Trong giai đoạn… để ý
Bạn chôn kín tình cảm trong lòng mình và âm thầm quan tâm, theo dõi người ấy…nhưng làm sao để người ấy hiểu được mà không cảm thấy ràng buộc, khó chịu?
Hãy hỏi, nhưng không cần câu trả lời
Thật khó để bắt bạn phải ngậm ngùi im lặng chôn kín tình cảm của mình. Nhưng nếu thổ lộ quá nhiều, người ta sẽ cảm thấy khó xử. Cách tốt nhất là hãy để đối phương tự nguyện, có thể họ muốn trả lời bạn cũng được, mà không cũng chẳng sao. Điều quan trọng là người ấy hiểu được ý của bạn thế nào.
Hạn chế hỏi những câu quá “nghiêm trọng”, chẳng hạn như: “Ấy có tình cảm với mình không?”, “Ấy có cho mình cơ hội?”, “Liệu mình có quan trọng với ấy?”… Sẽ rất khó xử vì đó là những câu hỏi “không có ranh giới yes-no nhất định”, vì chính người bạn yêu thầm cũng đang chưa xác định được tình cảm của mình. Do vậy, đừng quá vội vã.
Hỏi mà không cần trả lời có nghĩa là những câu hỏi bình thường trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ bạn nhắn tin hỏi người ta: “Đang làm gì đó?”, “Đã ăn cơm chưa?”, “Hôm nay vui chứ?”… Có thể người ấy sẽ chẳng màng đến sự quan tâm của bạn, nhưng đừng vội nản chí, cũng đừng “khủng bố tinh thần” người ấy bằng cách hỏi dồn dập thêm nữa hoặc bắt phải trả lời. Cứ quan tâm một cách không đều đặn, và người ấy không trả lời cũng chẳng là vấn đề khiến bạn bận tâm.
Video đang HOT
Lắng nghe và hạn chế nói bừa
Nhiều bạn cho rằng, khi nghe người khác tâm sự, luôn cần phải khuyên, chia sẻ, hay cố gắng làm người ấy vui. Không hẳn. Chỉ cần bạn im lặng lắng nghe là đủ. Những lời nói được thốt ra không đúng lúc có thể sẽ khiến bạn trở nên thật ngốc nghếch và nhàm chán.
Một vài người thường có thói quen “không biết nói gì thì nói đại”. Chẳng hạn như khi nghe người ta kể chuyện buồn thì nói: “Đúng là buồn thật”, “Ừ”, “Vậy à”… Có thể bạn chỉ vô tình, nhưng những câu như vậy dễ gây hiểu lầm rằng bạn thờ ơ và thiếu thiện chí. Tốt nhất là nên đặt câu hỏi để thể hiện rằng bạn muốn biết thêm vấn đề, hay nói bằng những câu an ủi thực tế thay vì lặp lại những gì người ấy chia sẻ, chẳng hạn như: “Nếu là mình, chắc mình không vượt qua được điều đó”, “Hiện giờ tâm trạng của ấy thế nào rồi?”
Không được tỏ ra bi quan, chán nản…
Bạn cảm thấy chưa phải lúc để thú nhận tình cảm, thì hãy chôn giấu cảm xúc trong lòng nhưng đừng bao giờ thể hiện rằng bạn buồn, đau khổ, mệt mỏi, ưu tư, nặng lòng…vì điều đó. Như thế vô tình tạo một áp lực lên người mà bạn yêu thầm và họ sẽ có khuynh hướng tạo khoảng cách với bạn. Hãy xem như là “duyên nợ”, nếu được thì tốt còn không thì cả hai vẫn là bạn bè.
Cho người ấy được tự do cũng là một cách yêu thương
Bạn không “tra khảo” về cuộc sống bạn bè, những mối quan hệ xung quanh, cũng như xúc cảm riêng tư của người ấy. Dù cho bạn có thấy người ta chụp ảnh thân mật với người khác giới nào đó trên facebook, hay ghi một status tình cảm mà bạn chắc chắn nó không dành cho bạn, thì cũng đừng quan tâm làm gì. Càng hỏi và càng biết những điều bạn không nên biết, thì bạn sẽ lại buồn và hành xử thiếu tự tin. Tạo cho người ấy sự tự do cũng là một cách khiến người ấy cảm thấy vui khi bên cạnh bạn. Và dù cho bạn yêu thầm mà người ấy không hay biết, thì với người ấy, bạn vẫn là một người cực kì quan trọng. Dẫu sao thì chiếm một vị trí quan trọng đối với người ấy đôi khi còn tuyệt vời hơn việc trở thành “một nửa”.
Sến? Không nên
Dù bạn có tình cảm với người ấy thì cũng nên trò chuyện một cách thực tế. Đừng cố gắng nói chuyện hoa mĩ, văn chương, cũng không nên dành những lời nói có cánh. Con gái yêu bằng tai, có thể đúng một phần, nhưng nếu bạn cứ nói chuyện một cách “không bình thường” với người ta, kèm theo bóng gió, ẩn ý quá đà, người ta sẽ không thích, thậm chí thấy mệt mỏi, áp lực. Cách tốt nhất là hãy cứ trò chuyện như những người bạn, nói chuyện một cách tự nhiên, dễ chịu và không cần phải ngọt ngào, dịu dàng quá mức làm gì.
