Trồng củ “trắng vỏ đỏ lòng”: Con thích mê, bố mẹ ăn miễn chê
Nhờ “ngoại hình” tròn trịa bên ngoài và sắc hồng đỏ siêu bắt mắt bên trong, những củ cải mini “trắng vỏ đỏ lòng” không những “được lòng” các thành viên nhí trong nhà mà ngay cả bố mẹ cũng thích mê.
Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu (watermelon radish). Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi rất bắt mắt.
Dễ trồng lại nhanh cho thu hoạch, những củ cải tí hon này được rất nhiều người yêu thích làm vườn ráo riết “lùng” mua cho bằng được. Chỉ khoảng 50 – 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là bạn có thể tận hưởng thành quả của mình. Củ cải có vị ngọt dịu và giòn, giàu chất dinh dưỡng, ăn vào thanh mát rất ngon miệng.
Cùng Ngon Sạch Lạ thử trồng loại củ cải bắt mắt này nhé:
Để trồng củ cải tí hon “trắng vỏ đỏ lòng” bạn cần chuẩn bị hạt giống và đất trồng thích hợp. Với hạt giống bạn nên đến các cửa hàng bán hạt giống uy tín để mua. Hạt giống củ cải tí hon vỏ trắng ruột đỏ này được nhập khẩu từ Nga, thường được bán với giá 50.000-60.000 đồng/gói.
Bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước, nhiều mùn. Đồng thời, bạn có thể trồng củ cải “trắng vỏ đỏ lòng” này trong thùng xốp hay chậu thích hợp.
1. Gieo hạt trồng cây:
Trước khi đem đi trồng, để hạt giống nhanh nảy mầm hơn, bạn nên ngâm chúng vào nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) khoảng vài giờ đồng hồ. Sau đó, bạn đem hạt giống đi ươm mầm. Lưu ý để chúng trong điều kiện độ ẩm đầy đủ để hạt giống nứt nanh nhanh nhất.
Khi hạt giống xuất hiện một vết nứt nhỏ, bạn đem hạt giống ra trồng lượt gieo hạt giống dưới lớp đất chừng 1cm. Chú ý khoảng cách giữa các hạt khoảng 5 – 10cm.
Về ánh sáng, cũng giống như các loại củ cải khác, hãy đặt chậu trồng tại nơi thoáng đãng, tránh nắng gắt vì chúng ưa độ ẩm và sự mát mẻ. Sau khi gieo hạt khoảng 1 tuần lễ thì củ cải mini sẽ bắt đầu nảy mầm và ra lá.
2. Tiến hành trồng cây:
Củ cải cần nhiều nước, mỗi ngày bạn nên tưới một lần bằng nước sạch. Chú ý nên dùng bình phun sương để tưới ẩm chứ không tưới quá đẫm sẽ khiến gốc cây bị úng, rễ dễ bị chết.
Khi trồng được khoảng 20 ngày, bạn nên nhổ bỏ những cây yếu, nhỏ và để lại những cây to, phát triển khỏe mạnh, đồng thời kiểm tra độ thoát nước của đất để tránh tình trạng bị thối.
Với củ cải, bạn nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện sâu bệnh, nếu cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hỗ trợ phòng trừ.
3. Cuối cùng là thu hoạch:
Củ cải ruột đỏ rất thích hợp để gieo trồng tại nhà, trong chậu, trong vườn, ban công…
Củ cải mini “trắng vỏ đỏ lòng” có thời gian thu hoạch khá nhanh, khoảng 2 tháng kể từ khi gieo hạt. Các món ăn được chế biến từ loại củ cải có vị dịu, ngọt và giòn này chắc chắn sẽ “được lòng” các thành viên từ bé đến lớn trong gia đình bạn.
Video đang HOT
Chúc các bạn thành công!
