Trồng chơi chơi loại dừa xiêm lùn tẹt, ai ngờ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Kiệt “ dừa xiêm” là cái tên mới nổi ở ấp 6, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, của anh Trần Văn Kiệt.
Kiệt “dừa xiêm” là cái tên mới nổi ở ấp 6, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, của anh Trần Văn Kiệt. Bởi anh là người duy nhất trong xã trồng giống dừa xiêm lùn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Kiệt bên vườn dừa của mình.
Lần theo địa chỉ, chúng tôi tìm đến nhà anh Kiệt trong lúc có khá đông người lui tới. Cái lạ là khi ra về, ai nấy cũng đều tay sách, nách mang lỉnh kỉnh những trái dừa khô. Hỏi ra mới biết bà con là người từ địa phương khác lẫn người sở tại đến nhà anh Kiệt mua dừa giống về trồng. Một chị trong nhóm nói với tôi: “Giống dừa này không phải là dừa lạ, hay khan hiếm ở miệt Bến Tre, Trà Vinh, nhưng ở đây thì không thấy. Trong khi đó, cây dừa giống bán trôi nổi dưới sông thì không thiếu gì, ngặt cái mình có biết cây nào là dừa xiêm lùn, hay dừa xiêm cao, thôi chịu khó tìm mua tận gốc tại vườn là chắc ăn hơn”.
Như để rộng đường tìm hiểu thêm thông tin về giống dừa xiêm lùn, anh Kiệt cho biết đặc điểm của giống dừa xiêm lùn xanh này rất dễ trồng, không kén đất, thích nghi nhanh với từng loại đất. Chỉ trong khoảng thời gian sau 20 tháng trồng thì dừa bắt đầu cho ra lưỡi mèo và đúng 24 tháng là dừa cho thu hoạch trái. Ưu điểm nổi bật của giống dừa này là cây thấp, vừa tầm tay với hái không phải leo trèo như các giống dừa khác. Năng suất trái cũng khá cao, trung bình mỗi buồng (quày) có thể đậu được từ 20-25 trái, vỏ trái mỏng, gáo to, nhiều nước uống rất ngọt. Có thể nói đây là giống dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài cho người trồng, nhất là không tốn nhiều công chăm sóc, trồng được trên các vùng đất trũng phèn, ngay cả muốn cải tạo đất vườn trồng cây lâu năm không hiệu quả…
Video đang HOT
Theo chân anh Kiệt, tôi và một số bà con khác đi một vòng quanh khu vườn dừa của anh rộng khoảng 2.000m2, dừa không cao lắm nhưng cây nào trái cũng sai oằn. Anh Kiệt nói như khoe: “Giống dừa xiêm lùn này chiều cao của nó cũng khác hơn những loại dừa thông thường. Không phải chờ đến độ cao 5-7m mới ra hoa kết trái, chỉ sau 2 năm trồng thì đã chi chít trái, mật độ trái dày và nặng, 1 buồng 2 người khiêng, vì vậy khi hái trái không cần phải leo trèo như những giống dừa khác”.
Theo quan sát của chúng tôi, trên mỗi buồng dừa nhà anh Kiệt có từ 20-30 trái, mỗi trái nặng khoảng 1,3-1,5kg, chặt thử 1 trái thấy vỏ dừa rất mỏng, gáo dừa to, lượng nước bên trong khá nhiều và nước dừa rất ngọt. Anh Kiệt khẳng định: “Mặc dù mới thu hoạch trái năm đầu tiên, cây dừa cũng mới bước sang tuổi thứ 3 mấy tháng, nhưng năng suất trái tính ra đạt từ 250 đến hơn 300 trái/cây/năm”. Tuy nhiên, lúc này cây dừa cho trái chưa đều, phải chờ khi dừa bước sang tuổi thứ 5 trở lên thì cây mới có thể cho trái ổn định và kéo dài thời gian đến khoảng 30 năm, nếu người trồng chăm sóc, bón phân đầy đủ và không bị sâu bệnh gây hại làm chết cây.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trồng dừa, anh Kiệt cho rằng giống dừa này rất dễ trồng, nhưng muốn dừa mau bén đất, phát triển nhanh, trước khi trồng phải đào lỗ sâu khoảng vài mươi phân, rồi phủ lên một lớp phân hữu cơ xuống đầy hố, sau đó đặt cây dừa con lên mặt phân oai mục, rồi lấp đất lại để giữ cứng thân dừa. Nước là khâu quan trọng nên phải thường xuyên tưới cho cây dừa trong những ngày đầu mới trồng. Bên cạnh đó bón thêm một ít phân hỗn hợp cho cây sau một tuần trồng để cây dừa mau phát triển. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước theo những gì anh học hỏi được từ những người trồng dừa đi trước, hay trên báo, đài… nên hơn 160 gốc dừa của anh luôn sống khỏe, năng suất trái như mong đợi.
