Trong cơn lốc tìm vàng sa khoáng
Thời gian gần đây tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông và Hồng Hạ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế lại rộ lên trình trạng khai thác vàng trái phép gây mất an ninh tật tự, ô nhiễm môi trường… Ngoài những địa điểm khai thác vàng trái phép ở khu vực các khe suối, các đầu nậu vàng tiếp tục mua đứt những đồi keo, rừng cao su của người dân địa phương để thực hiện giấc mộng tìm vàng.
Niềm vui sau một ngày ngụp lặn giữa lòng sông
Mỏi mắt mót vàng
Trong lúc vấn nạn khai thác vàng ở các xã Hồng Thuỷ, Hồng Vân tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, thì những phu vàng ở thượng nguồn sông A Á (một nhánh đầu nguồn của sông Bồ) đoạn đi qua xã Hồng Hạ, huyện A Lưới tiếp tục ngụp lặn để tìm vàng.
Theo chân anh Hồ Văn Lợi ở làng Kơn Tôm, xã Hồng Hạ đến bãi vàng trên sông A Á. Quang cảnh xung quanh khu vực sông này không khác so với các tụ điểm khai thác vàng ở khu vục sông Dakrông đoạn đi qua xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới A Bung, huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị. Nắng như đổ lửa nhưng hàng chục người vẫn ngụp lặn trong đoạn sông đục ngầu để tìm vàng sa khoáng. Anh Lợi cho biết : “Vàng khu vực này chủ yếu là vàng sa khoáng, nó nằm lẫn trong cát ở những hốc đá to, phải thay nhau sới cát ở giữa lòng sông đã cạn, đưa ra giữa suối để đãi. Công việc tuy khá vất vả nhưng có thu nhập”.
Chuyện người dân A Lưới tập trung đông khai thác vàng ở khu vực các lòng sông đã diễn ra từ lâu nhưng nó chỉ rộ lên khoảng 3 tháng trở lại đây. Theo những người dân ở khu vực sông A Á, sở dĩ biết được nơi đây có vàng là do nghe thông tin từ những kỹ sư địa chất khi thi công tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện A Lưới. Thông tin này lọt đến tai của những phu vàng chuyên nghiệp, vì thế rất nhiều người ở các xã A Ngo, Hồng Trung, Đông Sơn lũ lượt hội quân về sông A Á tìm Vàng. Anh Hồ Văn Tôn, thôn Kơn Tôm, xã Hồng Hạ cho biết: Tôi cùng vợ tham gia đãi vàng sa khoáng ở đây được hai tháng rồi. Ngày nào trúng thì kiếm được 200-300 nghìn đồng, ít lắm cũng đuợc 50-60 nghìn đồng. Cũng có ngày bị “ộc” không kiếm được đồng nào…. Mấy tháng ni rảnh nên thấy mọi người khai thác vàng là tôi cũng làm theo. Thường đãi từ sáng đến chiều, ngày có ngày không. Vừa kể anh Tôn vừa đưa cái bát đựng những hạt vàng nhỏ cho tôi xem và bảo có khi cũng đãi được vài miếng bằng hạt gạo, nhưng hiếm lắm”.
Nhiều điểm khai thác vàng trái phép do
“vàng tặc” tạo nên ở xã Thượng Long
Video đang HOT
Việc đào vàng chỉ mới ồ ạt diễn ra tại A Lưới thời gian gần đây, song sức “công phá” thì vô cùng to lớn. Hai bên bờ các con sông A Á, A Sáp, sông Dakrông nhiều hang bị khoét sâu vào lòng sông lộ ra những mỏm đá lớn trông rất nguy hiểm.
Lật cao su để tìm vàng
Khu vực khai thác vàng là vườn cao su có diện tích 1,5 ha của hộ ông Hồ Văn Lân, ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bán cho các đầu nậu khai thác vàng từ hơn một tháng nay. Đất quặng ở đây sau khi khai thác được cho vào bao và dùng xe tải chở ra khỏi địa bàn. Theo ông Lân, gia đình ông hợp đồng miệng với hai đầu nậu khai thác vàng trong vòng một năm tại vườn cao su này với giá 90 triệu đồng/tháng. Chứng kiến những hầm hố sâu hoắm, những cây cao su đang thời kỳ khai thác mủ bật gốc nằm khô khốc, những bao quặng vương vãi khắp nơi, mới thấy sức tàn phá ghê gớm của việc khai thác vàng.