Theo Dantri
Mẹ Việt ở Úc chia sẻ "bí kíp" trồng rau xanh quả sạch suốt bốn mùa
Mặc dù được trồng ở xứ sở của những chú Kangaroo nhưng khu vườn 30m2 của bà mẹ Việt kiều Đỗ Minh Hường vẫn luôn ngập tràn các loại rau xanh, quả sạch rất Việt Nam: bầu bí, mướp, rau muống... nhờ bàn tay khéo léo, sự chăm chỉ và tình yêu cây cối.
Chị Đỗ Minh Hường (quê gốc ở Hải Phòng, Việt Nam) hiện đang sống ở Merinda, Queensland, Australia chính là chủ nhân của khu vườn nhiều rau xanh, quả sạch rất Việt Nam nói trên.
Mảnh vườn nhỏ rộng 30m2 đã được chị Hường cải tạo, chăm chút để trồng cả các loại rau, quả của Việt Nam.
Chỉ với mảnh đất khoảng 30m2 nhưng chị Đỗ Minh Hường đã tạo nên một khu vườn xanh tươi với đủ loại rau quả phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Bụi rau ngót tốt um ở một góc vườn
Rau muống chị Hường trồng ở đất Tây xanh tốt không thua kém gì ở Việt Nam
Kể về những ngày đầu bắt đầu làm vườn, chị Minh Hường chia sẻ, khi bắt đầu chị gặp khó khăn trong việc cải tạo đất và phá cỏ cuốc đất làm vườn. Trước đây, khu vườn chủ yếu là cỏ, mỗi ngày chị bớt ra chút thời gian rảnh để dọn dẹp và cải tạo được 30m2 đất để trồng các loại rau yêu thích.
Cải cúc được chị xin giống từ một người họ hàng xa
Củ cải - một trong những loại củ quả mà cả gia đình chị đều thích ăn
Chị kể, những ngày đầu khi sang Úc, chị rất nhớ nhà và thèm ăn những món ăn dân dã của Việt Nam nhưng những loại rau chị thích ăn lại không bán ở các cửa hàng nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi mỗi ngày, chị trồng rau và chăm chút cho khu vườn thuần rau quả Việt của mình để vơi bớt đi nỗi nhớ quê nhà.
Tuy không phun thuốc trừ sâu nhưng đậu đũa của bà mẹ đảm này trồng vẫn xanh tốt
Vì rất nhớ nhà, nhớ các món ăn Việt Nam nên khu vườn 30m2 được chị Hường "ưu ái" trồng rất nhiều loại rau gia vị
Chị Hường bắt đầu trồng rau cách đây khoảng 4 năm. May mắn, chị xin được hạt giống từ một người họ hàng lâu năm ở Úc bởi các cửa hàng ở đây không bán các loại hạt giống mà chị cần. Sau mỗi vụ, chị lại tiếp tục giữ giống cho các vụ kế tiếp.
Mướp đắng được leo giàn ở một góc vườn
Bên cạnh những khó khăn, khu vườn rau sạch của chị Hường cũng có được thuận lợi nhờ khí hậu ở Australia cũng khá giống với Việt Nam. Mùa đông ở xứ sở của những chú Kangaroo này cũng không quá lạnh, ngày nắng ấm, đêm se lạnh, là môi trường thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Rau đay, mùng tơi được trồng thành từng luống
Các loại rau cải được trồng quanh năm
Mọi người ghé thăm nhà đều phải trầm trồ khen ngợi sự mát tay của bà chủ vườn. Bà mẹ Việt đảm này không chỉ khéo trồng các loại rau mà ngay cả các loại quả chị trồng cũng đều cho ra nhiều trái với chất lượng tốt.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng cây, bà mẹ Việt này tiết lộ "bí kíp" về việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây. Đồng thời, khi mới trồng, chị thường làm kỹ đất và cần xử lý hạt giống cẩn thận bằng cách ngâm hạt giống trong nước và phơi nắng từ 2 - 8 tiếng tùy từng loại hạt giống rau, sau đó mới gieo vào giá thể chuẩn bị sẵn.
Cà chua được trồng quanh năm trong nhà
Còn với những loại hạt giống dễ nảy mầm như rau muống, rau cải, xà lách,... thì chị chọn cách gieo trực tiếp.
