Trông đợi gì từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2?
Viện nghiên cứu Brooking dẫn ý kiến 3 chuyên gia phân tích những toan tính của hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều khi gặp lại nhau, cũng như kết quả mà cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới có thể mang lại.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều chuẩn bị gặp lại nhau tại Việt Nam – Ảnh: AP
Thành viên Trung tâm An ninh – tình báo thế kỷ 21 Michael O’Hanlon nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ trong lần hội kiến này cần thực dụng hơn. Ông Donald Trump nên đòi hỏi một thỏa thuận buộc Triều Tiên loại bỏ khả năng sản xuất thêm nhiều bom lẫn tên lửa tầm xa, để đổi lại việc được dỡ bỏ một phần trừng phạt.
Chuyên gia Hanlon cho rằng, Tổng thống Trump không phải bận tâm chuyện giải trừ số bom hạt nhân hiện có của Bình Nhưỡng, vì đây không phải vấn đề mà quốc gia Đông Bắc Á sẵn sàng đem ra mặc cả vào thời điểm hiện tại.
Mặc dù đánh giá cách tiếp cận cứng rắn mà Tổng thống Mỹ áp dụng năm 2017 có vẻ nóng nảy và nguy hiểm, nhưng chuyên gia Hanlon ủng hộ những gì chính quyền Mỹ thực hiện sau đó. Trừng phạt, đe dọa sử dụng biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao tích cực tạo ra triển vọng cho quá trình phi hạt nhân hóa – điều ông Trump cố đạt được trong năm 2018.
Vẫn có khả năng Tổng thống Trump làm hỏng chuyện. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ ít nhất đã tiến gần, hay đặt ra mục tiêu rõ ràng: Xóa một số trừng phạt do Liên Hợp Quốc áp đặt, ngược lại Triều Tiên phải từ bỏ năng lực chế tạo bom hoàn toàn và có thể kiểm chứng.
Ông Trump áp dụng cách tiếp cận duy trì trừng phạt, đe dọa sử dụng biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao tích cực – Ảnh: NDTV
Chuyên gia Hanlon còn lưu ý vẫn có khả năng không đạt thỏa thuận. Đó là trường hợp Triều Tiên về cơ bản không sẵn sàng từ bỏ năng lực răn đe chính của họ (chế tạo bom hạt nhân), trong khi Mỹ chỉ chấp nhận giải trừ hạt nhân hoàn toàn như mô hình Lybia.
Theo chuyên gia Hanlon, dỡ bỏ trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành kể từ năm 2016 (giữ nguyên trừng phạt trước đó) là đủ để tạo động lực cho Triều Tiên bỏ năng lực chế tạo bom hạt nhân. Ngoài ra thì cấm vĩnh viễn các vụ thử cùng với hủy kho vũ khí hóa học cũng có thể đưa vào thỏa thuận.
Củ cà rốt
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Jung H. Pak đến từ Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á nhìn ra một vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ rút kinh nghiệm từ cuộc gặp thượng đỉnh Singapore năm ngoái, do đó chuẩn bị sử dụng “củ cà rốt” trong lần gặp này.
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Steve Biegun thời gian qua rất nỗ lực làm việc với quan chức phía Triều Tiên. Vào thời điểm Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang thì ông vẫn đang ở quốc gia Đông Bắc Á bàn luận chương trình nghị sự cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, cũng như một thỏa thuận về lộ trình phi hạt nhân hóa.
Lập trường của hai bên vẫn còn khác biệt lớn. Đặc phái viên Biegun xác định nhà lãnh đạo Kim Jong-un không thực hiện hành động cần thiết nhằm đạt mục tiêu giải trừ hạt nhân, trong khi luôn muốn Mỹ “đáp lễ” trước. Ông cũng thừa nhận họ chưa thống nhất định nghĩa cụ thể với “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, xác minh đầy đủ”.
Mặc dù vậy, đặc phái viên Biegun vẫn tái khẳng định: “Tổng thống Trump sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này (Chiến tranh Triều Tiên). Chuyện này đã chấm dứt. Chúng tôi không có ý xâm lược Triều Tiên”.
Theo nhà nghiên cứu Jung, điều này cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ có khả năng chấp thuận ra tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên – động thái phù hợp với ngụ ý “thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên” trong Thông điệp Liên bang mà Tổng thống Trump vừa đọc trước Quốc hội Mỹ.
Một động thái như vậy sẽ khiến hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam thêm phần kịch tính, nhưng đem lại nguy cơ đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề phi hạt nhân và làm suy yếu lý do quân đội Mỹ hiện diện tại Hàn Quốc, nhà nghiên cứu Jung cảnh báo.
