Trong đời này, có 3 người đàn ông phụ nữ nhất định không được tổn thương
Một người phụ nữ khôn ngoan nhất định không tổn thương 3 người đàn ông này, dù chỉ một lần. Bởi họ biết đây là những người quý giá, đánh mất ắt sẽ hối hận.
Người phụ nữ khôn ngoan nhất định không bao giờ tổn thương 3 người đàn ông này trong đời.
Cha
Khi phụ nữ vừa sinh ra, cha là người đàn ông đầu tiên yêu thương bạn vô điều kiện. Cha sẽ là cả bầu trời, người dẫn bạn đi những bước đầu đời, là người luôn muốn chịu trách nhiệm cho sinh mệnh của bạn. Mỗi người cha đều có tình phụ tử lớn nhất dành cho con gái của mình. Với họ, con gái vừa là nàng công chúa, vừa là những gì dịu dàng nhất trong lòng họ. Và với mỗi người phụ nữ, cha chính là người đàn ông đáng tôn thờ, quý trọng nhất trong đời.
Càng trưởng thành, phụ nữ sẽ càng hiểu cha chính là người đàn ông không bao giờ tổn thương hay bỏ rơi bạn – Ảnh minh họa: Internet
Càng trưởng thành, phụ nữ sẽ càng hiểu cha chính là người đàn ông không bao giờ tổn thương hay bỏ rơi bạn. Đây là người tình nguyện hy sinh mọi thứ, dù có ngậm đắng nuốt cay vì bạn cũng không kêu than nửa lời.
Phụ nữ phụ ai cũng được, nhưng đừng bao giờ tổn thương cha của mình. Đây là người đàn ông duy nhất trên đời “thủy chung” với bạn vô điều kiện, không bao giờ thay lòng, cũng không bao giờ chối bỏ bạn. Ai cũng có thể là tạm bợ trong đời bạn, chỉ có cha là người dù có mất đi cũng ở mãi trong lòng bạn.
Chồng
Chồng là người đàn ông bọc bảo, yêu thương phụ nữ nửa cuộc đời còn lại. Trong hôn lễ luôn có hình ảnh người cha trao tay cô dâu cho chú rể. Đó là lúc thiêng liêng khi người đàn ông thứ nhất yêu bạn từ nhỏ, gửi gắm bạn cho người đàn ông thứ hai sẽ chăm sóc bạn suốt cuộc đời còn lại.
Nhân duyên vợ chồng là điều ý nghĩa và đẹp đẽ – Ảnh minh họa: Internet
Nhân duyên vợ chồng là điều ý nghĩa và đẹp đẽ. Đó là duyên nợ kiếp này kiếp trước, là duyên nợ tìm gặp trong vạn người. Vì thế, một khi đã gọi nhau tiếng vợ tiếng chồng, hãy yêu thương, tôn trọng và tự hào về người đàn ông bạn chọn. Dù bạn có mạnh mẽ thế nào cũng hãy để anh ấy bảo vệ, cho bạn chỗ dựa. Hãy một lòng đối đãi với anh ấy, như chính bạn chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Đã lấy chồng thì phải thủy chung, đó là phẩm hạnh mà đàn bà phải giữ đến cùng.
Và nếu có lúc bạn phát hiện chồng không còn là người xứng đáng để bạn yêu thương và tin tưởng thì hãy kết thúc, đừng trở thành kẻ phản bội. Đàn ông có lỗi với bạn không có nghĩa là bạn phải có lỗi với chính mình. Đàn bà ngoại tình không bao giờ có cái kết tốt đẹp.
Video đang HOT
Con trai
Với phụ nữ, con trai chính là tài sản không thể mua được bằng tiền, cực kỳ quý giá. Phụ nữ khi nhỏ dựa vào cha, lấy chồng dựa vào chồng, về già thì dựa vào con trai. Cuộc đời phụ nữ có nhiều màu sắc thế nào cũng không bằng giây phút thấy hình hài của con ngày một lớn lên hạnh phúc.
Trong đời phụ nữ, phụ ai cũng được, đừng phụ con trai của mình – Ảnh minh họa: Internet
Trong đời phụ nữ, phụ ai cũng được, đừng phụ con trai của mình. Nếu nghĩ rằng bỏ con là điều phải làm, thì hãy hỏi bản thân sau này có còn cần bình yên hạnh phúc? Bởi với phụ nữ, mọi thứ vật chất, danh vọng đều sớm có tối tàn hay trở thành của người khác, chỉ có con trai là của riêng mình không bao giờ thay đổi. Người đàn bà khôn ngoan sẽ hiểu đánh mất đi con trai thì đời cũng chẳng còn điều gì đáng giá nữa.