Với khoảng cách 7 ngày anh hái trái 1 lần, mỗi lần được hơn 200 trái dừa khô, anh bán với giá 20.000 đồng/trái, riêng dừa trái đã qua khâu ươm giống lên thành cây, vô bầu, anh bán ra 35.000 đồng/trái. Hiện tại, dừa khô giống không đủ bán theo đơn đặt hàng của bà con, người đặt mua nhiều buộc phải đợi cả tháng mới có. Mấy ông lái dừa tươi bỏ mối cho quán nước ngày nào cũng ghé hỏi mua, anh thì không bán vì không phải chê dừa tươi bán giá rẻ mà chẳng qua anh muốn chia sẻ với bà con nông dân những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu sau này họ trồng, họ sẽ có được nguồn thu nhập khá hơn để cải thiện cuộc sống gia đình.
Chia tay anh Kiệt khi xế chiều, trong căn nhà tường kiên cố khang trang của anh vẫn giòn giã tiếng cười vui của những vị khách đến mua dừa. Đây thật sự là tín hiệu vui hứa hẹn một cây trồng mới đầy tiềm năng cho vùng đất Hậu Giang.
Chưa xác định được 'thủ phạm' khiến sông Cái Lớn ô nhiễm đen kịt
Liên quan đến sự cố ô nhiễm sông Cái Lớn ở Hậu Giang hồi năm 2019, theo kết quả bước đầu, nguyên nhân chính là do hoạt động xả thải của nhà máy đường.
Tuy nhiên, sau khi Tổng cục Môi trường vào cuộc, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính.
Như Tiền phong đã phản ánh, từ ngày 22/3-2/5/2019, sông Cái Lớn và các kênh nhánh thuộc địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt, gây thiệt hại về thủy sản nuôi và làm đảo lộn đời sống của người dân.
UBND tỉnh Hậu Giang sau đó báo cáo Bộ TN&MT để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, chỉ đạo Sở TN&MT khẩn trương phối hợp với các đơn vị hữu quan và chính quyền địa phương rà soát các nguồn thải, thu thập, xác minh dữ liệu chuyên ngành về môi trường.
Kết quả xác minh bước đầu cho thấy nguồn nước sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Cty Long Mỹ Phát).
Nhà máy đường Long Mỹ Phát. Ảnh: NH
Tuy nhiên, thông tin tại buổi giao ban báo chí hôm 15/7/2020, ông Trương Cảnh Tuyên -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cũng đã vào kiểm tra nhưng vẫn chưa xác định được tác nhân chính gây ra ô nhiễm.
"Nhà máy đường Long Mỹ Phát là một trong những nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ở đây có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, như nguồn chăn nuôi, nguồn đốt rơm rạ... nên Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng không đủ cơ sở xác định đâu là nguồn chính" - ông Tuyên cho hay.
Trước đó, ngày 23/7/2019, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định xử phạt Cty Long Mỹ Phát 714 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cty trong thời gian 4,5 tháng; buộc cty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh...
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đến nay địa phương vẫn chưa cho phép nhà máy trên hoạt động trở lại vì cty chưa thực hiện quyết định, cụ thể là chưa nộp phạt và báo cáo khắc phục, thậm chí còn khiếu nại.
"Chúng tôi cũng đã tiến hành đối thoại nhưng phía cty vẫn tiếp tục không đồng ý và hiện có ý định khởi kiện ra tòa. Dù như thế nào, chúng tôi khẳng định là phải xử lý nghiêm minh vấn đề này" - ông Tuyên nói.
Về tình hình thiệt hại, tổng số hộ bị thiệt hại ở huyện Long Mỹ là 8 hộ và thị xã Long Mỹ là 16 hộ, ước tổng thiệt hại gần 400 triệu đồng, đến nay người dân vẫn chưa nhận được hỗ trợ.
Theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, ở đây chỉ có thể hỗ trợ chứ không phải bồi thường, vì bà con nuôi thủy sản trên sông là vi phạm an toàn giao thông thủy. Hiện địa phương đang xem xét để hỗ trợ cho bà con bớt khó khăn nhưng phải có cơ sở phù hợp vì tiền hỗ trợ là lấy từ ngân sách.
Vùng đất nuôi tôm luân canh trên đất lúa, ít phải cho ăn mà lại bắt được nhiều Những ngày này, nông dân ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), đang bước vào vụ thu hoạch tôm sú nuôi trên đất lúa. Dù chỉ mới đầu vụ nhưng năng suất tôm năm nay đạt khá làm nhiều hộ nuôi tôm phấn khởi. Lương Nghĩa là một trong những xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở huyện Long...