Không nên kỳ vọng quá nhiều
Chuyên gia Evans J.R. Revere, thành viên khác của Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á, khuyên những người tin rằng cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giúp triển vọng khai tử chương trình hạt nhân Triều Tiên thêm gần hơn nên hạ thấp kỳ vọng. Ông chỉ rõ lịch sử tiến hành biện pháp ngoại giao với Triều Tiên cùng với chỉ thị sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa mà nhà lãnh đạo Kim đưa ra năm 2018, cho thấy quốc gia Đông Bắc Á chẳng hề muốn từ bỏ, và Mỹ, Hàn, Trung Quốc lẫn Nga với nhiều lý do khác nhau đều đang dần chấp nhận sự thật này.
Tổng thống Trump từng ca ngợi khi nhà lãnh đạo Kim quyết định ngừng thử hạt nhân cùng tên lửa, tuyên bố mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên không còn, đồng thời khẳng định Mỹ không vội chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây cũng nhấn mạnh trọng tâm trong hội nghị thượng đỉnh là giảm rủi ro cho người dân Mỹ.
Từ những tuyên bố trên, chuyên gia Revere nhận định Mỹ đặt mục tiêu loại bỏ mối đe dọa tên lửa Triều Tiên đối với nước này, chứ không phải với đồng minh châu Á cũng như các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài. Họ dường như nhận ra tham vọng giải trừ hạt nhân trước đó khó đạt được.
Phía Hàn Quốc lại ưu tiên hòa giải, Trung Quốc và Nga chủ trương giữ nguyên hiện trạng miễn là Triều Tiên không thử vũ khí. Cả ba đều kêu gọi nới lỏng cấm vận cho Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim nắm rõ mọi chuyện, tin tưởng có thể giữ lại vũ khí hạt nhân nhưng vẫn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hàn Quốc, Mỹ. Cách tốt nhất để làm chuyện này là để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa trong lúc tiếp tục củng cố kho vũ khí.
Vì vậy, theo chuyên gia Revere, nhà lãnh đạo Kim khi gặp lại Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra vài nhượng bộ nhằm giữ vững “ảo tưởng giải trừ hạt nhân” mà ông dày công tạo ra, và mong đợi Trump đồng ý.
Cẩm Bình (theo Brooking Institution)
Theo Motthegioi.vn
Tại sao Donald Trump tuyên bố sẽ không gặp ông Tập Cận Bình trước ngày 1 tháng 3?
Ngày 31.1, Tổng thống Donald Trump đã cho biết dự định sẽ gặp ông Tập Cận Bình "trong tương lai không xa" để thực hiện hiệp nghị mậu dịch cuối cùng và còn nói chỉ hai ông mới có thể làm được điều này.
Tuy nhiên, ngày 7.2, ông Trump đột ngột tuyên bố sẽ không gặp gỡ ông Tập Cận Bình trước 1.3 là thời điểm kết thúc "90 ngày ngừng bắn" cuộc chiến mậu dịch theo thỏa thuận ngày 1.12.2018 tại Buenos Aires.
Cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình lần thứ 2 sẽ không diễn ra trong tháng 2 như Trung Quốc đề nghị.
Trang tin Đa Chiều (DWNews) ngày 8.2 cho biết, hôm 7.2 tại Nhà Trắng, khi một phóng viên hỏi ông có dự định gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng 2 hay không, ông Trump đã lắc đầu nói "trong tháng này không có khả năng gặp". Khi được hỏi tiếp: trong tháng 3 hoặc vào thời gian khác liệu có gặp không, ông trả lời "Tạm thời chưa quyết định. Có thể nhanh quá, nhanh quá!". Tuyên bố này của ông Donald Trump đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ nổi sóng, các mã cổ phiếu nhất loạt lao dốc.
Hôm 31.1, khi gặp mặt Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói ông chờ đợi cuộc gặp gỡ ông Tập Cận Bình và cũng chờ đợi được gặp ông Lưu Hạc lần nữa trong tháng 2. Sau cuộc gặp ông Lưu Hạc và nhận bức thư tay của ông Tập Cận Bình được ông Lưu Hạc chuyển tới, ông Trump đã viết trên trang twitter cá nhân, khẳng định chỉ có cuộc gặp gỡ giữa ông với ông Tập Cận Bình mới giúp đạt được hiệp nghị cuối cùng. Trong cuộc gặp ông Trump hôm đó, ông Lưu Hạc đã đưa ra đề nghị tiến hành cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình lần thứ 2 tại đảo Hải Nam.
Ông Donald Trump gây bất ngờ khi đột ngột tuyên bố sẽ không gặp gỡ ông Tập Cận Bình trước ngày 1.3 là thời điểm kết thúc "90 ngày ngừng bắn".
Từ những thông tin đó, có thể thấy cuộc gặp với ông Tập Cận Bình đã nằm trong chương trình làm việc của ông Donald Trump. Vậy tại sao nay ông Trump lại đột nhiên thay đổi chủ ý?
