Trồng gần 1.000 cây “sâm quý”, bán được cả lá, thân, củ với giá cao
Do biết cây đinh lăng có nhiều dược tính quý, ông Trần Văn Xuân (ngụ KP.1, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) đã mạnh dạn trồng gần 1 ngàn gốc. Qua 8 năm chăm sóc, đến nay vườn dược liệu này đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn mang về cho gia đình ông khoản thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Cây đinh lăng là một loại cây rất đỗi gần gũi đối với người dân nông thôn, nhưng rất ít ai biết được đó chính là một loại sâm quý. Với hàng chục công dụng về chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng đã được khoa học chứng minh, cây đinh lăng của Việt Nam không hề kém cạnh gì so với một số loại sâm quý của Hàn Quốc.
Ông Trần Văn Xuân (ngụ KP.1, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) có thu nhập cao từ gần 1 ngàn cây đinh lăng. Ảnh: H. Đình
Do vậy, ông Xuân quyết định trồng đại trà cây dược liệu này. Thời điểm đó do không có điểm cung cấp giống đinh lăng nên ông phải cất công đi xin từng cành nhỏ của người quen để mang về trồng.
Ông Xuân cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng lại không kén đất. Tuy nhiên, cây lại rất mẫn cảm với độ ẩm cao, dễ phát sinh nấm bệnh. Do vậy vườn đinh lăng lúc nào cũng phải đảm bảo thông thoáng. Để có những củ đinh lăng đẹp, khi trồng ông Xuân cày ải cho đất tơi xốp, sử dụng các hom giống nhỏ và trồng theo phương thẳng đứng. Khi cây đinh lăng được 2-3 năm tuổi, ông cắt, tỉa bớt thân để cây nuôi củ.
Video đang HOT
Ông Xuân cho biết, hiện nay vườn nhà ông có khoảng 1 ngàn gốc cây đinh lăng (loại lá nhỏ), mỗi củ có trọng lượng trung bình khoảng 2kg. Trong thời gian qua đã có nhiều thương lái đến chào mua củ đinh lăng của gia đình ông với giá 300.000 đồng/kg, thân và lá phơi khô giá thu mua cũng từ 35.000 – 50.000 đồng/kg.
Hiện nay đinh lăng không chỉ được người sử dụng cắt lát hoặc ngâm nguyên củ, mà còn được các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ thành nhiều tác phẩm nghệ thuật rất đẹp mắt như: bộ tam đa (phúc, lộc, thọ); cá chép, cóc ngậm tiền… để ngâm rượu với giá trị từ 2-3 triệu đồng/bình rượu.
Theo Hải Đình (Báo Đồng Nai)
Trồng bạt ngàn "sâm của người nghèo", cứ 1 sào lãi hơn 15 triệu
Đinh lăng ta được ví như sâm của người nghèo bởi tác dụng bồi bổ cơ thể và có giá thành phải chăng. Ông Bùi Văn Sớm (55 tuổi) ở xóm 11, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trồng gần 3ha đinh lăng, mỗi năm thu được vài chục tấn sản phẩm đinh lăng các loại, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông lãi hàng trăm triệu đồng/ năm. Tính bình quân mỗi sào trồng sâm của người nghèo cho lãi hơn 15 triệu đồng.
Vê xom 11, xa Hai Quang, chúng tôi tới thăm vườn đinh lăng rộng gần 3ha của ông Bùi Văn Sớm với hàng chục nghìn gốc cây đinh lăng đủ các độ tuổi đang xanh mơn mởn. Trong câu chuyện với ông, chúng tôi được biết, trước khi bắt tay trồng cây đinh lăng, ông Sớm làm nghề đi thu mua đinh lăng tươi của bà con trong tỉnh về xấy khô để bán cho các công ty dược...
Ông Bùi Văn Sớm đang đi kiểm tra tốc độ phát triển của vườn đinh lăng nhà mình.