Một người phụ nữ khôn ngoan không bao giờ phụ 3 người đàn ông này trong đời. Dù có đánh mất đi điều gì cũng phải giữ đến cùng.
Phong Kim
Chiếc thuyền ngoài xa: Những nỗi đau chưa dứt
Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng đã trải qua một vài sự đau đớn, dù lớn dù nhỏ. Có những nỗi đau có thể gọi tên nhưng cũng có những nỗi đau chẳng thể nói lên lời. Có những nỗi đau thuộc về thể xác và có cả những nỗi đau thuộc về tinh thần.
Dù gặp phải nỗi đau nào thì cũng đều làm con người ta đau đớn, khổ sở hoặc chí ít cũng cảm thấy bứt rứt khó chịu. Tôi đọc "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục) và nhận ra những nỗi đau trong đó. Mỗi nhân vật lại mang trong mình một nỗi đau riêng.
Nỗi đau của người đàn bà hàng chài
Nỗi đau mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhất là ở người đàn bà hàng chài lam lũ, thô kệch. Chị ta sống với người chồng vũ phu, cứ thấy khổ là lôi vợ ra đánh. "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Đọc đến đây, hẳn bất kỳ ai, dù hiền lành đến mấy cũng phải thốt lên một cách giận dữ rằng: Trên đời sao lại còn có kẻ vũ phu đến thế.
Vậy mà người đàn bà vẫn câm lặng, nhẫn nhục chịu đựng những cơn tức giận vô cớ của người chồng. "Lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két...". Tôi tưởng như kẻ đang hứng chịu những làn roi thắt lưng kia là kẻ thù của lão đàn ông chứ không phải là người vợ đầu ấp tay gối đã có với lão trên dưới chục đứa con.
Mỗi roi quất vào, người đàn bà lại nhận thêm một lời rủa ráy cay độc: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Vậy mà người đàn bà vẫn đứng đó, câm lặng đón nhận những đòn roi hằn học "không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn". Nhưng đó chỉ là nỗi đau thể xác. Nỗi đau thể xác dù có đau đớn đến mấy cũng không làm bà ta bật khóc. Mà có khóc cũng ích chi khi mà sự quằn quại, đau đớn có thể càng làm cho lão đàn ông khó chịu, hung ác hơn?
Song, ở người đàn bà hàng chài bất hạnh này còn có nỗi đau tinh thần khó nói thành lời khiến bà ta phải gửi đứa con trai mà mình yêu nhất trong đám con (thằng Phác) lên bờ ở với ông ngoại nó. Thằng bé giống cha ở cả ngoại hình lẫn tính cách nên bà ta phải xin chồng đưa mình lên bờ đánh để tránh cho con làm điều trái đạo khi bênh vực mẹ. Thật nực cười khi mụ lại coi đó là một đặc ân. Sự đồng ý của người đàn ông cục cằn kia khi đưa mụ lên bờ để đánh, khuất tầm nhìn của lũ con giống như sự ban ơn đối với mụ. Vậy tại sao mụ không chống trả?
Tại sao không bỏ quách lão chồng vũ phu, hung dữ đó đi? Nhất là khi đã được chính quyền vào cuộc bênh vực? Chánh án Đẩu, nhiếp ảnh Phùng không hiểu được người đàn bà đó đang nghĩ gì khi một mực van xin: "Con lạy quý tòa...", "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...". Người đọc chúng ta thì từ thương cảm đến tức giận khi nhận thấy người đàn bà này thật khó hiểu, rõ ràng có cơ hội giải thoát cuộc đời mình khỏi những khổ đau, tại sao lại không nắm bắt, tại sao lại "đừng bắt con bỏ nó". Rõ ràng "mụ là giống quái", mụ đang tiếp tay, dung dưỡng cho tội ác sinh sôi!
Ấy vậy nhưng khi nghe những lời tâm sự tiếp theo của người đàn bà lam lũ đó, chúng ta nhận thấy trong mụ còn bao nỗi lo lắng, đau đớn, dằn vặt khiến mụ không thể bỏ người chồng vũ phu để giải thoát cho mình. Mụ mang nỗi đau của kẻ chịu ơn khi mà thời con gái mụ xấu xí, mặt rỗ, "trong phố không ai lấy", cũng nhờ "anh con trai một nhà làng chài giữa phá" lấy về, thoát kiếp ế chồng. Mụ mang nỗi đau của một người làm mẹ. Một mình mụ không thể chèo chống để nuôi cả đàn con trên dưới chục đứa.
Sự cần thiết sống còn cho những người làm nghề chài lưới như mụ là phải có một người đàn ông - dù tàn bạo. Ta hãy xem cách mụ phân trần: "Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con". Rồi "ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ". Rõ ràng với cách suy nghĩ đó, người đàn bà cho rằng những khổ đau của mình là đương nhiên, phải chấp nhận.