Những quy tắc này không khó để thực hiện. Nên nếu bạn đang trong giai đoạn yêu thầm và muốn giữ một hình tượng tốt để thuận lợi khi “tỏ tình” sau này, thì hãy ráng thể hiện bản thân theo cách tốt nhất bạn nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi để ý tới người cùng giới
Tôi 22 tuổi nhưng đã là mẹ của một bé gái hai tuổi. Con gái tôi không cha. Năm 20 tuổi, tôi quyết định "đặt cược" cuộc đời cho số phận khi giữ lại đứa con đang hình thành trong bụng khi biết rằng khi sinh ra sẽ muôn vàn khó khăn vì con gái tôi không cha. Và không biết có phải chính điều này đã "biến" tôi thành người đồng tính.
Bản thân tôi gồng mình trước dư luận. Tôi không dám đối diện với mọi người, không dám đối diện với bạn bè. Suốt thời gian mang thai, tôi trốn trong một hẻm nhỏ với phòng trọ thấp bé chờ ngày sinh. Hàng ngày chỉ có mấy đứa bạn thân biết chuyện tới thăm. Gần tới ngày sinh, chủ trọ không cho tôi mướn phòng thêm vì sợ tôi sinh con ở đó. Họ kiêng kỵ vì sợ tôi làm mất" vong long", không hay cho công việc làm ăn.
Ngày sinh càng gần mà phòng trọ không có, tiền sinh chỉ vỏn vẹn một triệu rưỡi, tôi gần như phát điên vì lo lắng. Mọi chuyện qua đi khi tôi sinh con giấu diếm trong một nhà hộ sinh của thành phố. Bên cạnh tôi chỉ có ba đứa bạn gái thân thiết. Đi hỏi han kinh nghiệm bao nhiêu cũng không đủ cho một bà mẹ non nớt như tôi. Tháng đầu tiên, con gái tôi bị bệnh. Bé bị lên sởi, bé khóc ngày đêm vì không ngủ đuợc. Nhìn con mà tôi khóc ròng vì thương con, vì tủi thân. Bé được ba tháng, tôi ẵm con về nhà với cha mẹ. Được đánh giá là một đứa con ngoan, trò giỏi, có suy nghĩ chín chắn nên khi mọi chuyện được phơi bày, tất cả mọi người đều sốc. Cha tôi là một người nghiêm khắc, ông chấp nhận cuộc sống tha hương chỉ mong có một tuơng lai tốt đẹp cho con cái. Khi biết chuyện, ông "chết lặng", không thốt đuợc lời nào. Từ khoé mắt ông là hai dòng nuớc mắt chảy dài trên gò má đã đen xạm vì sương gió cao nguyên -giọt nuớc mắt giấu diếm. Ông khóc trong tủi hổ.
Tôi trở lại thành phố để học tiếp nhưng trong thời gian mang thai, vì tiền đóng học bảo lưu đã dành hết để sinh con, tôi không được học tiếp. Tôi kiếm việc đi làm, chờ đợt tuyển sinh khác. Thời gian trôi qua, tôi không còn nhớ về nguời đã đưa cuộc sống của tôi sang trang khác nữa. Thậm chí, tôi còn quên mất cảm giác khi ở cạnh đàn ông. Tôi mất cảm giác với người khác phái. Tôi thử quen thêm những người con trai khác nhưng tất cả đều chung chung, nhạt nhẽo như nhau. Tôi tự an ủi bản thân rồi sẽ có lúc gặp được một người đàn ông tốt hơn, chấp nhận tôi và con tôi nhưng tôi không còn khao khát yêu. Rồi tôi gặp một người con gái, vẻ bề ngoài ấn tượng, mạnh mẽ và thu hút tôi. Chúng tôi làm bạn, thường xuyên liên lạc. Đôi lần không trả lời tin nhăn thì ríu rít gọi điện tìm nhau. Tôi bị đứt tay khi dùng dao ở chỗ làm thì em lập tức chạy đi mua thuốc, băng gạc cho tôi dù là đang di học hay làm gì. Tôi giận em thì em năn nỉ, dỗ dành như thể người yêu. Tôi đối với em thật sự quan trọng. Mọi người nghi ngờ nhìn vào sự thân thiết của chúng tôi nhưng rồi lại xua tan ngay vì tôi đã là mẹ.
Tôi hoang mang vì em là con gái, tôi đã là mẹ, tương lai của cả tôi và con còn quá mù mịt. Tôi cũng nhận ra những tình cảm của em dành cho tôi không đơn thuần là của một người em đối với người chị quan trọng. Còn tôi cũng không phải vì vấp ngã với một người con trai mà trở thành hội chứng thích người cùng phái. Tôi phát hiện mình cũng có những rung cảm mạnh khi ở bên em. Ngay cả khi tôi có người yêu bên cạnh, anh đẹp trai, manly, thậm chí là biết chuyện của tôi, chấp nhận quá khứ của tôi nhưng tôi vẫn nhớ em. Chúng tôi "đi xa" hơn ở những cái ôm trong đêm khi tôi là người chủ động còn em bằng lòng chấp nhận. Hiện tại, chúng tôi đang ở hai thành phố khác nhau, vẫn trông chờ một ngày gặp mặt gần đây. Vậy bản thân tôi là gì? Từ lúc có những hành động thân mật với em, tôi bắt đầu để ý tới những người con gái khác. Tôi biết galăng với phụ nữ hơn, thậm chí thích nhìn những người mà tôi cho là les. Phải chăng tôi đang có xu hướng les hoá hay chỉ do tâm lý?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chàng đã bị 'hớp hồn' bởi bạn Đôi khi không cần đến những lời nói hay hành động, bạn cũng có thể biết được một chàng trai có để ý đến mình hay không thông qua ngôn ngữ cơ thể chàng. Nếu như những anh chàng bạo dạn có thể nghĩ ra rất nhiều trò để tán tỉnh cô gái mà anh ta thích, thì những anh chàng nhút nhát...