Không những thế, các đầu nậu khai thác vàng cũng đã đưa quân vào khai thác tại vườn của các ông Hồ Văn Hồ, Hồ Văn Thành…Theo ông Lạc, hiện vẫn còn rất nhiều nhóm lén lút khai thác vàng trái phép tại các khu vườn cao su, vườn keo của người dân, nếu chính quyền không kịp thời ngăn chặn thì sẽ dẫn đến loạn khai thác vàng.
Mỏi mắt tìm vàng tại khu vực sông A Á,
một nhánh đầu nguồn của sông Bồ
Trước đó, khu vực rừng trồng của hai hộ dân là Hồ Văn Năng và Hồ Văn Vội ở thôn 3, xã Thượng Long đã được các đầu nậu vàng mua với giá hơn 100 triệu đồng để khai thác vàng trái phép. Vào thời điểm cao nhất tại đây có cả trăm người tập trung khai thác, gây náo loạn cả một vùng. Sự việc đã được cơ quan chức năng địa phương kịp thời ngăn chặn. Tìm hiểu chúng tôi được biết, hoạt động khai thác vàng trên địa bàn xã Thượng Long không dứt là do có tin đồn ở đây có một vỉa vàng gốc với nhiều khối vàng lớn. Thực hư câu chuyện như thế nào không biết, nhưng thời gian gần đây, dân khai thác vàng khắp nơi đổ xô đến khai thác khiến cuộc sống của người dân địa phương đảo lộn.
Nói về trình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn, ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Thượng Long cho hay: Những người khai thác vàng thường lén lút khai thác vào ban đêm và các ngày nghỉ để tránh lực lượng chức năng. Ngay sau khi phát hiện tình trạng khai thác vàng trái phép tại vườn cao su của ông Lân, xã đã lập biên bản đình chỉ khai thác. Đồng thời buộc các đầu nậu đưa máy móc ra khỏi địa bàn. Thế nhưng ban đêm một số đối tượng đã dùng xe tải xông vào cướp những bao tải quặng còn sót lại tại vườn của ông Lân. Về việc người dân bán đất ở các vườn keo, vườn cao su cho các đầu nậu khai thác vàng, xã đã triển khai họp dân tuyên truyền không được bán đất, đồng thời quyết liệt ngăn chặn không cho hoạt đông khai thác vàng trái phép phát triển.
Theo Đại Đoàn Kết
Xới tung rừng tìm vàng
Gần 100 điểm khai thác vàng trái phép tập trung tại các xã của huyện Đk G'long, tỉng đang ngày đêm lén lút tàn phá rừng
Một ngày cuối tháng 5-2012, trong vai những nghiên cứu sinh, chúng tôi tìm đến xã Đk Ha (huyện Đk G'long), điểm nóng của tình trạng khai thác vàng trái phép của tỉng. Sau nhiều giờ băng rừng, lội suối, cuối cùng chúng tôi cũng đến được công trường vàng thuộc địa bàn thôn 3, xã Đk Ha.
Náo động một vùng rừng
Từ trên cao nhìn xuống, công trường khai thác vàng thôn 3 trông giống như một nơi bị đạn bom cày xới với hàng chục điểm khai thác vàng trái phép. Hàng chục lều, lán kiên cố được dựng lên, hàng trăm phu vàng thi nhau đào bới. Những cái hố sâu hút, chằng chịt kéo dài hàng trăm mét. Bao cây rừng vì thế cũng ngã xuống.
Trời đã đứng bóng nhưng những phu vàng vẫn đang hối hả gí mấy vòi nước mạnh vào vách đất. Tiếng máy nổ hút nước, hút đất náo động cả một vùng. Rời ngọn đồi đang đứng, men theo con suối đục ngầu bởi nước thải từ các máng đãi vàng, chúng tôi tiếp cận một điểm khai thác vàng trái phép.
Hơn 20 phu vàng đang hì hục đục khoét vào những vách đất cao hơn 5 m, bên trên là những cây rừng lớn nhỏ bật gốc. Cạnh đó, một lán trại chứa gần chục máy nổ và giàn lọc đang hoạt động hết công suất. Thấy người lạ, cả nhóm ngừng tay nhìn chúng tôi hết sức khó chịu, rồi quát nạt, đuổi đi chỗ khác.
