Trống đồng Cảnh Thịnh: Tỏa sáng tinh thần Tây Sơn
Trống Cảnh Thịnh được đúc vào tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (năm 1800, thời đại Tây Sơn) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Trống Cảnh Thịnh được lưu giữ tại chùa Nành (chùa Linh Ứng, Gia Lâm, Hà Nội). Trống được đúc mô phỏng theo kiểu trống da với thân trống nở nhẹ ở giữa, trông hệt một chiếc trống da thường thấy. Thay vì hình mặt trời ở trên mặt trống như những chiếc trống đồng khác, chính giữa mặt trống cong vồng lên là hai vòng tròn nổi. Thân và chân trống liền nhau trang trí nhiều loại hoa văn. Hoa văn trên thân trống chia thành 3 đoạn. Đoạn thứ nhất gồm các hoa văn nhũ đinh, hoa bốn cánh, kỳ lân, hoa, rồng phượng, mây như ý hình tim. Ngoài ra còn có những chữ Hán nêu ngày, địa điểm đúc trống đồng. Đoạn thứ hai cũng trang trí hồi văn, ở giữa khắc chữ Hán. Đoạn thứ ba có bốn nhóm minh văn, bốn nhóm hoa văn, hai nhóm trang trí kỳ lân, rùa. Trống đúc bằng phương pháp khuôn sáp. Trên trống có đôi quai tròn nay đã đứt một chiếc.
Một giá trị đặc biệt khác của trống chính là phần tư liệu – một bài minh dài 272 chữ được khắc trên thân trống. Bài văn này được viết bằng chữ Hán với nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (Gia Lâm, Hà Nội). Trống Cảnh Thịnh phản ánh sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí, kỹ thuật đúc trống cũng như nghề đúc đồng cổ truyền của dân tộc. Trống góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập trống đồng cổ và là nguồn sử liệu có giá trị về lịch sử đương thời. Trống Cảnh Thịnh còn được các nhà khoa học đánh giá là tiêu biểu nhất cho hiện tượng “trống da hóa” trống đồng, cũng như đưa cả một “sơ yếu lý lịch”, một câu chuyện cuộc sống lên trống. Ở chiếc trống đồng đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia này vẫn mãi tỏa sáng một tinh thần, một vẻ đẹp của thời đại Tây Sơn nói chung và của nước Việt Nam nói riêng.
Theo ANTD
Bảo vật Quốc gia độc đáo
Trống đồng Ngọc Lũ là điển hình nhất trong hệ thống trống đồng Việt Nam, thạp đồng Đào Thịnh tiêu biểu về tín ngưỡng phồn thực, còn tượng Bồ tát Tara là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình.
Video đang HOT
Trống đồng Ngọc Lũ (niên đại khoảng 2.500 năm) là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn (đường kính 79 cm, cao 63 cm). Đây là trống điển hình nhất trong hệ trống đồng Việt Nam, đồng thời cũng là tiêu biểu cho đỉnh cao phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Trống đã hội tụ đầy đủ những tri thức khoa học của thời đại cũng như tài năng nghệ thuật và tâm hồn người Việt cổ. Hoa văn trang trí trên trống Ngọc Lũ có thể được coi là một chuẩn mực về sự kết hợp hài hòa những đặc trưng, phong cách nghệ thuật trang trí đồ đồng Đông Sơn. Ảnh: Baotanglichsu.
Thạp đồng Đào Thịnh là vật dụng tiêu biểu về tín ngưỡng phồn thực của người Việt, và được tình cờ phát hiện năm 1960, bên bờ sông Hồng tại xã Đào Thịnh (Chấn Yên, Yên Bái). Ở vòng trang trí thứ 7, có 8 con chim được chia thành 4 đôi đang bay nối tiếp nhau, ngược chiều kim đồng hồ. Khoảng trống ở giữa mỗi đôi chim có gắn cặp tượng nam nữ đang giao cấu. Thân thạp là khối hình trụ xuôi nhỏ về đáy được trang trí nhiều vòng tròn bằng các hoa văn hình học, hình các loại chim và bò sát, hình người hóa trang đứng trên thuyền với những tư thế khác nhau rất sinh động. Ảnh: Baotanglichsu.
Trong hàng trăm cổ vật thời Tây Sơn, đáng chú ý nhất là chiếc trống đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) bởi hình dáng đặc biệt, tính độc bản cùng những chi tiết trang trí nổi đặc sắc. Trống có khối hình trụ được miêu tả theo kiểu bịt da hiện đại. Mặt và tang trống liền nhau ở giữa có 2 vòng tròn, xung quanh là mặt phẳng, không có hoa văn trang trí. Thân trống nổi bật với những trang trí đúc nổi phong phú và phức tạp. Vương triều Tây Sơn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do đó dấu ấn về nền mỹ thuật để lại mờ nhạt hơn các triều đại khác. Tuy nhiên trống đồng Cảnh Thịnh là ngoại lệ, một sản phẩm độc đáo, thể hiện được tài năng và óc sáng tạo cũng trình độ thẩm mỹ của con người khi đó. Ảnh: Baotanglichsu.
Trong số những hiện vật ấn chương còn lưu giữ, Môn hạ sảnh ấn được coi là ấn đồng cổ có niên đại rõ ràng nhất. Ấn bằng đồng, núm được làm theo hình bia đá, cao 8 cm. Phần đế ấn là 7,3 cm, núm cầm trên rộng 3,7 cm và dày 1,2 cm. Mặt dấu hình vuông khắc 4 chữ Triện. Ấn được đúc năm Long khánh thứ 5 đời Trần Duệ Tông (1377) và được dùng đóng trên những văn bản hành chính quan trọng từ thời Trần Phế Đế về sau. Ảnh: Baotanglichsu.
Kiệt tác bình gốm hoa lam vẽ thiên nga tìm thấy trên con tàu đắm ở Cù Lao Chàm được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. Bình có kiểu dáng lạ, những hình ảnh trang trí mang yếu tố thuần Việt. Men trên bình gốm là loại men Lam Hồi, có màu xanh mực Cửu Long, được nghệ nhân sử dụng phổ biến cho lối vẽ công bút. Ảnh: Baotanglichsu.
Tác phẩm Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Cuốn nhật ký bằng thơ này được viết từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải khắp 18 nhà giam ở 13 huyện tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Nguyên gốc tập thơ chỉ là quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, ghi bốn chữ 'Ngục trung nhật ký" kèm theo bốn câu thơ và hình vẽ hai nắm tay bị xích bên trong gồm 133 bài thơ chữ Hán cùng một số ghi chép. Ảnh: Baotanglichsu.
Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay vào viết 'Tuyệt đối bí mật' chúc. Sau khi qua đời, thư ký của Người là ông Vũ Kỳ đã chuyển tài liệu này tới Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại một cuộc họp kín đặc biệt ngày 3/9/1969. Tài liệu nằm trong một phong bì to ghi 'Tuyệt đối bí mật' - đó chính là Di chúc của Hồ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu.
Tượng phật Đồng Dương là tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu cho kỹ thuật đúc đồng tinh xảo kết hợp nghệ thuật tạo hình của nền văn hóa Chăm Pa. Tháng 4/1911, nhà khảo cổ Henri Parmentier (Pháp) đã phát hiện ra pho tượng Phật tại xã Bình Định (Thăng Bình, Quảng Nam). Sau hơn 100 năm, hiện vẫn chưa có tượng Phật đồng nào vượt qua được hai kỷ lục cổ nhất và mang vẻ đẹp lạ nhất của tượng phật Đồng Dương. Đây thực chất là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1,22 m đứng trên bệ tròn hai tầng tạc cánh sen. Tượng được tạc vào thế kỷ thứ 3, theo tư thế đứng đang thuyết pháp. Ảnh: Daophatngaynay.
Tượng Bồ tát Tara (cao 1,14 m) là tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật Chăm, thể hiện hóa thân nữ của Bồ tát Avalokitesvara. Tượng có niên đại cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 ở Đồng Dương (Quảng Nam). Tượng khoác sarong hai lớp, từ thắt lưng dài đến mắt cá chân. Bồ tát được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước. Ngoài nét độc đáo của chiếc váy thì nét đẹp ngoại hình của nhân vật khiến cho tác phẩm này đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ có ngoại hình cân đối. Tượng mình trần, cổ cao có ba ngấn đẹp, đôi vai rộng càng làm nổi bật chiếc eo thon nhỏ nâng cặp vú tròn căng đầy sức sống. Ảnh: Chammuseum.
Bộ Cửu đỉnh Huế là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, có giá trị cao về mặt văn hóa và lịch sử, chứa đựng tư tưởng của một thời đại, tâm tư và ý niệm của con người về đất nước, vũ trụ và thiên nhiên. Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau xê xích từ 3.201 cân ta đến 4.307 cân ta. Vua Minh Mạng đã cho khắc 3 vùng biển của Tổ quốc lên 3 đỉnh cao, to và quan trọng nhất: biển Đông ở Cao Đỉnh, biển Nam ở Nhân Đỉnh và biển Tây ở Chương Đỉnh. Trong ảnh là hình chạm nổi Đông Hải (biển Đông) trên Cao Đỉnh, với lãnh thổ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trưa 30/4/1975, cánh cổng sắt lớn Dinh Độc lập sập đổ, toàn bộ nội các ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Dinh Độc lập mở ra một trang sử mới trong lịch sử Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh khốc liệt. Vào thời khắc lịch sử đó, hai chiếc xe tăng huyền thoại mang số hiệu 390 và 843 đã húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng 390 vào sân Dinh Độc Lập đầu tiên vì chiếc 843 lúc đó bị kẹt tại cửa ngách bên trái. Hình ảnh do một nữ phóng viên người Pháp chụp được ngay thời khắc lịch sử đó. Ảnh: Dinhdoclap.
Theo VNE
Tìm sự thật về xác ướp nàng công chúa 20 tuổi ở Ninh Hiệp Đó là mộ công chúa Lê Thị Mai Hoa, đời nhà Lê, hiệu diệu Thái Thành công chúa, mất ngày 16 tháng 3 năm Thìn! Đủ thứ đồn đại ở Lăng Cô Ninh Hiệp nổi tiếng cả trăm năm nay với nghề thuốc và nghề buôn vải. Giờ cả Hà Nội và các tỉnh lân cận nhập vải từ Ninh Hiệp, nên vùng...