Trồng cọ dầu, kiếm tiền tỷ
Có ai nghĩ trên vùng đất lung phèn nặng như huyện Bình Chánh (TP.HCM) lại xuất hiện nông trại cây cọ dầu rộng hàng chục ha? Thế mà nông dân (ND) xã Bình Lợi đã kiếm tiền tỷ trên vùng đất này với những cây trồng mới.
Tôi vẫn nghĩ, cây cọ dầu không thể thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng trên vùng đất Bình Lợi vốn lung phèn nặng và khả năng ngập úng cao, bởi cây cọ dầu phát triển tốt trên đất pha cát và ưa nơi có nhiều nắng. Thế nhưng, khi chứng kiến thực tế cây cọ dầu phát triển tốt và cho năng suất trái cao, mới thấy chủ nhân của nông trang này không phải… “ném tiền qua cửa sổ”.
Dám đột phá mới có ăn!
Anh Phú đưa đoàn thương nhân Italia tham quan vườn cọ dầu. T.Đ
Nhằm hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng mai vàng và chuyển giao giống cho các hộ ND trồng mai ở xã Bình Lợi.
Như đã hẹn, tôi cùng nhóm thương nhân Italia đến nông trang cây cọ dầu của anh Lê Phong Phú (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh). Trong phân xưởng nhỏ, anh Phú cùng hai công nhân đang ép dầu. Trong khi ông Ianiele Miccione – một nhà báo của tờ La Gazzetta Dello Sport cùng đi chung đoàn tỏ ra khá thích thú khi thấy mấy ND Việt vật lộn với cái máy ép dầu cọ thủ công, thì vợ ông – một thương nhân, lại luôn miệng hỏi anh Phú về quy trình sản xuất và giá bán dầu cọ tại thị trường Việt Nam hiện ra sao. Bà cho hay, tại Italia, thị trường rất chuộng dầu cọ vì không nặng mùi khi sử dụng như các loại dầu ăn khác.
Theo anh Phú, mỗi ngày anh thu hoạch khoảng 2-3 tấn trái cọ dầu. Sau quy trình ép dầu, anh thu khoảng 500kg dầu thô. Hiện, anh bán dầu thô này cho các xưởng sản xuất công nghiệp chứ chưa tinh luyện để làm dầu ăn. “Tôi trồng cọ dầu để lấy trái. Mỗi quầy trái có thể cân nặng khoảng 10kg. Sau khi thu hoạch, toàn bộ quả (cùi thịt, hạt) đều được dùng để sản xuất xà phòng và dầu ăn. Tuy nhiên, tại xưởng mới chỉ làm dầu thô vì chưa trang bị quy trình tinh luyện dầu. Các phẩm cấp dầu cọ thu được từ hạt hay cùi thịt như bã sẽ được dùng làm phân bón và thức ăn cho gia súc, gia cầm” – anh nói.
Hiện, anh Phú trồng gần 50ha cây cọ dầu. Phần lớn diện tích này tại xã Bình Lợi, số còn lại ở các tỉnh Long An, Bình Thuận. Theo tính toán, mỗi ha cọ dầu được thu hoạch quanh năm sẽ cho sản lượng vào khoảng 10 tấn quả. Từ đây, có thể sản xuất được 3 tấn dầu cọ từ vỏ quả và 250kg dầu cọ từ hạt.
Không những vậy, trên đất Bình Lợi còn hình thành một làng mai rộng khoảng 200ha với 200 hộ ND sản xuất. Chỉ tính riêng trong Câu lạc bộ Sinh vật cảnh xã Bình Lợi hơn chục thành viên thì mỗi năm xuất bán 200.000 cây nguyên liệu, hàng ngàn cây thành phẩm. Ông Phan Tiến Đạt – Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, mỗi năm nông trại của ông xuất bán hơn 1.000 cây mai thành phẩm, thu nhập vài tỷ đồng.
Video đang HOT
Chỉ dấu phát triển
Bình Lợi là xã thuần nông, thuộc diện nghèo nhất huyện Bình Chánh. Diện tích đất tự nhiên của xã khoảng 1.900ha, trong đó có gần 1.600ha đất nông nghiệp. Hiện xã đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Phan Tiến Đạt, trước đây vùng đất Bình Lợi được thành phố quy hoạch trồng cây dứa cayene theo Chương trình “hai cây hai con”. “ND cày ải riết mà có thấy đời sống khấm khá lên đâu. Đất phèn ngày càng bạc màu, cây dứa ngày càng còi cọc, năng suất đi xuống trông thấy. Cây dứa cayene “chết” từ đó. Bỏ cây dứa, ND chuyển sang trồng mía. Cho đến giờ giá mía vẫn bấp bênh, đời sống ND cũng 3 chìm, 7 nổi” – ông Đạt cho hay.
