Trong cuộc chiến chống Covid-19 ai mới là người xứng đáng được tặng hoa?
Trước hình ảnh những bệnh nhân Covid-19 được bác sĩ và bệnh viện tặng hoa sau khi được ra viện, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra rằng ai mới là người xứng đáng được tặng hoa, bệnh nhân hay bác sĩ?
Những bó hoa tặng bệnh nhân Covid-19 trước khi ra viện đã làm nổ ra một luồng ý kiến tranh cãi. Bác sĩ là những người đã vất cả chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, lẽ ra họ mới là những người xứng đáng được tặng hoa mới phải. Vậy tại sao chỉ có bác sĩ tặng hoa cho bệnh nhân mà không phải là ngược lại? Trong trường hợp này, ai mới là người xứng đáng được nhận hoa?
Bệnh nhân hoàn toàn xứng đáng được nhận hoa
Không có gì ‘vô lý’ hay ‘ngược đời’ khi bệnh nhân được tặng hoa sau khi bình phục cả. Bó hoa như một món quà chúc mừng bệnh nhân đã chiến thắng dịch bệnh. Bệnh nhân khỏi bệnh, nghĩa là năng lực của đội ngũ y tế cũng được ghi nhận. Bác sĩ tặng hoa cho bệnh nhân cũng giống như chúc mừng chính mình vậy.
Bệnh nhân 18 trong ngày được ra viện
Bó hoa của bác sĩ còn như món quà cảm ơn bệnh nhân đã phối hợp trong quá trình cách ly và điều trị, cảm ơn bệnh nhân đã chiến đấu đến cùng và không từ bỏ. Tặng hoa chính là cho đi để nhận lại. Điều nhận lại của bác sĩ chính là niềm vui, sự cảm kích của bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng là những người được nhận hoa một cách bất ngờ và vui vẻ chứ không ai yêu cầu bác sĩ hay bệnh viện phải tặng hoa cho mình.
Hai bó hoa tặng bệnh nhân và bác sĩ điều trị ở Thanh Hóa
Bác sĩ xứng đáng được nhận hoa và nhiều hơn thế nữa
Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế được xem là những người tiên phong ở tuyến đầu chống dịch. Họ đã làm việc vì lương tâm và trách nhiệm, không quản hiểm nguy để chiến đấu với dịch bệnh. Đã có bác sĩ và điều dưỡng nhiễm phải loại virus nguy đáng sợ này. Bệnh nhân bình phục, các bác sĩ là người có công lao lớn nhất. Một bó hoa cũng không thể đủ để cảm tạ những gì họ đã hy sinh.
Ngoài những lời cảm ơn, những món quà động viên về tinh thần, các bác sĩ cũng rất cần sự ủng hộ, đóng góp về vật chất. Chống dịch trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn đủ bề, có những thời điểm khẩu trang y tế chuyên dụng còn không đủ để dùng trong môi trường bệnh viện.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân sau khi hết thời hạn cách ly, điều trị đã có những hành động thiết thực, ủng hộ bệnh viện, nơi đã điều trị cho mình. Sự đóng góp có thể nhiều hoặc ít, tùy điều kiện của mỗi người. Sau khi bệnh nhân số 32 bình phục, bố mẹ cô – vốn là những doanh nhân đã ủng hộ số tiền tổng cộng 30 tỷ cho công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có một phần không nhỏ đầu tư máy móc, trang thiết bị, đồ bảo hộ.
Gia đình bệnh nhân 32 quyên góp 30 tỷ chống dịch.
Hay như Châu Bùi sau khi hết thời hạn cách ly đã ủng hộ Bệnh viện dã chiến Củ Chi 140 cây quạt máy và 1000 chai nước rửa tay cùng một lẵng hoa tươi thắm kèm lời cảm ơn gửi đến các y bác sĩ.
Châu Bùi tặng quạt máy và nước rửa tay cho bệnh viện.