Đa Chiều cho rằng: Thứ nhất là về địa điểm gặp gỡ mà hai bên chuẩn bị. Trong Thông điệp Liên bang hôm 5.2, ông Trump đã tuyên bố ông sẽ gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Việt Nam vào hai ngày 27 và 28.2. Nếu ông gặp ông Tập Cận Bình hoặc các nhà lãnh đạo 3 bên Mỹ - Trung - Triều gặp nhau tại Việt Nam thì các cuộc thương thuyết giữa ông với ông Kim Jong Un về vấn đề hạt nhân và đàm phán về mậu dịch với ông Tập Cận Bình sẽ đụng nhau, tiêu điểm rất dễ bị một bên phân tán. Căn cứ vào tính cách của Donald Trump hay Tập Cận Bình thì việc có lựa chọn Việt Nam làm địa điểm gặp nhau hay không còn phải cân nhắc thêm.
Còn nếu tiến hành gặp gỡ tại đảo Hải Nam theo đề nghị của Lưu Hạc thì Mỹ rất dễ bị dư luận cho là phía bị động. Trong bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Trump luôn thể hiện Mỹ là bên chiếm ưu thế. Thêm nữa, hai bên Mỹ - Trung vẫn chưa nhất trí trong vấn đề mang tính kết cấu, những người thuộc phái cứng rắn trong Nhà Trắng như Đại diện thương mại Robert Lighthizer, Cố vấn kinh tế Larry Kudlow... cũng không muốn bên ngoài cho rằng Mỹ phải thỏa hiệp với Bắc Kinh. Ông Donald Trump cũng ám chỉ ông Tập Cận Bình tới thăm Mỹ là một sự lựa chọn. Ở góc độ Trung Quốc, e rằng ông Tập Cận Bình cũng không muốn gây ấn tượng cho bên ngoài là Trung Quốc đầu hàng Mỹ.
Cũng có báo dự đoán, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung có thể gặp nhau tại Bàn Môn Điếm trên biên giới Hàn - Triều. Hai nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên Moon Jae In và Kim Jong Un đã gặp gỡ nhau tại đó, liệu hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung có tiếp bước họ hay không thì không thể biết chắc được.
Trong ngoại giao không có gì là chuyện nhỏ. Phía sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là ván cờ ngoại giao. Ông Donald Trump là người thường "vỗ trán ra quyết định" (ý nói tự mình quyết định mọi việc). Lúc trước ông nói mình sắp gặp ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một ý tưởng trong suy nghĩ, còn việc sắp xếp bố trí thì còn cần phải có thời gian để hai bên thương thảo.
Thứ hai, đây cũng rất có thể là một sách lược của Mỹ. Theo kế hoạch, hai ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin sẽ tới Trung Quốc ngày 11.2 để đàm phán. Trong Thông điệp Liên bang, ông Trump có đề cập "Mỹ đang nỗ lực cho một hiệp nghị thương mại mới với Trung Quốc. Nhưng nó phải bao gồm những thay đổi thực sự về cấu trúc để chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng, giảm thâm hụt thương mại kinh niên của chúng ta và bảo vệ việc làm cho lao động Mỹ". Sau đây, hai nước Mỹ - Trung sẽ phải tiếp tục "gặm khúc xương cứng về vấn đề mậu dịch". Việc ông Trump giờ đây tiết lộ việc sẽ không gặp gỡ ông Tập Cận Bình trước ngày 1.3 chính là nhằm tạo thế cho đàm phán, tạo nên bầu không khí Mỹ đang chiếm địa vị chủ động.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho rằng: còn rất lâu mới đến thời điểm diễn ra cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình để kết thúc cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước Mỹ - Trung.
Ông Robert Lighthizer cũng tiết lộ, nếu cuộc đàm phán Mỹ - Trung có những tiến triển trọng đại, ông Trump cho rằng có thể đạt được một hiệp nghị trên các vấn đề lớn thì sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ. Điều đó có nghĩa là, Mỹ đã gắn cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình với việc cuộc đàm phán thương mại lần 7 có đạt được tiến triển thực chất hay không.
Theo VOA tiếng Trung ngày 7.2, cùng ngày Cố vấn kinh tế Larry Kudlow cũng nói với phóng viên hãng Fox Business: sau này lãnh đạo hai siêu cường Mỹ - Trung có thể sẽ gặp nhau nhưng không phải lúc này. Ông nói: "Vào lúc nào đó, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau, đó là điều Tổng thống Donald Trump luôn nói. Nhưng hiện nay thì còn rất xa mới đến thời điểm đó".
Tại cuộc gặp gỡ ở Buenos Aires hôm 1.12.2018, hai nhà lãnh đạo đã thỏa thuận "ngưng bắn" để mở ra quá trình đàm phán trong 90 ngày. Nếu đến nửa đêm ngày 1.3 mà không đạt được một hiệp nghị thì từ 0 giờ ngày 2.3, mức thuế quan có tính trừng phạt của Mỹ đối với các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD sẽ tự động tăng từ mức 10% lên 25%. Trong tuyên bố đưa ra hôm 31.1, Nhà Trắng đã khẳng định lại điều này.
Theo VietTimes
Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga là để nhằm vào Trung Quốc? Hôm 1.2, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố bắt đầu từ ngày 2.2 họ sẽ tạm ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) ký với Nga và khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này. Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF họ ký...