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, xã Bình Lợi đã chỉ đạo người dân chăm lo sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các mô hình kinh tế hiệu quả trên địa bàn được nhân rộng như: Trồng dừa xiêm Mã Lai, mai vàng, cá kiểng, ổi… “Khi mới triển khai, xã gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do các mô hình chuyển đổi cây trồng trước đó như dứa cayene hay chanh đều thất bại, khiến người dân mất niềm tin và nghi ngờ các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, các mô hình chuyển đổi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế nên bà con hăng hái tham gia” – ông Trương Thái Ngọc – Chủ tịch UBND xã Bình Lợi nói.
Theo Danviet
Hành trình làm giả hài cốt kiếm tiền tỷ của 'cậu Thủy'
Để việc lừa đảo trót lọt, Thúy &'đạo diễn' cho đàn em đào bới hàng loạt mộ phần trộm hài cốt. Hành vi của &'cậu Thủy' và nhóm tay chân không chỉ khiến thân nhân người quá cố vừa bức xúc vừa đau xót, mà còn khiến cả xã hội căm phẫn.Kiếm tiền trên xương cốt người quá cố
Ngày 10/12/2011, cán bộ quản trang tại Nghĩa trang liệt sỹ Tuyên Hóa (Quảng Bình) bất ngờ phát hiện nhiều phần thân mộ vô danh bị cạy phá nên đã báo cáo cơ quan chức năng. Thời gian sau đó, nhiều nghĩa trang tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cũng có hiện tượng tương tự.
Tất cả những sự việc này đều do tay &'cậu Thủy' đạo diễn cho đám đàn em, liều lĩnh cạy phá các mộ phần vào ban đêm để bới tìm xương cốt rồi mang đi. Hành vi táng tận lương tâm này nhằm thực hiện cho chiêu trò lừa đảo làm hài cốt giả.
Tập đoàn lừa đảo trước vành móng ngựa.
Theo thống kê, &'cậu Thủy' đã chỉ đạo đàn em đào trộm khoảng 70 bộ hài cốt chưa biết tên, rải rác ở các nghĩa trang liệt sỹ thuộc các tỉnh Bình - Trị - Thiên. Giấc ngủ của những người lính Vô danh ngã xuống trên chiến trường đã bị quấy phá bởi những kẻ tham tiền đến mức vô nhân tính!
Cáo trạng của VKSND Quảng Trị như những thước phim chiếu chậm hành trình làm giả hài cốt của &'cậu Thủy' và đồng bọn; mà đọc đến câu chữ nào, người ta cũng có cảm giác vừa rùng mình vừa căm phẫn hành vi của nhóm người này.
Ngày hôm sau, Thúy chỉ đạo đàn em đi tìm địa điểm phù hợp để chôn, làm giả nơi có hài cốt liệt sỹ. Giữa đêm, Thúy cùng cả nhóm đem túi đựng hài cốt, bao ni lông đựng đất đen và một số đồ dùng đến địa điểm đào hố chôn. Các đối tượng dùng thuổng, xẻng đào hố rồi chôn hài cốt một cách tinh vi, ngụy tạo hiện trường nhằm thực hiện mưu đồ lừa đảo.Sáng 10/7/2013, sau khi nhận &'đặt hàng' tìm kiếm 3 phần mộ liệt sỹ thất lạc Tạ Văn Tín, Nguyễn Như Hổ và Hoàng Văn Thành; &'tập đoàn' của Thúy di chuyển vào Quảng Trị. 22h đêm, Thúy dẫn đàn em đến cây xăng Ngô Đồng 3 ở Hải Thượng (Hải Lăng), nơi cất dấu số hài cốt đào trộm trước đó. Cả nhóm lấy xương cốt đem về khách sạn nghỉ qua đêm.
Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đi khắp nhiều tỉnh để làm giả các hài cốt liệt sỹ. Bẵng đi một thời gian, &'cậu Thủy' dẫn các gia đình đi tìm mộ. Nén nhang của kẻ vô lương tâm đã cắm xuống những nơi định sẵn, trong niềm vui ứa trào nước mắt của các gia đình vốn đặt trọn niềm tin nơi &'cậu'!