Bó hoa mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất
Bên cạnh những ý kiến tranh cãi về việc tặng hoa cho bệnh nhân hay tặng hoa cho bác sĩ, cũng có ý kiến cho rằng mua hoa tặng bệnh nhân là hành động mang tính hình thức, cầu kỳ, tốn kém không cần thiết. Hơn nữa, không chắc chắn rằng bệnh nhân có muốn được tặng hoa và trân trọng bó hoa đó hay không. Liệu họ có ôm hoa về nhà hay tiện tay quẳng ngay vào thùng rác khi ra khỏi bệnh viện.
Bó hoa bị bệnh nhân quăng ngay vào thùng rác.
Thực ra việc tặng hoa cho nhau vào mỗi dịp đặc biệt vốn vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Sau những ngày lễ như 8/3, 20/10, Valentine,… những bó hoa còn tươi nguyên lại tràn ngập ở các thùng rác. Người ta thường xuyên đặt ra câu hỏi, tại sao phải là hoa mà không phải món quà nào đó thiết thực hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh, tặng cho nhau những chiếc khẩu trang có khi còn thiết thực hơn nhiều. Nhưng nếu ai cũng suy nghĩ ‘thực tế’ như thế thì ngành trồng hoa, buôn hoa chắc phá sản mất.
Lỗi không thuộc về bó hoa hay người tặng hoa, mà ở cách ứng xử của người nhận.
Thực ra bó hoa mang tính động viên về tinh thần nhiều hơn là vật chất. Một bó hoa tươi rực rỡ sẽ khiến người được tặng vui vẻ mỉm cười. Hầu hết các bệnh nhân trước khi ra viện đều được chụp ảnh với đội ngũ y bác sĩ đã điều trị cho họ. Một bó hoa để ôm vào lòng lúc ấy nhìn phấn khởi và tràn đầy hy vọng chứ.
Tất nhiên một bó hoa được trân trọng hay vứt bỏ lại phụ thuộc vào thái độ của nhận. Còn việc của hoa là tỏa hương khoe sắc, làm đẹp cho đời. Một món quà xinh đẹp, nhỏ bé và giản dị nhường ấy, có lẽ không đáng để chúng ta phải tranh cãi ai mới là người xứng đáng được nhận. Điều nên làm lúc này là chung tay đẩy bay Covid-19.
Hằng Nga
Bó hoa bác sĩ tặng khi hết cách ly bị vứt thùng rác: Nên tặng hoa tiếp?
Ngày 22.3, một bác sĩ đăng tải bài viết phê phán hành động phản cảm của một nam thanh niên vì người này vứt bỏ bó hoa các bác sĩ tặng chúc mừng hết thời hạn cách ly, sau khi có kết quả âm tính Covid-19.
Hình ảnh bó hoa nằm trong thùng rác sau khi nhận từ lực lượng y, bác sĩ
Cư dân mạng chia sẻ mạnh, lên án hành vi của thanh niên này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc tặng hoa như thế là lãng phí trong thời điểm căng mình chống dịch.
"Chúng tôi đã làm gì sai?"
Chia sẻ với PV Thanh Niên, bác sĩ (BS) B.T, công tác tại một bệnh viện (BV) ngoại thành Hà Nội, cho biết từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một phần BV này được trưng dụng làm khu vực cách ly theo dõi các trường hợp F1, đáp ứng cho khoảng 20 người.
Theo quy trình, trước khi vào cách ly, mọi người phải mang theo đầy đủ tư trang, đồ dùng cá nhân, nhưng nhiều người khi đến không có những thứ này. "Chúng tôi đã mua đầy đủ hết để cung cấp cho các bạn ấy. Từ khăn mặt, bàn chải đánh răng... cho đến xà phòng", BS T. nói và cho biết mỗi khi người cách ly có kết quả âm tính với Covid-19, phía BV sẽ tặng hoa để chúc mừng và tiễn mọi người về nhà.
Tuy nhiên, sáng 22.3, sau khi đơn vị tặng hoa chúc mừng, tiễn 2 trường hợp về nhà vì hết thời hạn cách ly, thì một người đã vứt ngay bó hoa vừa nhận vào thùng rác trước khi ra về, khiến bản thân BS T. và nhiều y, BS tại đây thấy rất buồn.
