tác vẫn được bà con duy trì ổn định.
6 giờ chiều, trên cánh đồng sản xuất hành lá tập trung của thôn Lồng Lộng vẫn rộn rã tiếng nói cười. Mỗi người mỗi việc, người nhổ cỏ, vun luống, người tưới nước, bắt sâu… Ai nấy đều phấn khởi, nhất là các bà, các chị đang soạn hàng để nhập cho thương lái.
Ngày 2 lần, ông Võ Quốc Đại ra đồng làm cỏ, tưới nước… cho hành lá
Đều đặn ngày 2 bận sáng – tối ra thăm đồng, ông Võ Quốc Đại (thôn Lồng Lộng) rất phấn khởi vì công sức lao động gia đình bỏ ra rất xứng đáng. Ông Đại chia sẻ: “Chúng tôi đã gắn bó với hành lá khá nhiều năm. Loại cây này cho giá trị kinh tế cao song đòi hỏi chăm sóc tỉ mẩn. Hành lá trồng quanh năm, nếu như tuân thủ quy trình kỹ thuật thì thời gian cho thu hoạch nhanh, tầm một tháng rưỡi đã cho thu hoạch với nguồn thu từ 3 – 3,3 triệu đồng/sào”.
Video đang HOT
Đang thu hoạch hành ở ruộng bên cạnh, bà Nguyễn Thị Minh (cùng thôn) cho hay: “Hành lá Thuần Thiện chất lượng nên tiêu thụ khá dễ. Nông dân thu hoạch đến đâu thương lái thu mua tận chân ruộng đến đó. Mức giá dao động từ 10 – 18 ngàn đồng/kg tùy từng thời điểm. Còn nếu nông dân chịu khó đi chợ bán thì giá sẽ cao hơn”.
Bà Nguyễn Thị Minh phấn khởi chuẩn bị hành lá nhập cho thương lái
Ông Võ Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện phấn khởi: “Nhiều năm nay, hành lá là cây kinh tế chủ lực của địa phương, nông dân có thể trồng quanh năm, mỗi năm thu hái 7 – 8 lứa. Hiện nay, toàn xã sản xuất 5 ha tập trung tại thôn Lồng Lộng. Hành lá cho giá trị kinh tế cao, thu về khoảng 500 triệu đồng/ha/năm”.
Hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa
Hành lá Thuần Thiện chất lượng, được thương lái thu mua tận chân ruộng
Trước đây, người dân Thuần Thiện đã nhận thấy sự phù hợp của hành lá đối với chất đất và khí hậu. Tuy nhiên, để phát triển mô hình trên cơ sở sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2017, chính quyền địa phương đã tổ chức cho nông dân trực tiếp ra xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu – Nghệ An) để học hỏi quy trình trồng hành lá công nghệ cao.
Sau khi học tập kinh nghiệm thực tiễn, xã Thuần Thiện phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức các khóa tập huấn khoa học kỹ thuật về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch hành lá theo hướng thâm canh. Trong quá trình sản xuất, người dân chú trọng hướng hữu cơ, sử dụng phân chuồng, vôi bột và “nói không” với thuốc bảo vệ thực vật để tạo sự an toàn cho sản phẩm.
Huyện Can Lộc và xã Thuần Thiện đã hỗ trợ các hộ sản xuất hành lá 400 triệu đồng xây dựng hệ thống tưới tự động và đầu tư đường điện vào tận chân ruộng
Ông Võ Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện cho biết: “Muốn sản xuất thành công phải đầu tư hạ tầng để hiện đại hóa quy trình chăm sóc. Huyện và xã đã hỗ trợ các hộ sản xuất thôn Lồng Lộng 400 triệu đồng xây dựng hệ thống tưới tự động và đầu tư đường điện vào tận chân ruộng.
Ngoài ra, xác định giống là yếu tố quyết định, xã đã kết nối và liên kết đặt giống cho bà con từ địa chỉ uy tín của tỉnh Nghệ An. Nguồn giống chất lượng, nước tưới đảm bảo và quan tâm quy trình chăm sóc nên hành lá trồng trên đất Thuần Thiện phát triển tốt, ít sâu bệnh hại”.
Xã Thuần Thiện đang xây dựng hành lá thành sản phẩm OCOP
Cũng theo ông Chung, bên cạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, hiện xã Thuần Thiện đang tập trung xây dựng hành lá thành sản phẩm OCOP. Từ đó, sẽ tìm hướng liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ để gia tăng giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng diện tích và phát triển sản phẩm theo chiều sâu.
Theo Phương-Oanh (Báo Hà Tĩnh)
Phát hiện vợ tử vong, chồng nguy kịch tại nhà sau khi đăng lên facebook 'vĩnh biệt mọi người'
Sau khi người vợ uống thuốc diệt cỏ tử vong, chồng nạn nhân cũng uống thuốc cỏ tự tử nhưng được phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 14/7, một lãnh đạo UBND xã Nhân Đạo (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết trên báo Dân Việt, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc hai vợ chồng nghi uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Theo thông tin ban đầu, vào sáng 12/7, người nhà phát hiện chị Nguyễn Thị Minh (trú thôn 2, xã Nhân Đạo) đang trong tình trạng nguy kịch nên đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Sau khi chị Minh tử vong, theo thông tin trên báo Vietnamnet, chồng chị là anh Thân Anh Tuấn (Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhân Đạo) đã uống thuốc diệt cỏ cháy để tự tử theo. Anh Thân đã được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Dòng cảm xúc đăng trên facebook cá nhân anh Tuấn. Ảnh: báo Tiền Phong.
Thông tin từ chính quyền địa phương, ông Tuấn là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhân Đạo, bà Minh mở quầy thuốc bán tại nhà.
Tại địa phương, vợ chồng ông Tuấn được cho là sống hòa thuận, không có mâu thuẫn.
Liên quan đến vụ việc, người nhà nạn nhân cho hay trên báo Pháp Luật TP.HCM, thời gian gần đây, trên trang facebook cá nhân hai vợ chồng ông T có đăng dòng trạng thái "Vĩnh biệt mọi người". Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Nguyễn Thúy (Tổng hợp)
Theo saostar
Trồng sâm "đại bổ", dân Tu Mơ Rông thoát nghèo Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tạo mọi điều kiện, giải ngân nguồn vốn kịp thời cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương. Ưu tiên vốn vay cho hộ nghèo Tu Mơ Rông là huyện nghèo, đời sống của người...