&'Quả đắng' cho tập đoàn lừa đảo
Tháng 3/2013, cơ quan điều tra sau quá trình thu thập thông tin đã bắt giữ Nguyễn Văn Thúy tại nhà riêng ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh). Một &'tập đoàn' chuyên lừa đảo dựa trên niềm tin mù quáng của người dân để chiếm đoạt hàng tỷ đồng, lần lượt tra tay vào còng.
Chân dung &'cậu Thủy', kẻ đạo diễn cho hàng loạt vụ đào trộm hài cốt, tạo mộ giả và thu hàng tỷ đồng phi pháp.
Cơ quan chức năng đã truy tố Nguyễn Văn Thúy, Mẫn Thị Duyên, Mẫn Đức Phương, Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Anh Chiều tội &'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và tội &'Xâm phạm mồ mả, hài cốt'. Đối tượng Nguyễn Văn Hoành, ngoài hai tội đanh trên còn bị truy tố thêm tội &'Trộm cắp tài sản'.
Từ chỗ dẫn con cái, em út vào đường &'làm ăn' phi pháp, vô nhân tính; kết cục Thúy đã lại phải dẫn cả nhóm ra trước vành móng ngựa!
Phiên tòa diễn ra chỉ trong ngày 16/10/2015, trước sự theo dõi của cả trăm người dân địa phương. Rất đông phóng viên báo chí cũng túc trực đưa tin, cập nhật cho dư luận cả nước. Có lẽ từ rất lâu rồi, một phiên tòa diễn ra tại Quảng Trị lại được xã hội quan tâm như vậy.
Rất đông người dân địa phương theo dõi phút tuyên án nhóm lừa đảo.
Tại phiên tòa, đại diện VKSND giữ quyền công tố đã nhấn mạnh hành vi lừa đảo của Thúy và đồng bọn là &'vô nhân đạo'.
Đáng nói hơn, &'cậu Thủy' và đám tay chân đã xúc phạm đến niềm tin, tình cảm thiêng liêng của hàng loạt gia đình thân nhân liệt sỹ, xâm phạm đến mộ phần của hàng chục người quá cố. Đó là hành vi gây căm phẫn cho toàn xã hội!
Tập đoàn của &'cậu Thủy' đã lấy trộm khoảng 70 bộ hài cốt của các Liệt sỹ chưa biết tên tại Quảng Bình(20 mộ); Quảng Trị (khoảng 30 mộ); Thừa Thiên - Huế (20 mộ).
Số tiền mà nhóm của Thúy đã lừa đảo khoảng hơn 8 tỷ đồng, trong đó riêng của công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội là 7 tỷ đồng.
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Văn Thúy đã thừa nhận những hành vi phạm tội của mình. Tuy thế khi chủ tọa hỏi &'Hài cốt là thứ thiêng liêng, hài cốt liệt sỹ còn thiêng liêng gấp bội, sao bị cáo có thể làm những việc vô đạo như thế?"; bị cáo Thúy im lặng không đáp.
Nếu trả lời được câu hỏi này ngay từ đầu, thì có lẽ Thúy đã không làm những việc vô luân, bị cả xã hội lên án, xỉ vả!
Kết thúc phiên tòa, Thúy đã phải nhận bản án cao nhất trong khung hình phạt là tù chung thân. Vợ Thúy, bị cáo Mẫn Thị Duyên lĩnh 25 năm tù; Mẫn Đức Phương 18 năm tù, Nguyễn Trường Sơn (18 năm), Nguyễn Anh Chiều (5 năm), Nguyễn Văn Hoành (23 năm).
Đó là kết cục xứng đáng cho tập đoàn lừa đảo vì đồng tiền mà làm những việc vô đạo. Tuy thế, bản án lương tâm - nếu Thúy và đồng bọn còn có chút lương tri - có lẽ mới là thứ nặng nề, sẽ dày vò đeo đẳng suốt đời!
Cao Thái
Theo VNN
Chàng trai 9x kiếm tiền tỷ... từ kinh doanh bể cá mini Ý tưởng sáng chế những chiếc bình cá mini có thiết kế nhỏ gọn làm quà tặng hay đặt trên bàn làm việc đã mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng/ tháng cho anh Đào Nguyễn Quang Linh ở Gia Lâm - Hà Nội. Chàng trai 9x kiếm tiền tỷ... từ kinh doanh bể cá mini Sinh năm 1992, Đào Nguyễn Gia...