Trong cơ thể ta cũng có “thuốc”
Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp cảm, ho, sổ mũi… hãy để cơ thể “chiến đấu”, còn chúng ta trợ lực bằng cách nghỉ ngơi, dùng món ăn dễ tiêu và không quên… giám sát cơ thể.
Thyroxine sản sinh trong cơ thể giúp chống lạnh; estrogen, testosterol giúp duy trì nòi giống; insulin điều hòa nồng độ đường trong máu; các men tiêu hóa điều chỉnh những rối loạn tiêu hóa; những nội tiết tố cathecolamin, corticosteroid, endorphin… giúp hóa giải stress…
Nếu những “nhà máy sản xuất” thuốc trong cơ thể “đình công”, chuyện gì sẽ xảy ra? Đơn giản, cơ thể sẽ mắc bệnh và cần thêm “viện binh” là nguồn thuốc từ ngoài vào. Cortisol (corticoid) trong cơ thể do tuyến thượng thận tiết ra. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo; giúp cân bằng nước và muối khoáng; hỗ trợ hoạt động của tim mạch, thần kinh, cơ xương. Nếu bị bệnh nào đó, ví dụ: viêm họng, sốt… bác sĩ cho dùng phối hợp kháng sinh và corticoid trong khoảng năm – bảy ngày để vừa diệt vi trùng vừa kháng viêm.
Thế nhưng, trên thực tế, không ít phụ nữ sử dụng corticoid không theo toa bác sĩ, như dùng corticoid pha kem làm trắng da mà hậu quả là da bị teo, lão hóa sớm. Corticoid có tác dụng giữ nước, khiến người sử dụng trở nên “phì nhiêu” hơn, nặng cân hơn nên được không ít “lang băm” bỏ vào thuốc trị biếng ăn. Đối tượng sử dụng corticoid thường là người cao tuổi và trẻ em. Hậu quả: loãng xương, dễ gãy xương ở người cao tuổi và ngăn cản sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Theo TS Phạm Văn Bùi – Phó giám đốc BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM, lạm dụng corticoid sẽ bị teo tuyến thượng thận, dẫn đến mắc nhiều bệnh khác rất nguy hiểm.
Làm sao kích thích cơ thể sản xuất “thuốc”? Điều kiện đầu tiên: chỉ sử dụng thuốc khi cần và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để không rơi vào tình huống như ví dụ về corticoid nêu trên. Trong trường hợp cảm, ho, sổ mũi… hãy để cơ thể “chiến đấu”, còn chúng ta trợ lực bằng cách nghỉ ngơi, dùng món ăn dễ tiêu. Tuy nhiên, không nên “khoán trắng” cho cơ thể mà phải… giám sát. Nếu thấy ngày càng khỏe, chứng tỏ cơ thể đang trong thế thắng, nếu ngày càng mệt tức là cơ thể cần thêm “viện binh”. Lúc này, nên đi bác sĩ để được tư vấn, điều trị phù hợp. Nên nghỉ ngơi ngay khi cơ thể đòi “đình công” bằng các dấu hiệu: mỏi mệt, đau nhức, buồn ngủ… Thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thanh toán “chất thải”, giúp phục hồi sinh lực. Khi cơ thể suy yếu, rất dễ bị mầm bệnh tấn công.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng – cố vấn Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM, cho biết: “Khi chúng ta có cảm giác tức giận, ngay lập tức cơ thể tăng tiết adrenalin làm tăng nhịp tim và huyết áp. Nếu cơ thể thường xuyên căng thẳng, mất ngủ thì các tuyến trong cơ thể sẽ hoạt động sai lệch, dẫn đến dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa”.