Cách điểm khai thác vàng nói trên khoảng 200 m là điểm khai thác vàng của ông N.V.K. Hơn 10 phu vàng đang xoay quanh 2 chiếc máy nổ và máng đãi vàng. Một máy hút nước từ con suối rồi gí vòi vào các vách cho đất lở ra. Máy còn lại, hút đất và nước từ máy thứ nhất đưa lên máng lọc. Từ đây, vàng cám sẽ lng lại dưới máng, còn đất đá, nước đục được đổ lại về dòng suối.
Mặc dù khai thác thủ công nhưng cả một khu vực rộng hơn 3 ha bị đào bới, loang lổ những hố sâu. Sự có mặt của chúng tôi không ảnh hưởng gì tới công việc của ông K. Hỏi vì sao lại khai thác vàng trái phép mà không lo có người lạ, ông K. cười nói: "Có gì mà sợ. Tôi đang khai thác hợp pháp mà, toàn bộ diện tích này tôi mua lại của một người khác với giá 200 triệu đồng".
Rời điểm khai thác vàng của ông K., chúng tôi tiếp tục đến những điểm khai thác vàng khác. Chỉ hơn 1 giờ, chúng tôi đã đi qua hơn 10 điểm khai thác vàng trái phép và điểm nào cũng hoạt động rầm rộ như một nhà máy sản xuất.
Không chỉ khai thác thủ công, lộ thiên mà có những điểm còn dùng cả máy múc, máy phát điện, xây dựng bể chứa nước và lán trại kiên cố để khoan hầm, xẻ núi tìm vàng. Một phu vàng nói rằng tất cả đều chỉ vì vàng. Ông chủ của phu vàng này đã bỏ hàng trăm triệu đồng mua đất mới được bảo kê khai thác.
Bt cóc bỏ đĩa
Đầu tháng 5-2012, lực lượng chức năng tỉng đã truy quét những điểm khai thác vàng trái phép tại các tiểu khu 1660, 1661, 1673, 1730, 1737, 1739 thuộc lâm phần của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn và Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đk Lk. Lực lượng chức năng đã xóa bỏ 37 điểm khai thác vàng trái phép, phá hủy hàng trăm lán trại, thu giữ và tiêu hủy 63 máy nổ, 3 máy múc, 52 giàn sàng lọc đãi vàng, cùng hàng ngàn lít dầu nhớt và nhiều công cụ phục vụ khai thác vàng.
Trước và sau vụ truy quét trên, cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần ra quân nhưng việc xử lý vi phạm như "bt cóc bỏ đĩa". Do vậy, tình trạng khai thác vàng trái phép ở một số xã của huyện Đk G'long diễn ra ồ ạt từ nhiều năm nay. Thống kê của Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉng cho biết hiện trên địa bàn huyện Đk G'long có gần 100 điểm khai thác vàng trái phép, tập trung tại các xã Đk R'măng, Đk Ha, Quảng Sơn và Quảng Hòa.
Theo trung tá Bùi Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉng,trên địa bàn tỉnh này chưa có một doanh nghiệp nào được cấp phép khai thác vàng. "Muốn chấm dứt tình trạng khai thác vàng trái phép, ngoài việc tổ chức truy quét thường xuyên, chính quyền địa phương phải luôn "để mt" đến các điểm nóng, chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn" - trung tá Tiến nói.
Nguồn nước ô nhiễm nặng
Việc khai thác vàng trái phép không chỉ làm mất rừng, cạn kiệt tài nguyên rừng mà còn làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Hỗn hợp vàng sau khi được khai thác sẽ được ủ với dung dịch cyanua - chất độc, cấm mua bán.
Sau đó, cyanua được thải ra khu vực xung quanh, theo dòng nước bùn đục ngầu đổ ra các con suối. Nước từ các con suối này là nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu chủ yếu cho hàng ngàn hộ dân ở hạ nguồn.
Theo NLD
TT-Huế: Bắt 15 "vàng tặc" trong rừng sâu Ngày 26/5, tin từ UBND huyện miền núi A Lưới (tỉnh TT-Huế) cho biết c&ocirng an huyện đã tiến hành truy kíh đột xuất tại cá hầm ng ở tiểu khu 292 thuộ khu vự rừng s&aciru khe Cốp, xã Sơn Thủy, bắt giữ 15 đối tượng đang đào đãi ng trái phép. Tại hiện trường, lự lượng c&ocirng an đã phát hiện...