Trong quá trình đi thu mua đinh lăng, ông Sớm nhận thấy đây là loại cây khá dễ trồng, có đầu ra ổn định và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Đến đầu năm 2012, ông quyết định chuyển đổi 2 mẫu đất của gia đình để trồng đinh lăng và sau khoảng 3 năm lứa đinh lăng này cho thu hoạch, giúp gia đình ông có nguồn thu không hề nhỏ.
Khởi nghiệp từ 2 mẫu đinh lăng làm vốn, nhận thấy trồng loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục đầu tư để mở rộng mô hình. Sau hơn 6 năm, đến nay quy mô trồng cây dược liệu của gia đình ông Sớm đã lên tới hơn 8 mẫu (gần 3ha). Trung bình mỗi năm, gia đình ông Sớm xuất bán ra thị trường vài chục tấn đinh lăng tươi, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông lãi hàng trăm triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng đinh lăng với Dân Việt, ông Sớm cho biết, cây đinh lăng khá dễ trồng nhưng thời gian để được thu hoạch khá lâu. Thường sau khi trồng ít nhất khoảng 3 năm mới được thu hoạch. Nhưng đổi lại trồng loại cây dược liệu này lại cho thu nhập cao gấp 10 lần so trồng lúa.
Cũng theo ông Sớm, trung bình cứ sau 3 năm trồng thì một sào đinh lăng có thể cho thu hoạch khoảng 3 tấn đinh lăng tươi, giá bán hiện tại dao động khoảng trên dưới 23.000 đồng/1kg. Sau khi trừ đi chi phí giống, phân bón, mỗi một năm cung lãi tư 15 - 20 triệu đồng/sao.
Nhờ trồng đinh lăng mà mỗi năm gia đình ông Ông Bùi Văn Sớm lãi hàng trăm triệu đồng.
Cây đinh lăng không đơn thuần là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu cho người nông dân. Đây là loại cây vô cùng dễ trồng nên ai cũng có thể trồng được, nhưng vẫn cho hiệu quả không thua kém gì so với các loại cây đòi hỏi kỹ thuật cao ông Sớm cho hay.
Ông Bùi Văn Sớm phân tích: Trồng đinh lăng, cái lợi thứ nhất là anh không phải lo đầu ra, cứ yên tâm mà chăm sóc cây phát triển theo quy trình được hướng dẫn vì công ty dược đã cam kết với người dân thu mua cao hơn so với giá thị trường. Thứ hai, qua tham gia các đợt tập huấn về trồng cây dược liệu lâu năm, kiến thức trồng trọt của anh cũng như của người dân được mở rộng, số lượng cây trồng mới bị chết ít, năng suất chất lượng nâng lên....
Hiên tai gia đinh ông đa ky kêt hơp đông vơi Cty Cô phân Traphaco môt năm cung câp 100 tân đinh lăng khô (tương đương 500 tấn đinh lăng tươi). Không chi dưng lai ơ viêc tiêp tuc mơ rông diên tich trồng đinh lăng nha minh va vân đông cac hô dân trong xom, trong xa cung trông.
Từ nhiều năm nay, bình quân gia đình ông thu mua từ 400 - 500 tân đinh lăng tươi cho ba con trong va ngoai huyên vê sơ chê, xây khô xuât ban cho Công ty Cô phân Traphaco. Qua đo đa tao viêc lam thường xuyên cho cho hàng chục lao động vơi mưc 150 nghin đông/ngay.
Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, ông Bùi Văn Sớm đã gặt hái được thành công từ mô hình trồng cây đinh lăng của mình. Mô hình trồng cây đinh lăng của gia đình ông Bùi Văn Sớm ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế mang lại
Theo Danviet
Cho "sâm" người nghèo ở dưới tán sầu riêng, lãi 200 triệu đồng Sau 4 năm chuyển đổi diện tích hồ tiêu sang trồng đinh lăng xen cây ăn quả như sầu riêng, bơ, gia đình ông Lê Cường (thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình trồng đinh lăng xen cây...