Chính bởi vậy nên mụ không những đau về thể xác mà còn đau cả về tinh thần. Mụ cam chịu cho người chồng trút lên mình những đòn roi bất cứ khi nào lão thấy khổ mà không hề hé răng kêu than nhưng lại đau đớn đến bật khóc ("những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt") khi thằng con ("từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ") xông đến giằng chiếc thắt lưng và đánh lại cha nó để bảo vệ mẹ nó.
Ta không hề tìm được sự giằng xé trong suy nghĩ của người đàn bà bất hạnh kia về việc nên tiếp tục sống với lão chồng vũ phu, bạc ác hay bỏ quách nó đi để sống cuộc đời tự do, không đau đớn. Ta chỉ thấy sự cam chịu, chấp nhận, coi đó như lẽ đương nhiên của cuộc đời những người đàn bà hàng chài như mụ. Căn nguyên của sự khổ đau chồng chất của mụ là ở đó. Và chắc chắn những đau khổ đó vẫn kéo dài mãi theo mụ "cho đến khi chết - nếu không có cách mạng về".
Nỗi đau của những đứa con
Người đàn bà đau, những đứa con cũng đau. Thằng Phác và cô chị gái - hai trong những đứa con của mụ được nhắc đến trong tác phẩm cũng chịu lây nỗi đau khổ, dằn vặt khi hàng ngày chứng kiến sự độc ác, tàn bạo của cha chúng trút lên người mẹ chúng.
Thằng Phác từ đau chuyển sang thương mẹ và căm giận người cha tàn bạo của mình. Đến nỗi mẹ nó "sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột với bố nó, mụ đã phải gửi thằng bé lên rừng nhờ bố mình nuôi đã nửa năm nay". Có lẽ đối với thằng Phác, nỗi đau thể xác cũng không thể làm nó sợ hãi, bởi tình thương mẹ đã lẫn át tất cả. Chính vì thế, nó có thể bị nhận những cái tát thẳng cánh từ cha đến nỗi "lảo đảo ngã dúi xuống cát" nhưng nó vẫn tuyên bố "nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh".
Đối với một đứa trẻ, chúng ta không quá khó khăn để đi lý giải tâm tư, tìm hiểu căn nguyên của nỗi đau, sự dằn vặt trong nó. Thằng Phác thương mẹ thường xuyên phải chịu đau đớn, không ngăn được cha nó làm điều tàn ác thì nó chuyển sang căm hận cha mình. Nó làm mọi cách để bênh vực mẹ. Nó đã "dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng..." của người cha.
Mặc dù ở với ông ngoại "thằng bé sung sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ" nhưng trong lòng nó, hình ảnh bố đánh mẹ như cơm bữa đã được găm ở đó rồi nên "hễ rời ra là nó trốn về". Nó thủ sẵn con dao găm trong người để "trừng trị" người cha và bênh vực mẹ. Nếu cô chị gái của Phác không tước được con dao găm từ tay nó, không ngăn nó lại thì mọi chuyện sẽ tồi tệ đến thế nào. Nỗi đau của các nhân vật sẽ lại càng thêm chồng chất.
Cô chị gái của Phác chỉ được tác giả nhắc qua hai lần trong tác phẩm. Một là để "tước đoạt con dao găm mà đứa em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương"; hai là ngồi trên chiếc mủng ngoài bờ phá để đợi mẹ (khi mẹ đang ở trong tòa án huyện). Nguyễn Minh Châu chỉ nhắc đến cô chị có vậy, tuyệt nhiên không hề có sự miêu tả, kể lể gì thêm. Nhưng người đọc vẫn có thể thấy được ở người thiếu nữ đó có sự đau đớn, giằng xé mà bất lực khi một bên là cha, một bên là mẹ.Vẫn biết người cha tàn bạo, vẫn biết mẹ phải chịu khổ, chịu đớn đau nhưng không làm cách nào được.
Trong lòng thiếu nữ chắc hẳn rất bấn loạn, nhấp nhổm mỗi khi bố đưa mẹ lên bờ để đánh còn ngoái lại kèm theo tiếng quát: "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ". Người con gái đó thương mẹ nhưng lại luôn phải canh me đứa em của mình (thằng Phác), sợ nó làm điều gì trái đạo. Bởi trong con mắt thằng bé, người cha giờ đây chỉ còn là kẻ gây bao đau đớn cho mẹ nó. Thiếu nữ đó có thương mẹ không? Chắc chắn rất thương! Có nhận thấy cha mình vũ phu? Lẽ đương nhiên là có! Nhưng biết làm sao khi người gây đau khổ cho mẹ mình lại chính là cha mình. Cô bị trói buộc trong nỗi đau của sự bất lực, cam chịu, không tìm được đường ra. Cô chỉ biết ở bên mẹ một cách im lặng.
Nỗi đau của người nghệ sĩ và chánh án
Nhiếp ảnh Phùng - người chứng kiến nỗi đau khổ của người đàn bà hàng chài, sự vũ phu của người đàn ông cũng không hề thanh thản. Lẽ ra anh đã có được một bức tranh toàn bích với sự hài hòa tuyệt vời "từ đường nét đến ánh sáng" trong niềm hân hoan sung sướng của tâm hồn.
Nhưng "cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại" ấy chưa kéo dài được bao lâu thì anh bất ngờ phát hiện ra một thực tại phũ phàng. Chỉ mới ba ngày ở lại vùng biển đó, anh đã hai lần tận mắt chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ. Người đàn bà cam chịu, mệt mỏi, mặt rỗ, xấu xí; người đàn ông tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hai con mắt hằn lên vẻ độc dữ và những hành động độc ác; đứa con với ánh mắt căm thù... Tất cả những điều đó lại "đi ra" từ bức tranh tuyệt mĩ "trời cho" mà Phùng chụp được. Phùng đã không thể làm ngơ trước những điều mình đang chứng kiến, anh đã "xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác" và bị lão đánh trả, bị thương.
Bạn của Phùng - chánh án Đẩu - người cầm quyền, người thực thi công lý cũng gặp phải nỗi đau bế tắc khi không cách nào giúp người đàn bà khỏi những khổ đau mà bà ta đang phải chịu đựng. Nhân danh công lý, Đẩu có thể bắt tội người đàn ông, bênh vực người đàn bà, giúp bà ta thoát khỏi lão chồng khốn khiếp đó.
Nhưng khổ nỗi, người đàn bà lại van xin "đừng bắt con bỏ nó". Sau những lời tâm sự của người đàn bà hàng chài, cả nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu đều vỡ lẽ ra nhiều điều mà một người bình thường (không phải đàn bà hàng chài) sẽ "không thể nào hiểu được". Và cuối cùng, căn phòng của tòa án huyện hôm đó chỉ còn lại "tiếng thở dài đầy chua chát" của chánh án Đẩu.
Nỗi đau của lão đàn ông
Nhân vật cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến là lão đàn ông. Khi đọc câu chuyện, hẳn chúng ta ai cũng sẽ lên tiếng phê phán thói vũ phu, tàn bạo của lão. Ai đời cứ thấy khổ lại lôi vợ ra đánh, ai đời đánh vợ mà "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Đành rằng như người đàn bà nói: "Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật" thì cũng có ai đi đánh vợ như kẻ thù như vậy? Đúng là "cả nước không có một người chồng nào như hắn". Với một kẻ độc ác như vậy liệu có khi nào hắn đau đớn tâm can? Khó có thể khẳng định chắc chắn được điều đó.
Nhưng rõ ràng, trước đây, hắn cũng là "một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm". Cái tính cục cằn khiến lão trở nên độc ác, cứ khi nào thấy khổ thì lôi vợ ra đánh; nhưng cái bản tính hiền lành vốn có lại khiến lão vừa đánh vợ vừa "nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn". Nếu đã ác thì việc gì phải rên rỉ đau đớn khi làm chuyện ác? Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh đã làm cho người đàn ông thành ra như vậy. Nhưng sự thực, lão ta đang quằn quại trong nỗi đau bế tắc của chính cuộc đời mình. Lão bế tắc, không tìm được cuộc sống tốt hơn cho cả gia đình trên dưới chục đứa con đang sống tùm đúm trên một chiếc thuyền làm nghề vó bè.
Qua Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người. Phải biết nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, cần khám phá ra bản chất thực sự của hiện tượng ẩn sau vẻ ngoài đẹp đẽ của nó. Bởi như Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: "Nhà văn không có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử".
Trương Thị Thúy
Theo giaoducthoidai.vn
Vừa trao nhẫn cưới đã bị một cô gái khác lao đến túm tóc bạt tai, tôi choáng váng phát hiện sự thật bên trong khuôn mặt đạo đức của chồng mới cưới Tôi hạnh phúc trao nhẫn cưới cho người đàn ông mà tôi lựa chọn. Nhưng nhẫn chưa kịp đeo xong thì tôi đã bị túm tóc bạt tai bởi một cô gái khác. Chuyện của tôi rất thú vị, hài hước đến mức giờ nghĩ lại, tôi vẫn có thể bật cười trong nước mắt. Tôi mê phim Hàn Quốc lắm, mê mấy...