Đối với phụ nữ, giai đoạn mệt mỏi nhất là tiền mãn kinh, mãn kinh. Để giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn này một cách êm ái, Tây y dùng biện pháp bổ sung nội tiết tố tổng hợp từ ngoài vào cơ thể. Còn Đông y lại chọn cách kích thích cơ thể sản xuất “thuốc” như: châm cứu, xoa bóp. Với kim châm và sự am hiểu về huyệt đạo, các lương y sẽ kích thích cơ thể tiết ra những nội tiết tố hay những chất dẫn truyền thần kinh trung gian như endorphin để giảm đau… Thế nhưng, chỉ tác động thôi chưa đủ, có thể chủ động tạo ra “thuốc” cho cơ thể bằng sự rèn luyện mỗi ngày qua các bài tập yoga, thiền, dưỡng sinh…
Theo VNE
Cảnh báo phản ứng phụ của thuốc chứa paracetamol
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa gửi văn bản yêu cầu các công ty đăng ký, sản xuất thuốc chứa hoạt chất paracetamol phải cập nhật, cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da.
Paracetamol là hoạt chất có trong nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt, được sử dụng khá phổ biến, và vẫn được coi là thuốc lành, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, gần đây Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã ra cảnh báo liên quan đến tính an toàn của các thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-paraminophenol) sau khi phân tích dữ liệu của hệ thống báo cáo phản ứng có hại của thuốc và đánh giá các bằng chứng khoa học liên quan. Những thuốc này có thể gây các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao.
Theo FDA, những phản ứng phụ nghiêm trọng này bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN - toxic epidermal necrolysis) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP - acute generalized exanthematous pustulosis). Bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ này bất cứ lúc nào, bao gồm cả ở người lần đầu tiên sử dụng paracetamol. Một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác như các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng đã được biết có gây ra tác dụng phụ trên da.
Trước thông tin này, đồng thời căn cứ trên kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc - Bộ Y tế, Cục quản lý dược đã yêu cầu các công ty đăng ký, sản xuất thuốc chứa hoạt chất paracetamol phải cập nhật, cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da.
Cụ thể, với các thuốc chứa hoạt chất paracetamol đã được cấp phép lưu hành trên thị trường thì phải cập nhật, bổ sung vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc với mục "Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc" với nội dung "Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như: hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính".
Trên văn bản này, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Văn Thanh, yêu cầu các công ty phải bổ sung vào mục "Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc" với nội dung "Phản ứng phụ trên da dù tỷ lệ không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng".
Thuốc chứa Paracetamol có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Ảnh minh họa:Medimoon.com.
Cục Quản lý dược cũng gửi văn bản, yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, các bệnh viện phải tăng cường theo dõi, xử trí đối với trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol. Nếu phát hiện người bệnh sử dụng paracetamol bị các phản ứng trên da nghiêm trọng hoặc các tác dụng không mong muốn thì phải ngưng dùng thuốc ngay và tìm thuốc hạ sốt khác thay thế. Những bệnh nhân từng bị phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol thì không được dùng thuốc trở lại và mỗi khi khám chữa, bệnh phải báo cho nhân viên y tế biết.
Triệu chứng của các hội chứng nguy hiểm do phản ứng phụ của các thuốc chứa paracetamol được mô tả:
- Hội chứng Steven-Johnson (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương.
- Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): Là thể dị ứng thuốc nặng nhất, bao gồm các tổn thương đa dạng ở da (ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan toả khắp người), tổn thương niêm mạc mắt (viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc), tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá (viêm miệng, trượt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột), tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu. Ngoài ra, còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hoá, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... tỷ lệ tử vong đến 15-30%.
- Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Theo VNE
Béo phì do dùng thuốc... giảm cân Một cựu người mẫu Nga đã phải "bỏ nghiệp" sau khi uống thuốc để giảm cân nhưng lại trở nên béo phì. Katherine, 19 tuổi, người mẫu đến từ thành phố Krasnoyarsk, đã phải đối mặt với một "hệ quả" không mấy dễ chịu sau khi quyết định sử dụng thuốc giảm cân LiDa. Một năm trước, cô nhận được rất nhiều lời...