Một góc vườn ngập tràn cây xanh, rau quả của chị Đỗ Minh Hường
Với hạt giống của các loại rau gia vị, chị Hường thường ngâm vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong nửa ngày.
Rau ngò, dọc mùng xanh non mơn mởn
Công việc bận rộn khiến chị không có nhiều thời gian để chăm vườn. Mỗi sáng chị tranh thủ dậy sớm, thi thoảng xới đất, làm cỏ cho đất thông thoáng và để rau nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Cây chanh sai trĩu quả
Đặc biệt, nói về bí quyết chăm cây, chị kể cứ 2 tuần một lần, chị lại tưới loại phân hữu cơ ủ từ cá để các loại rau, quả trong vườn có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Và đặc biệt, bí quyết quan trọng nhất chính là yêu cây và phải dành thời gian và công sức chăm chút nó.
Ớt - một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình chị
Mỗi ngày chị dành 2 tiếng để chăm cây, đó là thời gian vừa để tập thể dục, vừa để thư giãn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi. Với chị, thích nhất là lúc thu hoạch thành quả, nhìn những ngọn rau xanh mơn mởn, những trái cây sạch được hái ngay tại khu vườn nhà mình khiến chị cảm thấy rất hạnh phúc.
Su hào tím, su hào xanh
Để phòng ngừa sâu bệnh cho khu vườn của mình, chị Hường thường xuyên theo dõi để phát hiện ra mầm mống của sâu bệnh và diệt bằng các phương pháp an toàn cho sức khỏe như bắt trực tiếp, dùng tỏi, ớt, rượu để phun khi có sâu, tuyệt nhiên không dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Chị Hường cũng trồng một vài cây cà để thu hoạch nhiều lần.
Đậu bắp
Sau khi thu hoạch xong, chị thường cho đất nghỉ bằng cách rắc vôi bột và để ải một thời gian ngắn trước khi gieo trồng luống rau mới. Chị Hường rất chú trọng khâu làm đất để trồng rau, đất trồng rau được chị Hường trộn các loại phân ủ mục như phân gà, phân bò hoặc phân nấm, sau đó để ải vài ngày mới bắt đầu gieo trồng.
Đất tơi xốp và tưới đủ nước nên giàn bí của chị luôn năng suất.
Dù bận rộn với công việc nhưng hàng ngày chị vẫn tranh thủ thời gian tưới nước 2 lần, cứ 2 tuần chị tưới fish fertilizer một lần (một loại phân hữu cơ ủ từ cá).
Tận dụng diện tích, chị Hường còn trồng ngô
Do thời tiết ở Úc khá thuận lợi cũng như cách chăm sóc tốt nên giàn dưa chuột của chị sai hoa và đậu rất nhiều quả
Giàn gấc rất Việt Nam ở một góc vườn đất Úc
Khi bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho rau, chị Hường chủ yếu dùng bình phun có tia nước nhỏ dạng sương để tưới. Theo chị cách lựa chọn bình phun cũng khá quan trọng bởi dạng bình này sẽ giúp lượng phân hữu cơ được rải đều trên từng gốc rau và tia phun nhỏ tránh được việc làm dập lá rau. Một điều nhỏ nhưng vô cùng quan trọng nữa đó là chị Hường thường ngưng tưới phân trước khi thu hoạch từ 7 - 10 ngày để đảm bảo lượng phân chuyển hóa hoàn toàn vào rau.
Theo Danviet
Trồng cà chua treo ngược: Tiết kiệm diện tích mà không "đụng hàng" Thay vì trồng những cây cà chua um tùm che hết phần sàn nhỏ bé ở ngoài ban công hay sân thượng chật chội, bạn hoàn toàn có thể trồng cà chua treo ngược, để dành diện tích phía dưới cho những loại cây trồng khác: vừa tiết kiệm được diện tích mà lại không sợ bị "đụng hàng". Ngoài trồng cà chua...