Trồng dưa chuột trên cao nguyên, sai quả, dễ bán, thu tiền “tươi”
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán…
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên, cho biết: “Nhà tôi trồng dưa chuột trên 500m2 đất vườn được 10 năm. Cách chăm sóc dưa chuột rất đơn giản, tôi chỉ phải mua giống khi bắt đầu trồng vụ đầu tiên, sau đó thì có thể tự để giống…”.
Theo bà Huyền, cây dưa chuột không tốn nhiều công sức chăm sóc như các loại cây trồng ngắn ngày khác, vốn đầu tư thì không đáng kể. Để đảm bảo cho vườn dưa phát triển tốt và cho sai quả, bà Huyền đầu tư máy bơm, lắp đặt thêm hệ thống nước tưới tự động tạo môi trường thuận lợi cho dưa chuột phát triển. Giống dưa chuột bà trồng chủ yếu là giống dưa truyền thống, có vị thơm, giòn, ngon nên rất được thị trường ưa chuộng.
Bà Huyền trồng dưa chuột đến nay đã được 10 năm.
Kinh nghiệm trồng dưa chuột của bà Huyền là dưa chuột là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Sau khi trồng cây con xuống đất, nếu trời nắng nhà vườn phải tưới nước 3 lần/ngày, tùy theo thời tiết mà tưới nước cho phù hợp. Việc tưới nước hợp lý là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của trái dưa chuột.
“Dưa chuột rất dễ trồng và chăm sóc, thời vụ ngắn, từ ngày xuống giống đến khi thu hoạch chỉ khoảng 1 tháng. Phân bón thích hợp nhất với cây dưa chuột chủ yếu là phân chuồng kết hợp phân hữu cơ. Trong quá trình chăm sóc, người trồng dưa chuột cần thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời, đảm bảo hiệu quả, năng suất cao…”, bà Huyền chia sẻ kỹ thuật trồng dưa chuột.
Hàng ngày bà Huyền đều xuống vườn chăm sóc và tưới tiêu cho vườn dưa chuột.
Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc dưa chuột, bà Nguyễn Thị huyền, cho hay: Khi bắt đầu gieo hạt dưa chuột xuống đất đến khi cây dưa chuột cứng cáp, tôi tiến hành làm giàn cho cây dưa leo lên. Để đảm bảo chất lượng và tăng năng suất cho dưa chuột, tôi tiến hành tỉa bớt những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn.
Thông thường, bà Huyền để từ 5 – 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính, để cây phát triển ra hoa đậu quả sớm. Chính vì vậy mà vườn dưa chuột rộng 500m2 của gia đình bà đều cho sai quả trĩu quả.
Video đang HOT
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn dưa chuột của bà Huyền đều sai trĩu quả.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngắn ngày phù hợp, mô hình trồng dưa chuột của bà Huyền đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm dễ tiêu thụ, nguồn thu nhập ổn định, từng bước giúp gia đình bà vươn lên làm giàu ở địa phương.
“Một năm, tôi trồng được 2 lứa dưa chuột, mỗi vụ thu về 20 triệu đồng. Tổng bình quân 1 năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi 40 triệu đồng. Ngoài trồng dưa chuột, tôi còn trồng thêm 500m2 cà chua, mỗi năm cho thu nhập 40 triệu đồng. Tính tổng thu nhập bình quân 1 năm từ dưa chuột và cà chua, gia đình tôi thu lời 80 triệu đồng. Từ lúc gia đình tôi chuyển sang cây trồng ngắn ngày đến nay, cuộc sống kinh tế đã khấm khá lên hẳn, không còn chật vật như trước kia”- bà Nguyễn Thị Huyền khặng định.
Không chỉ trồng dưa chuột, bà Huyền còn tận dụng 500m2 đất vườn trồng thêm cà chua để tăng cao nguồn thu nhập.
Ông Lường Văn Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ dưa chuột ngày càng nhiều, Hội Nông dân huyện cũng đã nắm bắt được tình hình đó, chúng tôi đã khuyến khích người dân chuyển đổi một số cây hoa màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dưa chuột và cây rau ngắn ngày.
Dù lợi nhuận từ cây dưa chuột không cao nhưng hiệu quả bước đầu đã mang lại cho gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) có thêm nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.
“Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ chủ động phối hợp với cấp trên hỗ trợ kỹ thuật phát triển cây trồng ngắn ngày trên địa bàn huyện. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn, cách chăm sóc cây trồng và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và quy trình sản xuất cây trồng ngắn ngày an toàn. Phấn đấu làm sao để tăng hệ số thâm canh trên đơn vị diện tích canh tác, giúp bà con tăng nguồn thu nhập ổn định…”, ông Quynh cho hay.
