Trông đợi vào Nhật Bản
Giới chức Mỹ và Nhật Bản ngày 11-6 tiếp tục cuộc thảo luận 2 ngày tại thủ đô Washington nhằm “dọn đường” cho cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer diễn ra vào ngày 13-6.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại mới giữa hai nước.
Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi (phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer từng gặp nhau tại Tokyo ngày 25-5. Ảnh: Kyodo
Lợi ích thương mại
Dự kiến, hai bên sẽ tập trung vào những yêu cầu liên quan tới đề nghị dỡ bỏ thuế nhằm vào các sản phẩm nông sản và ôtô. Trong các cuộc đàm phán gần đây, Mỹ đã thúc giục Nhật Bản cắt giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ càng sớm càng tốt. Đáp lại, Tokyo cho biết nước này sẽ giảm thuế đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ xuống bằng mức thuế áp dụng trong hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với điều kiện Washington dỡ bỏ thuế đối với tất cả sản phẩm công nghiệp, bao gồm cả mức thuế 2,5% đánh vào mặt hàng ô tô của Nhật Bản.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 9-6, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso và người đồng cấp bên phía Mỹ Steven Mnuchin cũng đã gặp nhau bên lề hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản.
Không chỉ có Mỹ mong muốn đẩy nhanh các thỏa thuận với Nhật để nỗ lực cắt giảm thâm hụt thương mại. Phát biểu với hãng tin Kyodo ở London trước thềm G20 ngày 7-6, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox bày tỏ hy vọng xây dựng thỏa thuận thương mại quy mô lớn với Nhật Bản dựa trên hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và EU (EPA), sau khi London rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi Brexit. Bộ trưởng Fox cũng tái khẳng định quan điểm của Anh muốn tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Vai trò trung gian
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực, trong đó có tình hình tại Iran. Theo kế hoạch, Thủ tướng Abe sẽ thăm Iran từ ngày 12 đến 14-6 tới. Đây là chuyến thăm Iran đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm trong hơn 4 thập niên qua. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang. Theo giới phân tích, trong khi Mỹ đang leo thang về cả chính trị và thương mại với các cường quốc như Trung Quốc, Nga hay Iran, thì vai trò của Nhật Bản đang được trông đợi.
Các chuyên gia ngoại giao cũng đánh giá cao vai trò hiện nay của Thủ tướng Abe khi ông vừa có quan hệ mật thiết với Tổng thống Mỹ Trump, vừa có mối quan hệ hữu nghị với Iran. Theo ông Toshihiro Nakayama nhà nghiên cứu Nhật Bản tại Trung tâm Wilson ở Washington, cho rằng Thủ tướng Abe đang nỗ lực đóng vai trò sứ giả và giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Năm 2019 là năm hai nước kỷ niệm 90 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran đã đẩy Tokyo vào thế khó khi Washington là một đồng minh an ninh, còn Iran là nguồn nhập khẩu dầu của Nhật Bản.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ebrahim Rahimpour nhận định: “Chuyến thăm của Ngài Abe diễn ra ngay sau cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump ở Nhật Bản, vì thế người Mỹ muốn sử dụng kênh ngoại giao này”. Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump cũng đã hoan nghênh sự trợ giúp của Thủ tướng Abe trong việc giải quyết vấn đề với Iran. Nhật Bản được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết với Iran. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khó có thể kỳ vọng vào kết quả rõ rệt từ chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới Iran.
Ngay bây giờ, trọng tâm là giảm thiểu xung đột quân sự, có nghĩa là Thủ tướng Abe có thể tận dụng ngoại giao con thoi để duy trì liên lạc. Chỉ riêng ngoại giao con thoi có thể đủ để giảm leo thang căng thẳng.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
Thủ tướng Nhật Bản mong muốn gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc bên lề G20
Ngày 11/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn tiến hành đối thoại song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 6 này bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Osaka, Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong buổi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Khổng Huyễn Hựu, tại Văn phòng thủ tướng ở thủ đô Tokyo, ông Abe nói: "Tôi trông đợi sẽ có cuộc thảo luận với ông ấy (Chủ tịch Tập Cận Bình) và phối hợp cùng nhau để tổ chức một hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka thành công".
Thủ tướng Abe cũng hoan nghênh việc ông Khổng Huyễn Hựu đảm nhiệm vị trí Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản. Ông Khổng Huyễn Hựu được biết đến là một nhà ngoại giao kỳ cựu và là một chuyên gia về các vấn đề Nhật Bản. Thủ tướng Abe bày tỏ: "Tôi hy vọng chúng ta có thể cùng nhau bước vào một kỷ nguyên mới của mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc".
Về phần mình, trao đổi với báo giới sau cuộc gặp, Đại sứ Khổng Huyễn Hựu tin tưởng "mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản có thể được nâng cấp lên mức cao hơn".
Dự kiến, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Nhật Bản kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013 để tham dự hội nghị G20 diễn ra từ ngày 28-29/6. Trước đó, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Abe và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 5 vừa qua, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác để tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên, quan hệ này đã có những tín hiệu khởi sắc và chính phủ hai nước gần đây tuyên bố quan hệ song phương đã trở lại quỹ đạo bình thường.
Phương Oanh (TTXVN)
Theo Tintuc
Cố vấn Mỹ : "Ông Trump đã mở sẵn cửa, ông Kim Jong-un chỉ cần bước qua" Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ chỉ trích các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và kêu gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un quay lại các cuộc đàm phán hạt nhân. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: Reuters) "Nghị quyết của Liên Hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel đưa ra lập trường đàm phán mềm dẻo với Hamas

Động đất tại Myanmar: LHQ kêu gọi viện trợ 275 triệu USD

Tuần hành tại Nam Phi kêu gọi hành động khẩn cấp chống bạo lực giới

Argentina đạt thỏa thuận với IMF về khoản vay 20 tỷ USD

Thúc đẩy hợp tác tham vấn và truyền thông ASEAN - Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết

Lý do khiến Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm tới thị trường trái phiếu

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng

Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Xanh

Mỹ: Rơi máy bay cỡ nhỏ ở bang Florida làm 4 người thương vong

Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân pickleball đến Hà Nội uống trà đá, ăn phở cuốn
Netizen
20:48:24 12/04/2025
Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết
Tin nổi bật
20:05:27 12/04/2025
Jariyah Shah: Ngọc thô gốc Việt mơ lớn cùng MU
Sao thể thao
19:40:54 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
MC Hoài Anh trẻ trung xuống phố, Mai Thu Huyền tổ chức sinh nhật chồng đại gia
Sao việt
19:02:40 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025
Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ
Sao âu mỹ
17:37:42 12/04/2025