"Khi vừa nhận hoa chia tay, nam thanh niên đã vứt hoa vào thùng rác, trong khi các lãnh đạo chỉ đi trước bạn ấy vài bước chân. Có thể bạn ấy ngại ôm hoa hay vì lo lắng gì đó, nhưng hành động này rất phản cảm, khiến tôi rất buồn! Tôi tự hỏi không biết tôi đã làm gì sai, đơn vị có lỗi gì với bạn ấy? Tôi có chia sẻ thông tin này lên mạng xã hội, chỉ mong bạn ấy có ý thức hơn, chỉ muốn mọi người cư xử với nhau tốt hơn, chứ không muốn câu like, bôi xấu bạn ấy", BS T. chia sẻ.
Lý giải về việc tặng hoa và giải đáp dư luận liệu có lãng phí khi tặng hoa, BS T. cho biết chỉ vì lực lượng chức năng vui mừng, hân hoan khi những người mình tận tình chăm sóc có kết quả âm tính sau thời hạn cách ly, được về với xã hội nên tự bỏ tiền của BV ra mua hoa để chúc mừng.
"Các bạn khác rất vui mừng, cảm ơn và chụp ảnh lưu niệm cùng đội ngũ y, BS rồi ôm hoa cùng người thân trở về nhà. Nhưng bạn nam kể trên lại có hành động ngược lại, khiến nhiều người rất buồn", BS T. nói.
Tặng hoa phải hợp từng hoàn cảnh
Ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc tặng hoa chúc mừng bệnh nhân (BN) khỏi bệnh và chúc mừng đội ngũ y, BS có công chữa khỏi bệnh là không có gì xấu, nhưng phải hợp từng hoàn cảnh; như việc tặng hoa cho BN ở Thanh Hóa nhiễm Covid-19 được chữa khỏi và xuất viện là không sai và cần thiết.
Theo ông Sỹ, trước đó BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức xuất viện cho BN N.T.T (25 tuổi, ngụ H.Yên Định) sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19. Trong lúc xuất viện, ông đã trực tiếp tặng hoa chúc mừng BN T. và đội ngũ y, BS của Khoa Bệnh nhiệt đới vì chữa thành công cho BN.
: Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tặng hoa cho bệnh nhân T. khỏi bệnh và xuất viện ngày 3.2 Ảnh: Minh Hải
"BN T. là trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 được chữa khỏi, xuất viện đầu tiên ở Việt Nam, nên cả ngành y tế Thanh Hóa đều vui mừng. Theo tôi, khi đó, việc tặng hoa chúc mừng BN khỏi bệnh không có gì sai và cần thiết. Đối với cá nhân người bệnh, khi người ta được chữa khỏi, thoát khỏi lưỡi hái tử thần, thì có quyền tặng hoa và quà cho thầy thuốc, và BN cũng được tặng hoa là bình thường. Đó là tình cảm, nét văn hóa phù hợp. Đồng thời, việc tặng hoa cũng là ghi nhận, động viên công sức của người thầy thuốc, đáng được chúc mừng", ông Sỹ nói.
Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và Sở Y tế Ninh Bình tặng hoa chúc mừng bệnh nhân thứ 18 khỏi bệnh, xuất viện hôm 20.3 Ảnh: Minh Hải
Nhiều cư dân mạng đề xuất: một bó hoa có thể là tình cảm trân quý, lòng cảm ơn, sự chúc mừng bình an khỏe mạnh khi vượt qua dịch bệnh Covid-19, nhưng với nguồn lực hiện tại đang đổ hết sức vào các công tác chống dịch khác thì chuyện tặng hoa cũng nên lược bỏ để vừa tiết kiệm, vừa tránh hình thức và những chuyện buồn bất ngờ như câu chuyện trên.
Tặng quà Tết cho lãnh đạo khiến hình ảnh người thầy xấu đi! Văn bản được kí chưa ráo mực về việc cấm tổ chức chúc Tết, tặng hoa, quà cho lãnh đạo vào dịp Tết thì họ lại thản nhiên... Tết đến xuân về ai cũng mong muốn có thật nhiều sức khỏe, thêm niềm vui trong cuộc sống, và người thầy cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, bất đắc dĩ chúng tôi phải viết...