Theo Danviet
Mộc Châu (Sơn La): Dân nườm nượp đi xem lễ hội Hết Chá
Sáng nay (23.3) tại nhà văn hóa bản Áng 1 (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra Lễ hội Hết Chá. Việc tổ chức lễ hội, nhằm cầu mong tổ tiên, sư phụ phù hộ, độ trì cho con cháu dân bản sức khỏe, bình an, mọi công việc đồng đều xuân sẻ và thuận lợi. Tạo nên 1 nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lễ hội Hết Chá là phong tục tập quán tâm linh có từ lâu đời của đông bào dân tộc Thái xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính quyền địa phương và người dân đã cùng nhau sưu tầm và phục dựng lại lễ hội cho con cháu đến muôn đời sau. Từ năm 2008 đến nay, khi mùa hoa ban bung nở sắc trắng, hoa mạ ánh vàng thì lễ hội Hết Chá tưng bừng diễn ra và dần trở thành lễ hội thường niên của bà con dân tộc nơi đây.
Lễ hội Hết Chá diễn ra tại nhà văn hóa bản Áng 1, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Chia sẻ với PV Dân Việt về Lễ hội Hết Chá, ông Hoàng Văn Mín, thầy mo ở bản Áng 1, xã Đông Sang cho biết: Lễ hội này có từ thời ông bà tổ tiên để lại. Lúc bấy giờ, người Thái rất nghèo không có tiền mua thuốc chữa bệnh, phải thường đến nhờ thầy mo chữa bệnh.
Thầy mo dùng mẹo và cúng nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân bản. Mang ơn thầy mo, nhiều người sau khi khỏi bệnh đã xin được làm con nuôi của ông. Cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết) con cháu mang lễ vật đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.
Đông đảo du khách thập phương đến tham gia trải nghiệm lễ hội.
"Đồng thời, Lê hội Hết Chá còn là dịp để người dân tạ ơn trời đất, thần linh và đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, dân bản ấm no hành phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới may mắn, phát lộc phát tài. Nhiều đôi trai gái bén duyên, nên nghĩa vợ chồng cũng từ Lễ hội Hết Chá này"- ông Mín cho biết thêm.
Lễ hội Hết Chá được chia làm 2 phần: Phần lễ để mọi người tỏ lòng thành kính với bậc cha nuôi có công ơn cứu chữa mình, tạ ơn đất trời và thân linh; phần hội gồm các hoạt động mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái ở thời kỳ dựng bản, dựng mường, xây dựng đời sống mới.
Các thầy mo cúng tế thần linh, trời đất cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa mạng bội thu đến với bà con dân bản.
Bà Lường Thị Lót, bản Áng 2, xã Đông Sang cho hay: Bà con trong bản đã chuẩn bị trước vải thổ cẩm, vải bông, lương thực, thực phẩm... phân công nhiệm vụ củ thể cho từng nhóm. Đàn ông lên rừng chặt tre dựng cây nêu hay còn gọi là cây vạn vật.
Phụ nữ ghép trống, đẽo thuyền, làm hoa, đan các con vật chim chóc, muông thú đan bằng tre nhuộm màu đỏ, vàng, xanh để treo lên cây nêu. Cây nêu trong ngày lễ hội phải to, đẹp, thẳng, dài hơn 3m, không bị nứt nẻ. Thân cây đục 5 tầng lỗ để cắm các cành tre treo hoa, ve sầu, quả còn... Gốc cây nêu ghép 4 thanh gỗ làm thành chân đế, đan 4 phên xếp thành hình vuông và quây vải thổ cẩm của đồng bào Thái tự dệt, bên cạnh đặt 2 chum rượu cần.
Đồng bào dân tộc Thái múa duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rồn rã, tạo nên bầu không khí vui tươi.
Trong lễ hội Hết Chá còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như, bắt cá, lên rừng hái măng, tập cho trâu cày... Điều đặc biệt trong lễ hội còn diễn ra màn kịch nam giả nữ, nữ giả nam để tái hiện những nghề nghiệp, những nét sinh hoạt vô cùng phong phú và bình dị, mang đặc trưng của cư dân lúa nước.
Đan xen vào đó là một số tiết mục kịch câm dí dỏm, sinh động, phê phán những thói hư tật xấu, khích lệ những cái hay cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày của bà con. Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra những điều xòe uyển chuyển, duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rồn rã, âm thanh trầm bổng của đội nhạc như đang vẫy chào và mời gọi khách khứa đến chung vui cùng ngày hội.
Lễ hội Hết Chá còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như, bắt cá, lên rừng hái măng, tập cho châu cày... khơi gợi nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái.
Bà Đinh Thị Hường,Trưởng phòng văn hóa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Việc tổ chức Lễ hội Hết Chá, không chỉ giúp bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, mà còn góp phần thu hút khách dụ lịch trong và ngoài nước đến với cao nguyên Mộc Châu khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của bà con.
Ngoài ra, đến với lễ hội du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc và hoạt động văn hóa văn nghệ. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cuộc thi ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Đông Sang. Tất cả đã tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền đến tham gia và trải nghiệm.
Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách địa phương và khách du lịch nước ngoài tìm hiểu, tham quan.
Theo Danviet
Cất bằng đại học về trồng dâu tây, làm du lịch, lãi 700 triệu/năm Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch...